Bạn đang xem bài viết Vật Lí 9 Bài 33: Dòng Điện Xoay Chiều Soạn Lý 9 Trang 90, 91, 92 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Chiều của dòng điện cảm ứng
– Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
– Nếu ta liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn
Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.
II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường
Kết luận: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Làm thí nghiệm và chỉ rõ đèn nào sáng trong hai trường hợp:
+ Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
+ Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây.
Từ đó cho biết chiều của dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên có gì khác nhau.
Gợi ý đáp án
Mắc hai đèn LED đỏ và vàng song song ngược chiều nhau vào hai đầu của cuộn dây kín như hình 33.1 SGK:
+ Khi đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên, một đèn LED sáng lên.
+ Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm, đèn thứ hai sáng lên.
Vậy dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng mà chuyển sang giảm.
Hãy phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi thế nào khi cho thanh nam châm quay quanh một trục thẳng đứng trước cuộn dây dẫn. Từ đó suy ra dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có chiều biến đổi như thế nào khi nam châm quay.
Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
Gợi ý đáp án
Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây, thì số đường sức từ qua S giảm. Khi nam châm quay liên tục quanh một trục thẳng đứng như trong hình thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S liên tục tăng giảm. Khi đó dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
Trên hình 33.3 vẽ một cuộn dây kín có thể quay quanh trục thẳng đứng trong từ trường của một nam châm. Hãy phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên như thế nào khi cuộn dây quay, từ đó suy ra nhận xét về chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn.
Gợi ý đáp án
Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 đến vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây quay tiếp từ vị trí 2 thì số đường sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
Advertisement
Trên hình 33.4 vẽ một cuộn dây dẫn kín có thể quay trong từ trường của một nam châm. Hai đèn LED khác nhau, mắc song song ngược chiều vào hai đầu cuộn dây tại cùng một vị trí. Khi cho cuộn dây quay, hai bóng đèn bật sáng, vạch ra hai nửa vòng sáng đối diện nhau. Giải thích tại sao mỗi bóng đèn chỉ sáng trên nửa vòng tròn.
Gợi ý đáp án
Khi khung quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung tăng, một trong hai đèn LED sáng. Trên nửa vòng tròn sau, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng. Khi khung quay nhanh, hai bóng đèn vạch ra hai nửa vầng sáng đối diện nhau.
Vật Lí 9 Bài 16: Định Luật Jun – Lenxo Soạn Lý 9 Trang 45
Trong đó:
+ lần lượt là khối lượng, nhiệt dung riêng và nhiệt độ ban đầu của vật thu nhiệt
+ lần lượt là khối lượng, nhiệt dung riêng và nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt
+ : nhiệt độ sau cùng của vật
Giải bài tập Vật lí 9 trang 45 Câu C1Hãy tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên.
Gợi ý đáp án
+ Điện năng A = I2Rt = (2,4)2.5.300 = 8640 J.
Câu C2Hãy tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó.
Gợi ý đáp án
+ Nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được: Q = Q1 + Q2; trong đó
Nhiệt lượng nước nhận được Q1 = c1m1 ∆to = 4200.0,2.9,5 = 7980 J.
Nhiệt lượng bình nhôm nhận được Q2 = c2m2 ∆to = 880.0,078.9,5 = 652 J.
Vậy Q = 7980 + 652 = 8632 J.
Câu C3Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh.
Gợi ý đáp án
+ So sánh: Ta thấy A lớn hơn Q một chút. Điện năng tiêu thụ đã có một ít biến thành nhiệt lượng được truyền ra môi trường xung quanh.
Câu C4Hãy giải thích điều nêu ra trong phần mở đầu của bài: Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên?
Gợi ý đáp án
Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng được mắc nối tếp nhau. Theo định luật Jun – Len-xơ, nhiệt lượng tỏa ra ở dây tóc và dây nối tỉ lệ với điện trở của từng đoạn dây. Dây tóc có điện trở lớn nên nhiệt lượng tỏa ra nhiều, do đó dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng. Còn dây nối có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng tỏa ra ít và truyền phần lớn cho môi trường xung quanh, do đó dây nối hầu như không nóng lên và có nhiệt độ gần như nhiệt độ của môi trường.
Advertisement
Câu C5
Một ấm điện có ghi 220V – 1 000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước 4 200 J/kg.K.
Gợi ý đáp án
Ấm điện được dùng hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức nên công suất P của nó cũng chính bằng công suất định mức (1000W).
Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, nên nhiệt lượng Q để đun sôi nước sẽ chính bằng lượng điện năng A mà ấm đã tiêu thụ.
Ta có:
+ A=Pt
+
Lại có:
, từ đó suy ra:
Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Học (Lớp 9, Học Kì Ii) Soạn Văn 9 Tập 2 Bài 33 (Trang 181)
Soạn bài Tổng kết phần văn học
Chính vì vậy, chúng tôi sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Tổng kết phần văn học. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh.
Soạn bài Tổng kết phần văn họca. Văn học dân gian
– Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giày; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.
– Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh.
– Truyện cười: Treo biển; Lợn cưới, áo mới.
– Ngụ ngôn: Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Ếch ngồi đáy giếng.
– Ca dao – dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm.
– Tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội.
– Sân khấu (chèo): Quan Âm Thị Kính.
b. Văn học trung đại
– Truyện, ký: Con hổ có nghĩa; thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Chuyện người con gái Nam Xương; Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; Hoàng Lê nhất thống chí.
– Thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng, Bài ca Côn Sơn, Sau phút chia li, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà.
– Truyện thơ: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên
– Văn nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo), Bàn luận về phép học.
c. Văn học hiện đại
– Truyện, kí:
Truyện: Dế Mèn phiêu lưu ký; Đất rừng phương Nam; Quê nội; Bức tranh của em gái tôi; Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu; Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc, Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi.
Kí: Cô Tô, Lao xao.
– Tùy bút: Cây tre Việt Nam, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi.
– Thơ: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Từ ấy, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Vội vàng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng, Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng bác, Sang thu, Nói với con…
– Văn nghị luận: Thuế máu, Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
– Kịch: Bắc Sơn, Tôi và chúng ta.
Câu 2. Đọc lại các chú thích (*) ở những bài đầu của các cụm bài cùng một thể loại trong văn học dân gian, ghi lại các định nghĩ về từng thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao dân ca, tục ngữ, chèo.
– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí…)
Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)
– Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
– Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
– Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
– Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội).
– Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình.
Câu 3. Trong bộ phận văn học viết Việt Nam thời trung đại (từ thế kỉ X đến kết thế kỉ XIX) được học trong chương trình Ngữ văn THCS có những thể loại nào? Ghi lại tên các tác phẩm đã học theo từng thể loại.
Gợi ý:
a. Truyện, kí
Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Truyền kì: Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục)
Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí.
Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tùy bút).
b. Thơ
Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà; Thiên Trường vãn vọng.
Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh.
Thất ngôn bát cú: Qua đèo ngang; Bạn đến chơi nhà; Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Đập đá ở Côn Lôn; Muốn làm thằng Cuội.
Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê; Hai chữ nước nhà; Sau phút chia li.
Lục bát: Côn Sơn ca.
Thơ Nôm: Bánh trôi nước.
c. Truyện thơ: Truyện Kiều; Truyện Lục Vân Tiên.
d. Văn nghị luận
Chiếu: Chiếu dời đô
Hịch: Hịch tướng sĩ.
Cáo: Bình Ngô đại cáo.
Tấu: Bàn luận về phép học.
Câu 4. Các văn bản thuộc văn học hiện đại Việt Nam đã cho em làm quen với những thể loại nào? Trong từng thể loại, phương thức biểu đạt nào có vị trí chủ đạo?
– Những thể loại văn học hiện đại: Thơ mới, truyện ngắn, truyện vừa, kịch nói, kí, văn xuôi…
– Phương thức biểu đạt chính:
Truyện ngắn, kịch nói: tự sự, có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Thơ tự do: biểu cảm, có kết hợp miêu tả.
Văn xuôi: tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
Địa Lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp Theo) Soạn Địa 9 Trang 89
a) Nông nghiệp.
– Năng suất lúa, bình quân lương thực có hạt theo đầu người còn thấp (Năm 2002 đạt 333,7 kg/người).
– Biện pháp: đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
– Kết quả:
+ Phát triển các vựa lúa chính ở đồng bằng Thanh Hóa, Nghê An, Hà Tĩnh.
+ Mở rộng diện tích một số cây công nghiệp hằng năm: lạc, vừng…
+ Trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò ở vùng núi phía Tây.
+ Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển phía đông.
+ Triển khai mô hình kết hợp nông – lâm kết hợp, trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
b) Công nghiệp.
– Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
– Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng:
+ Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Ngoài ra, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
– Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
c) Dịch vụ.
* Giao thông:
– Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không
– Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.
* Du lịch.
– Du lịch bắt đầu phát triển nhờ phát huy tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn (nhiều hang động, bãi biển đẹp; di tích lịch sử, di sản văn hoá dân tộc).
– Số lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh.
– Thanh Hóa, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng:
+ Thành phố Thanh Hóa là trunng tâm công nghiệp lớn ở phía Bắc
+ Thành phố Vinh là hạt nhân hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của vùng.
+ Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn.
+ Bắc trung đang nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp bằng việc tăng cường đầu tư thâm canh trong sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản
Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Gợi ý đáp án
– Nông nghiệp:
+ Cây lúa được trồng thâm canh ở đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh.
+ Bình quân lương thực có hạt trên đầu người tăng từ 235,5kg/người năm 1995 lên 333,7kg/ người năm 2002
+ Một số cây công nghiệp hằng năm (lạc, vừng,…) được trồng với diện tích khá lớn.
+ Chăn nuôi trâu , nuôi trồng , đánh bắt thủy sản được phát triển.
+ Phát triển trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp.
+ Khó khăn: diện tích đất canh tác ít lại xấu, thiên tai thường xuyên xảy ra; dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển; đời sống dân cư rất khó khăn.
– Công nghiệp:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1995 – 2002 tăng rõ rệt.
+ Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liêu xây dựng là hai ngành có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ.
+ Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu khắp các địa phương.
Advertisement
+ Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế ở Bắc Trung Bộ?
Gợi ý đáp án
– Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:
Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế),…
Các vườn quốc gia: Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế),…
Các di tích lịch sử – văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An – quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,…
– Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế,..
Hoá Học 9 Bài 9: Tính Chất Hóa Học Của Muối Giải Hoá Học Lớp 9 Trang 33
1. Tác dụng với kim loại
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Ví dụ:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
2. Tác dụng với axit
Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Ví dụ:
AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muối
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Ví dụ:
AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4 ↓
4. Tác dụng với dung dịch bazơ
Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
Ví dụ:
K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO3↓
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
5. Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Ví dụ:
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.
Chú thích: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
Ví dụ:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:
a) Chất khí.
b) Chất kết tủa.
Viết các phương trình hóa học.
Gợi ý đáp án
a) Tạo ra chất khí, ví dụ muối cacbonat (CaCO3, Na2CO3, NaHCO3) hoặc dung dịch muối sunfit (Na2SO3) tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑ + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
b) Tạo chất kết tủa, ví dụ dung dịch muối (BaCl2, Ba(CH3COO)2, Ba(NO3)2 …) tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa BaSO4.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Ba(CH3COO)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CH3COOH
Hoặc những dung dịch muối bari tác dụng với dung dịch muối cacbonat (Na2CO3, K2CO3) tạo ra BaCO3 kết tủa.
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaNO3.
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.
Gợi ý đáp án
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
– Dùng dd NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm lần lượt cho vào từng mẫu thử trên:
+ Có kết tủa trắng xuất hiện đó là sản phẩm của AgNO3.
PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
+ Không có hiện tượng gì là CuSO4 và NaCl
– Dùng dung dịch NaOH có trong phòng thí nghiệm cho vào 2 mẫu còn lại:
+ Mẫu nào có kết tủa đó là sản phẩm của CuSO4.
PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
+ Còn lại là NaCl.
Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:
a) Dung dịch NaOH.
b) Dung dịch HCl.
c) Dung dịch AgNO3.
Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.
Gợi ý đáp án
a) Tác dụng với dung dịch NaOH là dung dịch các muối Mg(NO3)2 và CuCl2 vì sinh ra
Mg(OH)2 kết tủa, Cu(OH)2 kết tủa.
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
b) Không muối nào tác dụng với dung dịch HCl.
c) Tác dụng với dung dịch AgNO3 là dung dịch muối CuCl2 tạo AgCl kết tủa trắng.
CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu(NO3)2.
Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (0) nếu không:
Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb(NO3)2
BaCl2
Hãy viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).
Gợi ý đáp án
Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb(NO3)2 x x x o
BaCl2 x o x o
Phương trình hóa học của các phản ứng:
Pb(NO3)2 + Na2CO3 → PbCO3 ↓ + 2NaNO3
Pb(NO3)2 + 2KCl → PbCl2 ↓ + 2KNO3
Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 ↓ + 2NaNO3
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl.
Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
a) Không có hiện tượng nào xảy ra.
b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.
Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Gợi ý đáp án
Câu c đúng.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.
(Lưu ý: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)
Advertisement
Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.
a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.
Gợi ý đáp án
a) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng là AgCl
b) mAgCl=1,435 gam
c) dd sau phản ứng có chứa
0,015 (mol) CaCl2 dư
0,005 mol Ca(NO3)2
CMcaCl2=0,15M và CMca(NO3)2 = 0,05 M.
Câu 1: Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2CO3). Chất khí nào sinh ra?
A. Khí hiđro
B. Khí cacbon đioxit
C. Khí lưu huỳnh đioxit
D. Khí hiđro sunfua
Câu 2: Cho phương trình phản ứng sau: K2SO3 + 2HCl → 2KCl + X + H2O. Xác định công thức hóa học của X là:
A. SO2
B. CO2
C. H2
D. Cl2
Câu 3: Dung dịch tác dụng được với các dung dịch: Fe(NO3)2, CuCl2 là:
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch BaCl2
Câu 4: Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Zn(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:
A. Zn
B. Cu.
C. Fe.
D. Au.
Câu 5: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:
A. Quỳ tím
B. Dung dịch Ca(NO3)2
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch NaOH
Câu 6: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Thu được chất rắn nào sau đây:
A. CuCl2
B. CuO
C. Cu2O
D. Cu(OH)2
Soạn Sinh 9 Bài 32: Công Nghệ Gen Giải Bài Tập Sinh 9 Trang 95
Lý thuyết Sinh 9 Bài 32: Công nghệ gen
I. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
– Kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền) là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.
– Thể truyền: là 1 phân tử ADN nhỏ có khả năng tự nhân đôi 1 cách độc lập với hệ gen của TB cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào. Ví dụ: plasmit, virut hoặc 1 số NST nhân tạo…
– Các khâu của kĩ thuật gen:
+ Bước 1: Tách ADN của tế bào cho và phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut
+ Bước 2: Tạo ADN tái tổ hợp. ADN ở tế bào cho và ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép ADN tế bào cho và ADN làm thể truyền bằng enzim nối.
+ Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện
– Mục đích: tạo được các phân tử ADN lai tổng hợp ra những phân tử protein những sản phẩm biến đổi gen (vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật …).
– Công nghệ gen là: ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
II. Ứng dụng công nghệ gen
1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới
– Ứng dụng tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học (axit amin, protein, vitamin, enzim, hoocmon, kháng sinh …) với số lượng lớn và giá thành rẻ.
– Tế bào nhận dùng phổ biến hiện nay là chúng tôi và nấm men. Vì chúng có các ưu điểm: dễ nuôi cấy và có khả năng sinh sản nhanh → Tăng nhanh số bản sao của gen được chuyển gen.
– Ví dụ: dùng chủng chúng tôi được cấy gen mã hóa hoocmon insulin ở người trong sản xuất thì giá thành insulin rẻ hơn nhiều so với trước đây phải tách chiết từ mô động vật.
2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen
– Là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý (năng suất, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời gian bảo quản, khó bị dập nát …) vào cây trồng.
– Ví dụ:
+ Chuyển gen tổng hợp β – caroten (tiền vitamin A) tạo giống lúa giàu vitamin A.
+ Chuyển gen kháng sâu Bt tạo cây bông kháng sâu bệnh.
+ Chuyển gen kháng được nhiều loại thuốc diệt cỏ từ thuốc lá cảnh vào đậu tương, chuyển gen kháng virut gây thối vào củ khoai tây…
3. Tạo động vật biến đổi gen
– Thành tựu chuyển gen vào động vật còn hạn chế vì các hiệu quả phụ do gen được chuyển gây ra ở động vật biến đổi gen.
– 1 số thành tựu:
+ Trên thế giới,chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn lợn bình thường (xuất hiện các vấn đề: tim to, hay bị loét dạ dày, viêm da)…
+ Ở Việt Nam, chuyển được gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng ở người vào cá trạch.
III. Công nghệ sinh học
– Công nghệ sinh học là ngành sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
– Công nghệ sinh học bao gồm các lĩnh vực:
+ Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
+ Công nghệ chuyển nhân và phôi.
+ Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
+ Công nghệ lên men.
+ Công nghệ enzim/protein.
+ Công nghệ gen là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học.
+ Công nghệ sinh học y – dược.
Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam vì ngành công nghệ này có hiệu quả kinh tế và xã hội cao.
Trả lời câu hỏi Sinh học 9 trang 93❓Hãy trả lời các câu hỏi sau:
– Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích gì?
– Kĩ thuật gen gồm những khâu chủ yếu nào?
– Công nghệ gen là gì?’
Gợi ý đáp án
– Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận.
– Kĩ thuật gen gồm 3 khâu:
+ Khâu 1: Tách AND NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.
+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai), AND của tế bào cho và phân tử ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối.
+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
– Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
❓Hãy trả lời các câu hỏi sau
– Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào?
– Tại sao Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam?
Trả lời:
– Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ và sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học tế bào để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
Gồm các lĩnh vực:
+ Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản.
+ Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
+ Công nghệ chuyển nhân và phôi.
+ Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
+ Công nghệ enzim/protein để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc.
+ Công nghệ gen là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cách mạng sinh học.
+ Công nghệ sinh học y – dược (Công nghệ sinh học trong Y học và dược phẩm).
– Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển vì ngành này có hiệu quả kinh tế và xã hội cao
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 32 trang 95 Câu 1Kĩ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào? Công nghệ gen là gì?
Gợi ý đáp án
– Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho (tế bào cho) sang tế bào của loài nhận (tế bào nhận) nhờ thể truyền.
– Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.
+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai) bằng cách cắt ADN của tế bào và phân tử ADN làm thể truyền ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền nhờ enzim nối.
+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Khi vào tế bào động vật, thực vật và nấm men, AND tái tổ hợp được gắn vào NST của tế bào nhận, tự nhân đôi truyền qua các thế hệ tế bào tiếp theo qua cơ chế phân bào, chỉ huy tổ hợp prôtêin đã mã hoá trong đoạn đó. Nếu vào tế bào vi khuẩn, đoạn ADN này tồn tại cùng với thể truyền, độc lập với NST của tế bào nhận nhưng vẫn có khả năng tự nhân đôi và chỉ huy tổng hợp prôtêin tương ứng.
Advertisement
Câu 2
Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?
Gợi ý đáp án
Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong:
– Tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với số lượng lớn và giá thành rẻ. Ví dụ, chủng chúng tôi được cấy gen mã hóa insulin ở người trong sản xuất thì giá của insulin để chữa bệnh đái tháo đường rẻ hơn hàng vạn lần so với tách chiết từ mô động vật.
– Tạo giống cây trồng biến đổi gen. Ví dụ: tạo giống lúa giàu vitamin A, chuyển gen kháng sâu từ đậu tương dại vào đậu tương trồng và ngô.
– Tạo động vật biến đổi gen. Ví dụ: chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng ở người vào cá trạch.
Câu 3Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? Cho biết vai trò của Công nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nó trong sản xuất và đời sống.
Gợi ý đáp án
– Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
– Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực:
+ Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản.
+ Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
+ Công nghệ enzim/prôtêin để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc.
+ Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.
+ Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
+ Công nghệ gen (là công nghệ cao) quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học.
+ Công nghệ sinh học y – dược (Công nghệ sinh học trong Y học và dược phẩm).
Cập nhật thông tin chi tiết về Vật Lí 9 Bài 33: Dòng Điện Xoay Chiều Soạn Lý 9 Trang 90, 91, 92 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!