Xu Hướng 10/2023 # Tập Làm Văn Lớp 5: Đoạn Văn Kể Về Một Tấm Gương Hiếu Học (9 Mẫu) Luyện Tập Thay Thế Từ Ngữ Để Liên Kết Câu – Tuần 26 # Top 10 Xem Nhiều | Yvju.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tập Làm Văn Lớp 5: Đoạn Văn Kể Về Một Tấm Gương Hiếu Học (9 Mẫu) Luyện Tập Thay Thế Từ Ngữ Để Liên Kết Câu – Tuần 26 # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tập Làm Văn Lớp 5: Đoạn Văn Kể Về Một Tấm Gương Hiếu Học (9 Mẫu) Luyện Tập Thay Thế Từ Ngữ Để Liên Kết Câu – Tuần 26 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Với 9 đoạn văn kể về trạng nguyên Tô Lịch, thầy Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Hiền, Trần Quốc Khái… các em nhanh chóng trả lời câu hỏi 3 SGK Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 trang 87. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.

Bác Hồ là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, em bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuổi lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế, Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.

Bạn Hồng lớp em là một tấm gương hiếu học ai cũng ngưỡng mộ. Nhà của Hồng là cửa hàng tạp hóa nhỏ. Bố của bạn ấy là lính ở đảo nên thường xuyên vắng nhà. Hồng vừa học, vừa phụ mẹ bán hàng, vừa làm việc nhà và trông em. Em và các bạn thường bắt gặp Hồng ngồi làm bài ở chiếc bàn nhỏ trong quán. Có khách đến thì ra bán hàng. Thỉnh thoảng lại vào dỗ em ngủ. Vì thế, nên Hồng chẳng có thời gian để đi học ngoài giờ. Cậu ấy chủ yếu là tự học tại nhà. Thế mà lúc nào điểm của bạn ấy cũng trong nhóm đầu của lớp. Tấm gương học tập này khiến chúng em rất kính phục và càng thêm nỗ lực để được như bạn.

Tô Tịch là một học trò nghèo hiếu học. Cha mẹ mất sớm, lại không có người thân, nên từ nhỏ, ông đã tự làm lụng, chăm lo cho bản thân. Hằng ngày ông luôn tất bật với việc học tập và công việc. Dù thế, ông Tô vẫn học rất giỏi. Cho đến năm đó, khi kì thi đến sát, vì quá bận ôn thi nên Tô Tịch không có thời gian kiếm gạo nấu cơm. Vì thế, ông bèn mượn nồi nhà hàng xóm, giả vờ để nấu cơm, nhưng thực chất là để ăn phần cơm cháy dưới đáy nồi cho chắc bụng. Nhờ thế ông tiết kiệm được nhiều thời gian. Năm đó, ông đỗ Trạng Nguyên, được vua ban cho nhiều phần thưởng. Nhưng ông chỉ xin nhận một cái nồi vàng để mang về trả ơn người hàng xóm nọ. Từ đó, dân gian gọi Tô Tịch là Ông Trạng Nồi.

Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.

Nguyễn Quan Quang là người ở huyện Từ Sơn. Từ nhỏ, gia đình ông đã thuộc diện nghèo khó nhất vùng, đến cơm cũng không có để ăn. Vậy nên, Quang không được đến trường học tập. Nhưng sự ham học đã khiến cậu đến bên cửa lớp học để nghe và học kiến thức từ bên ngoài. Không những thế, Quang còn tự luyện chữ rất đẹp ở trên nền đất nữa. Một lần, thầy đồ thấy chữ viết của ông, đã nhận ra đây là người có tiềm năng nên nhận cậu vào học không lấy tiền. Đúng như thầy đồ nghĩ, Nguyễn Quan Quang học một biết mười, nhanh chóng vượt lên trước bạn bè. Cuối cùng, ông thi đỗ trạng nguyên, trở thành một trong những trạng nguyên đầu tiên của nước ta.

Lên sáu tuổi, Nguyễn Hiền theo học ông thầy trong làng. Thầy đồ luôn phải kinh ngạc vì Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc đến hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, Hiền phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú

Advertisement

chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

(1) Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học.(2) Ngày ngày, mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà, cậu bé lại ghé vào học lỏm. (3) Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn. (4) Nhờ thông minh, chăm chỉ, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:

(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.

(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.

(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn.

(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ.

Tập Làm Văn Lớp 3: Kể Lại Một Đoạn Câu Chuyện Ông Tổ Nghề Thêu (2 Mẫu) Kể Chuyện Lớp 3 – Tuần 21

Kể chuyện Ông tổ nghề thêu

Tài liệu bao gồm 2 mẫu, hy vọng có thể giúp cho các em học sinh lớp 3 khi hoàn thiện bài viết của mình.

Đoạn 1:

Thuở nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học mọi lúc khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Đến tối, trong nhà không có đèn. Cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để đọc sách. Đến khi lớn lên, Trần Quốc Khái thi đỗ tiến sĩ, rồi ra làm quan trong triều đình.

Đoạn 2:

Trần Quốc Khái được cử đi sứ sang Trung Quốc. Nhà vua Trung Hoa muốn thử tài, sai dựng một cái lều cao rồi mời ông lên chơi, sau đó sai người cất thang đi. Ông liền ở lại trên lầu. Trên lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

Đoạn 3:

Bụng đói cồn cào, nhưng không có cơm ăn. Ông đọc ba chữ trên bức tường rồi mỉm cười, bẻ tay pho tượng ra nếm thử. Hóa ra hai pho tượng được nặn bằng chè lam. Ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ tượng mà ăn. Nhân lúc nhàn rỗi, ông học cách thêu và làm lọng.

Đoạn 4.

Sau khi học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Khi nhìn thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, sai mở tiệc thiết đãi rồi tiễn về nước.

Đoạn 5.

Khi về đến nước, Trần Quốc Khái truyền dạy cho nhân dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nghề thêu lan rộng ra khắp mọi nơi. Sau khi ông mất, nhân dân vùng Thường Tín, quê hương của ông đã lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

– Đoạn 1:

Khi còn nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Chẳng bao lâu, ông thi đỗ tiến sĩ, rồi được làm quan to trong triều đình nhà Lê.

– Đoạn 2:

Trần Quốc Khái được cử đi sứ Trung Quốc. Vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách nên đã mời ông lên chơi trên một cái lều cao, rồi cất thang đi. Trên lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

– Đoạn 3:

Bụng đói cồn cào, nhưng không có cơm ăn. Ông nhìn thấy ba chữ trên tường, mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra pho tượng được làm bằng bột chè lam. Hằng ngày ông bẻ tượng phật mà ăn, lấy nước trong vò mà uống. Nhân lúc nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, học cách thêu và làm lọng.

Advertisement

– Đoạn 4:

Ông tìm đường để xuống. Khi nhìn thấy những con dơi bay lượn trên trời như những chiếc lá. Ông ôm chiếc lọng vừa làm xong rồi nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài, đặt tiệc lo tiễn về nước.

– Đoạn 5:

Về tới nước, ông bèn truyền dạy cho dân cách thêu và nghề làm lọng cho nhân dân. Dần dần, nghề thêu lan rộng khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

Tập Làm Văn Lớp 5: Đoạn Văn Tả Cơn Mưa (9 Mẫu) Viết Đoạn Văn Ngắn Tả Cơn Mưa – Tuần 3

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn tả cơn mưa

Viết đoạn văn tả cơn mưa – Mẫu 1

Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên những nhánh lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.

Viết đoạn văn tả cơn mưa – Mẫu 2

Em rất thích ngắm nhìn những cơn mưa mùa xuân. Mưa xuân không vội vã, ồn ào như mưa hạ. Mưa xuân dịu dàng, chầm chậm, mang đến cảm giác bình yên và thư thái trong tâm hồn. Những hạt mưa bắt đầu rơi, hạt mưa nhỏ, lất phất trong gió, vương những giọt long lanh trên cánh đào mỏng manh, trên những chồi non cây lá. Mưa phảng phất trong không gian ấm áp của mùa xuân, nhè nhẹ, nhè nhẹ. Mưa dần buông những hạt cuối cùng, vạn vật được mưa tắm mắt trở nên căng tràn sức sống. Cánh mai vàng nhờ thưởng thức hạt ngọc tinh túy của bầu trời mà tươi tắn hơn. Chồi non mơn mởn, xanh biếc. Nương lúa, bãi ngô của người nông dân cũng mướt xanh. Mưa xuân diệu kỳ còn mang đến cho lòng người niềm vui khoan khoái, yêu biết bao nhiêu những cơn mưa xuân tuyệt vời như thế.

Viết đoạn văn tả cơn mưa – Mẫu 3

Cơn mưa mùa hạ bất chợt kéo đến giữa cái nắng oi ả của một chiều tháng 5. Những đám mây đen nặng hạt ùn ùn xua đuổi nhau trên bầu trời. Da trời lúc này đây không còn màu xanh lam yên bình nữa mà được thay thế bằng một màu đen kịt đục ngục. Mưa bắt đầu rơi. Những hạt mưa thì nhau rơi xuống, nhảy nhót trên các cung đường của thành phố, trên những toà nhà cao tầng, trên những hàng cây xanh của phố thị. Dòng người trên đường như vội vã hơn, ai cũng cố chạy thật nhanh để tránh mình ướt sũng. Một vài anh chị có ô thông thả đi trên vỉa hè, ngắm nhìn cơn mưa đầy thích thú. Trong các quán tạp hoá, những chiếc áo nỉ lông đủ sắc màu được bày bán. Cơn mưa kéo dài hơn 10 phút rồi dần tạnh hẳn. Ánh cầu vồng bảy sắc dần lên, các cung đường được mưa tưới tắm sạch đẹp hơn. Cây cối dần xanh tươi và giàu sức sống trở lại. Cơn mưa mùa hạ bất chợt đến, bất chợt đi để lại cho lòng người nhiều cảm xúc khó tả.

Viết đoạn văn tả cơn mưa – Mẫu 4

Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp rơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập. Sau 30 phút mưa ròng rã thì đã tạnh hẳn. Những chú chim lại bay tới hót líu lo. Bầu trời quang đãng hẳn, không khí trong lành và dễ chịu hơn. Mặt trời lộ ra với bảy sắc cầu vồng. Cây cối như vừa được tắm hả hê, vươn lên với một sức sống mới. Mọi người lại ra khỏi chỗ trú và trở về với việc mình đang làm dở, tiếng cười tiếng nói rộn ràng. Em rất yêu mưa vì nó đã cho cây lá tươi tốt.

Viết đoạn văn tả cơn mưa – Mẫu 5

Những hạt mưa đầu tiên bắt đầu rơi xuống, tí tách trên mái hiên nhà em, rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối. Mưa dần to hơn, chúng thi nhau rơi xuống, nhảy nhót, nô đùa khắp con đường làng, khiêu vũ trên từng hàng cây, bãi cỏ. Mấy bác nông dân vội vã chạy mưa để tránh mình bị ướt. Một vài chú bê ngoài đồng vẫn chẳng lo sợ, thong dong gặm cỏ, tận hưởng vị tươi mát của đất trời. Cơn mưa đến nhanh và đi cũng vội vã, mưa ngớt, bầu trời tạnh hẳn, màu trời lại xanh trong. Ánh cầu vồng lung linh hiện lên khoe vẻ rực rỡ của mình. Cây cối vui vẻ, hứng khởi khi được tận hưởng nguồn nước yêu thương mà thiên nhiên ban tặng. Bác nông dân lại ra đồng làm nốt công việc còn dang dở. Mọi hoạt động dần trở lại bình thường.

Viết đoạn văn tả cơn mưa – Mẫu 6

Sau một tuần nắng nóng kéo dài, cuối cùng cơn mưa rào cũng đã đến. Mây đen ùn ùn kéo từ đâu tới, bầu trời trong xanh phút chốc đã khoác lên mình chiếc áo đen. Sau đó, những giọt mưa bắt đầu rơi tí tách. Chị gió nhón nhẹ chân qua làm cây cối đung đưa. Làn nước chảy đi mang theo những chiếc lá vàng khô trông như những con thuyền đang đi vào dòng nước xoáy. Trên bầu trời, chớp loé sáng rạch ngang chân trời. Một lúc sau, mưa bắt đầu ngớt dần. Chiếc cầu bảy sắc hiện ra cuối trời tăng thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên kiến ai ngắm nhìn cũng phải trầm trồ khen ngợi. Sau cơn mưa, vạn vật như được tắm gội thay bộ quần áo mới. Em rất thích cơn mưa, nhờ cơn mưa mà không khí thật dễ chịu.

Viết đoạn văn tả cơn mưa – Mẫu 7

Thế là trời cũng đã mưa dầm dề được hai hôm rồi. Mưa không to nhưng cũng chẳng nhỏ, vẫn phải mặc áo mưa, che ô khi đi ra đường. Những ngôi nhà, con phố ướt nhẹp, không chỗ nào khô ráo. Các vũng nước đọng dọc đường xáo xào lên mỗi khi có xe đi qua, chẳng kịp nghỉ. Tiếng mưa tí tách tí tách cứ đều đều ru ngủ khiến ai cũng tự nhiên mệt mỏi, thèm khát chiếc chăn ấm áp. Hàng cây ven đường mới hôm trước còn sung sướng vẫy vùng đón cơn mưa, nay cũng ủ rũ trong gió lạnh. Bầu trời xám xịt, nhả nước liên tục không ngừng. Chẳng biết bao giờ mưa mới tạnh.

Đoạn văn Tả cơn mưa rào mùa hạ

Suốt mấy tháng nay, trời nắng như đổ lửa nên cây cối khô héo. Trời đang nắng chang chang bỗng mây đen ùn ùn kéo đến che lấp cả bầu trời. Tiếng sấm vang lên ở đâu đó. Những tia chớp nhoang nhoáng xé rách bầu trời xám xịt. Gió nổi lên xoáy thành những cơn lốc nhỏ cuốn lá khô bay trên đường. Ai cũng vội vàng chạy về nhà, xe ngoài đường cũng đi nhanh hơn. Lộp độp, lộp độp. Những hạt mưa đầu tiên đã rơi xuống mái nhà, mặt đường. Chỉ trong phút chốc, mưa mau hơn, nặng hạt hơn. Những cành cây nghiêng ngả vật vã trước cơn gió mạnh. Đám trẻ con cởi trần trùng trục lao ra tắm mưa. Chúng nhảy nhót, nô đùa ầm ĩ, nước bắn tung tóe dưới chân. Nước tuôn ồ ồ xuống miệng cống. Mưa ập đến nhanh và cũng rất mau tạnh. Những hạt mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Cây cối sau cơn mưa trở lên tươi tốt, cầu vồng hiện ra bảy sắc lung linh. Không khí mát mẻ, dễ chịu làm sao. Mưa mang lại cho con người sảng khoái sau bao ngày mệt mỏi vì nóng nực. Cơn mưa rào đã tiếp thêm sự sống cho muôn loài. Với nhà nông, nó cần thiết biết bao!

Đoạn văn tả cơn mưa chi tiết

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả. Bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng lả tả, bụi bay mù mịt. Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Mưa mau dần. lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa. Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước. Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện. Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp. Trên vỉa hè mỗi lúc một đông. Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.Con đường vẫn có những chiếc xe máy đi qua chắc là họ có bận việc gì thế mới không kịp dừng xe để mặc áo mưa. Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp. Tia chớp lóe sáng loằng ngoằng trên bầu trời xám xịt. Tiếng sấm rền vang khiến cho những em bé nép mình vào người mẹ. Trong nhà bỗng tối sầm lại, một cái mùi xa lạ đến khó tả. Con mèo nằm co ro trên giường, thỉnh thoảng meo meo nhìn trời mưa như sợ hãi. Mưa đến đột ngột và tạnh cũng bất ngờ. Mưa đang ào ạt, thưa dần rồi tạnh hẳn.Sau cơn mưa trời lại sáng. Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường. Cỏ cây được tắm gội sạch sẽ. Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi. Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo. Mọi người ồ ạt xuống lòng đường. Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả.

Advertisement

Tập Làm Văn Lớp 4: Luyện Tập Xây Dựng Đoạn Văn Kể Chuyện Trang 72 Giải Bài Tập Trang 72 Sgk Tiếng Việt 4 Tập 1 – Tuần 7

Đọc cốt truyện sau:

Vào nghề

Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa, đánh đàn” và mơ ước thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.

Em xin vào học nghề tại rạp xiếc, ông giám đốc rạp xiếc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa. Em ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời.

Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học.

Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.

Theo TIẾNG VIỆT 3, 1985

Trả lời:

Đọc cốt truyện Vào nghề. Cốt truyện này có 4 sự việc:

Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc phi ngựa, đánh đàn.

Em xin vào học nghề và được giao quét dọn chuồng ngựa.

Va-li-a nhờ đó làm quen với chú ngựa diễn.

Về sau, Va-li-a trở thành diễn viên xiếc giỏi.

Bạn Hà viết thử cả bốn đoạn của câu chuyện trên, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh một trong các đoạn ấy.

a) Đoạn 1:

Mở đầu…

Diễn biến ….

Kết thúc: Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô – phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

b) Đoạn 2:

Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

Diễn biến ….

Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười, bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên.”

c) Đoạn 3:

Mở đầu…..

Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh có diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.

Kết thúc:…

d) Đoạn 4:

Mở đầu …

Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-ii-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt từng khán giả.

Kết thúc…

Trả lời:

Mẫu 1

a) Đoạn 1:

Mở đầu: Vào một ngày đẹp trời, năm cô bé Va-li-a lên mười tuổi, được bố mẹ đưa đi xem xiếc.

Diễn biến: Chương trình biểu diễn hôm ấy thật phong phú, nhiều tiết mục độc đáo, tiết mục nào cũng đặc sắc cả nhưng chẳng biết vì sao Va-li-a lại thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Em ấn tượng với gương mặt xinh đẹp, dáng vẻ nhanh nhẹn của cô gái. Lớn hơn em mấy tuổi thôi mà cô thật dũng cảm. Trên lưng ngựa, cô diễn viên khả ái này chẳng cần nắm dây cương mà một tay ôm lấy chiếc đàn, còn một tay kia gảy lên những âm thanh náo nức, rộn ràng. Tiếng đàn của cô gái có sức lôi cuốn đặc biệt khiến Va-li-a hết lòng ngưỡng mộ cô.

Kết thúc: Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô – phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

b) Đoạn 2

Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

Diễn biến: Sáng hôm sau, trong lòng đầy phấn khởi, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc, bày tỏ nguyện vọng của mình. Bác ân cần đưa em đến một chuồng ngựa. Tại đây có một chú ngựa Kim đẹp tuyệt. Bác bước đến vỗ về chú ngựa và quay lại bảo em: “Công việc của cháu giờ đây là chăm sóc chu đáo con ngựa này cho nó ăn uống và quét dọn chuồng trại cho thật sạch sẽ. Được chứ!” Va-li-a hơi lưỡng lự nhưng cuối cùng em vẫn cầm lấy chổi.

Kết đoạn: Bác giám đốc gật đầu cười bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt. đầu xây từ mặt đất lên.”

c) Đoạn 3

Mở đầu: Thế là những ngày tiếp đó, ngày nào Va-Li-a cũng đều đặn đến làm việc trong chuồng ngựa.

Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em thấy phấn chấn lên.

Kết đoạn: Rồi công việc cũng cứ quen dần. Từng ngày, từng ngày, em đã trở nên thân thiết dần với chú ngựa Kim, bạn diễn tương lai của mình.

d) Đoạn 4

Mở đầu: Thời gian trôi qua. Chẳng mấy chốc cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ.

Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên từng gương mặt khán giả.

Kết đoạn: Kết thúc tiết mục của mình, Va-li-a cúi chào khán giả với gương mặt rạng ngời hạnh phúc, cô sung sướng tuyệt vời khi nhận ra ước mơ thuở nhỏ của mình đã trở thành hiện thực.

Mẫu 2

a. Đoạn 1

Mở đầu: Vào mùa xuân năm ấy, người ta tổ chức một đêm dạ hội thật tưng bừng đủ các trò chơi và các trò xiếc đẹp mắt. Va – li- a được bố mẹ cho đi dự dạ hội

Diễn biến: Chương trình đêm dạ hội thật phong phú nhưng Va-li-a thích nhất là tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Em rất cảm phục lòng dũng cảm và sự tài ba của cô gái. Ngựa tung vó phi nước đại. Thế mà, cô gái vẫn ngồi vững vàng trên lưng ngựa, lại cầm cây đàn dạo một bản nhạc trông thật điệu nghệ

Kết thúc: Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô gái phi ngựa và chơi những bản đàn rộn rã.

b. Đoạn 2

Mở đầu: Rồi một hôm rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

Diễn biến: Thấy Va-li-a quá đam mê nghề xiếc, bố mẹ cũng đồng ý viết đơn cho em vào học. Giám đốc rạp xiếc cũng tán thành nhận Va-li-a vào học. Em không ngờ ước mơ của mình bước đầu lại thuận lợi như thế. Em đến rạp xiếc trong một trạng thái phấn khởi. Em được ông giám đốc giao cho nhiệm vụ quét chuồng ngựa. Lúc đầu cô bé rất ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời và hứa sẽ làm tốt công việc được giao.

Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười bảo em: Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu như thế này đấy cháu ạ.Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên.

c. Đoạn 3

Mở đầu: Thế là Va-li-a trở thành diễn viên xiếc tương lai bắt đầu từ giờ phút đó.

Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.

Kết thúc: Va-li-a làm hết mình. Chuồng ngựa lúc nào cũng sạch sẽ gọn gàng thoáng mát. Em không hề nà bất cứ chuyện gì. Dần dần, em đã làm quen với công việc của mình, quen với chú ngựa trong suốt thời gian học.

d. Đoạn 4

Mở đầu: Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình cộng với sự đam mê nghề xiếc. Va-li-a đã trở thành một diễn viên xiếc thực sự, được giám đốc rạp xiếc đánh giá cao và khán giả rất ái mộ

Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm đàn vĩ cầm. Ngựa tung vó, tiếng đàn bỗng cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt khán giả.

Kết thúc: Từ một ước mơ nhỏ nhoi và sự yêu thích đam mê, Va-li-a đã trở thành một diễn viên chính như em hằng mong ước.

a) Đoạn 1

Vào mùa xuân năm ấy, người ta tổ chức một đêm dạ hội thật tưng bừng đủ các trò chơi và các trò xiếc đẹp mắt. Va – li- a được bố mẹ cho đi dự dạ hội. Chương trình đêm dạ hội thật phong phú nhưng Va-li-a thích nhất là tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Em rất cảm phục lòng dũng cảm và sự tài ba của cô gái. Ngựa tung vó phi nước đại. Thế mà, cô gái vẫn ngồi vững vàng trên lưng ngựa, lại cầm cây đàn dạo một bản nhạc trông thật điệu nghệ Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô gái phi ngựa và chơi những bản đàn rộn rã.

Advertisement

b) Đoạn 2

Rồi một hôm rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề. Thấy Va-li-a quá đam mê nghề xiếc, bố mẹ cũng đồng ý viết đơn cho em vào học. Giám đốc rạp xiếc cũng tán thành nhận Va-li-a vào học. Em không ngờ ước mơ của mình bước đầu lại thuận lợi như thế. Em đến rạp xiếc trong một trạng thái phấn khởi. Em được ông giám đốc giao cho nhiệm vụ quét chuồng ngựa. Lúc đầu cô bé rất ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời và hứa sẽ làm tốt công việc được giao. Bác giám đốc gật đầu cười bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu như thế này đấy cháu ạ.Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên.”

c) Đoạn 3

Thế là Va-li-a trở thành diễn viên xiếc tương lai bắt đầu từ giờ phút đó. Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên. Va-li-a làm hết mình. Chuồng ngựa lúc nào cũng sạch sẽ gọn gàng thoáng mát. Em không hề nà bất cứ chuyện gì. Dần dần, em đã làm quen với công việc của mình, quen với chú ngựa trong suốt thời gian học.

d) Đoạn 4

Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình cộng với sự đam mê nghề xiếc. Va-li-a đã trở thành một diễn viên xiếc thực sự, được giám đốc rạp xiếc đánh giá cao và khán giả rất ái mộ. Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm đàn vĩ cầm. Ngựa tung vó, tiếng đàn bỗng cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt khán giả. Từ một ước mơ nhỏ nhoi và sự yêu thích đam mê, Va-li-a đã trở thành một diễn viên chính như em hằng mong ước.

Tập Làm Văn Lớp 5: Kể Lại Câu Chuyện Người Đi Săn Và Con Nai (4 Mẫu) Kể Chuyện Lớp 5 Tuần 11

Tranh 1: Từ chập tối người đi săn đã chuẩn bị đồ nghề để vào rừng săn nai.

Tranh 2: Người đi săn bước xuống con suối:

– Đi đâu tối thế?

– Đi săn nai.

– Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai.

Tranh 3: Người đi săn tiếp tục đi, tới gốc cây trám. Cây trám hỏi:

– Đến chơi với tôi à?

– Không phải.

– Thế đi đâu?

– Đi săn nai.

– Ác quá, cút đi!

Tranh 4: Người đi săn tiếp tục đi, thế rồi trên lưng đồi sẫm đen, dưới ánh trăng, bóng nai hiện ra. Con nai đẹp quá, người đi săn quên mất thịt nai ngon, chỉ còn nhớ lời suối, lời cây: Muông thú và cỏ cây trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn.

Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!

Người đi săn bước đến con suối. Suối róc rách hỏi:

– Đi đâu tối thế?

– Đi săn con nai.

Suối bảo:

– Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!

Người đi săn lùi lũi bước đi. Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:

– Đến chơi với tôi à?

– Không phải.

– Thế anh đi đâu? Ở đây vắng quá! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy!

– Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!

– Sao?

– Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy, cái súng này để bắn chúng.

– Ác thế!

– Thịt nai ngon lắm.

Cây trám rưng rưng:

Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen, dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay đã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!

Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.

Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.

Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.

Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.

– Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!

Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!

Sau những cơn mưa nước suối dâng lên, cây trám trắng trên đồi đã có quả chín rụng. Hươu, nai kéo về tác tác gần xa. Đêm nào cũng có con nai về nhặt trám.

Từ chập tối, người đi săn đã sửa soạn. Lôi súng từ gấc bếp xuống lau chùi. Xem lại cái kíp, cái mỏ vịt. Mỗi viên đạn chì được soi lên, xếp vào túi chàm. Người đi săn buộc chít hai ống quần lại, không cho con vắt chui lên tận bẹn được. Anh ta đeo chiếc đèn ló vào giữa trán rồi xách súng đi vào rừng.

Theo bóng đèn ló lấp loáng, người đi săn bước đến bên suối. Suối róc rách hỏi:

– Đi đâu tối thế ?

– Đi săn con nai.

– Con nai hay đến soi gương vào mặt suối. Đừng bắn con nai.

Người đi săn lần mò đến cây trám trên đồi. Ánh trăng lấp lánh mở ra những con mắt ngạc nhiên. Quả đồi tròn xoe hỏi:

– Đi đâu tối thế ?

– Đi săn con nai đây. Cái đèn ló rọi vào mắt nai, nó đứng yên không chạy được. Viên đạn chì sẽ bay vào ngực nó.

– Đừng bắn nó. Mỗi năm con nai chỉ về chơi mấy ngày đầu thu.

– Nhưng, thịt nai khô gác bếp nướng lên, chén ngon lắm.

– Bắn thế thì hết con nai.

Người đi săn bước sấn tới gốc cây trám. Những quả trám chín rụng xuống. Người đi săn ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló, soi vào các đồ nghề. Bao đạn lách cách. Cò súng nổ tiếng khô lộp độp. Anh ta lại đeo chiếc đèn ló lên trước trán, ngồi rình.

Cây trám hỏi:

– Đến chơi với tôi à ?

– Không phải.

– Thế đi đâu ? Ở đây vắng quá. ít bạn bè đến chơi. Chỉ mùa trám chín, con nai mới về.

– Ừ, nai.

– Anh ở lại chơi. Con nai sắp về đấy.

– Tớ chỉ mong có thế. Cái đèn ló này sẽ chiếu thắng vào mắt nó. Ngón tay này sẽ bóp cò. Viên đạn sẽ bay thẳng vào trán, vào tim con nai.

– Ác thế !

– Thịt nai ngon lắm mà.

Cây trám rưng rưng. Cây trám nổi giận:

– Thế thì cút đi.

Trăng thượng tuần chênh chếch. Cánh rừng như một giấc mơ. Bỗng con nai xuất hiện. Lưng nai đẫm ánh trăng. Con nai bước rất êm đi đến gần cây trám. Rừng khuya xào xạc. Người đi săn ngồi xuống hòn đá bên bụi sim. Chiếc đèn ló được vặn nhỏ lại bằng mũi kim, bé hơn con đom đóm. Người đi săn ngồi rình.

Con nai lặng yên trắng muốt trong ánh trăng. Chiếc đèn ló vụt sáng lên chiếu thẳng vào mắt nai. Con nai đứng ngây ra. Con nai đẹp quá. Gió rừng thì thào. Người đi săn run run, mơ màng. Anh ta quên thịt nai rất ngon. Anh ta quên khẩu súng, đạn lên nòng đang nằm trong tay. Anh ta chỉ còn nhớ lời suối, lời đồi, lời cây: “Muông thú và cây cỏ trong rừng, trên trái đất này là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn…”.

Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi ướt đầm trên trán. Trám rụng. Con nai rừng chạy biến vào rừng sâu. Người đi săn luống cuống. Cái đèn ló lệch chúi xuống. Cây súng chúi xuống khi hai tay người đi săn buông ra.

Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.

Suối hỏi một câu, không ra chế giễu, không ra đùa:

– Về không à ?

Cởi súng và bao đạn treo lên hóc cột, người đi săn ngồi xuống trước bếp lửa. Đêm ấy, trong giấc mơ, anh thấy con nai ngơ ngác, hiền lành. Anh nói trong mơ: “Có bao giờ lại gặp con nai đáng yêu đến thế”…Người đi săn lội qua suối. Vầng trăng đã ngả xuống mái nhà khẽ nói: “Chúc ngủ ngon”.

Đoạn 1: “Mùa trám chín, nai sẽ về nhiều, chuẩn bị đi săn thôi”. Nghĩ vậy, người thợ săn vội vàng chuẩn bị súng kíp, đạn dược xếp vào túi vải và đeo cái đèn ló lên đầu, vào rừng. Khi di qua một con suối, suối hỏi:

Advertisement

– Đi đâu mà tối thế, hở anh bạn?

– Đi săn con nai — Người thợ săn trả lời.

– Đừng bắn nai! Nai hay đến đây soi gương lắm ông bạn ạ.

Người thợ săn không nói gì, lầm lũi bước đi. Đến gốc cây trám, anh ta ngồi nghỉ, hạ chiếc đèn ló xuống.

Cây trám hỏi:

– Anh đến đây chơi với tôi à?

– Tôi đợi nai về cho nó một phát.

– Sao anh ác thế?

– Thịt nai ngon lắm.

Vậy thì anh hãy cút đi!

Người đi săn như không hề nghĩ đến những lời trám nói, lẳng lặng ngồi chờ.

Đoạn 2: Thế rồi trên lưng đồi, bóng một con nai xuất hiện. Ánh đèn ló trên trán người đi săn bỗng sáng rực lên. Hai con mắt nai đỏ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra, đẹp quá đến nỗi đi săn quên mất thịt nai ngon, quên đưa súng lên, cứ ngắm hoài ngơ ngác của con nai. Rồi anh ta chợt nhớ lời con suối và cây trám đã nói: muông thú và cây cỏ trong rừng đều là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!

Đoạn 3: Con nai vẫn lặng yên, trắng muốt trong luồng ánh sáng. Vẻ đẹp của nó đã làm cho người thợ săn cảm mến. Xúc động. Ánh đèn ló lệch xuống, mất bóng con nai. Người đi săn luống cuống điều chỉnh luồng sáng nhưng con nai đã biến mất.

Đoạn 4: Người đi săn bàng hoàng, ngơ ngẩn bước xuống đồi. Vầng trăng nhìn anh mỉm cười:

– Ngủ ngon được rồi đây! Chúc ngủ ngon!

Người thợ săn trở về nhà, cất khẩu súng, bao đạn và chiếc đèn ló vào chỗ cũ. Đêm ấy, trong giấc ngủ êm đềm, anh mơ thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy nó đẹp và đáng yêu như thế.

Tập Làm Văn Lớp 2: Viết Đoạn Văn Ngắn Kể Về Gia Đình Em (39 Mẫu) Những Bài Văn Mẫu Lớp 2 Hay Nhất

Đối với mỗi người, gia đình có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp Tập làm văn lớp 2: Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình em, để các em học sinh tham khảo, tích lũy vốn từ để viết bài văn kể về gia đình.

Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình em

Nội dung của tài liệu sẽ bao gồm 39 bài văn mẫu. Mời các em lớp 2 cùng theo dõi trong tài liệu được đăng tải ngay sau đây.

Gia đình em gồm ba người. Đó là bố mẹ em và em. Năm nay, bố em đã ba mươi sáu tuổi. Bố làm nghề thợ mộc. Bố làm mộc rất khéo và giỏi. Còn mẹ em ba mươi hai tuổi. Mẹ bán hàng tại nhà. Mẹ nấu thức ăn rất ngon. Em là học sinh lớp hai Trường Tiểu học Kiền Bái. Em thấy gia đình em thật hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười. Em rất yêu gia đình em.

Gia đình là tổ ấm của em. Gia đình em có ba người, đó là bố mẹ em và em. Bố mẹ em là Bộ đội công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô. Mặc dù bận việc ở cơ quan nhưng bố mẹ vẫn chăm lo cho em từng li từng tí. Em là con trai duy nhất trong gia đình. Năm nay em học lớp hai, trường tiểu học Minh Khai. Em luôn cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng. Em rất yêu gia đình em. Em mong gia đình em luôn tràn ngập tiếng cười.

Gia đình em có ba người, gồm có: Bố em bốn mươi bốn tuổi, là một bác sĩ tốt bụng. Mẹ em ba mươi bảy tuổi là một luật sư nhân hậu. Và em bảy tuổi là học sinh lớp hai trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp. Em không có anh chị em ruột, em chỉ có hai em họ, em gái là em Ánh – bốn tuổi và em Bách – sáu tháng tuổi. Bố mẹ rất yêu thương em, em rất yêu quý bố mẹ và thương các em. Em rất vui được là một thành viên trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.

Gia đình của em có ba người: bố, mẹ và em. Bố em tên là Sơn, năm nay bốn mươi lăm tuổi. Bố em là bộ đội. Công việc của bố rất bận rộn. Chỉ khi nào được nghỉ phép, bố mới được về thăm gia đình. Còn mẹ em tên là Hằng, năm nay bốn mươi tuổi. Mẹ em là một giáo viên. Mẹ em rất xinh đẹp, lại đảm đang. Thành viên cuối cùng trong gia đình là em. Em tên là Hạ. Năm nay em bảy tuổi, là học sinh lớp 2C, trường Tiểu học Nguyễn Du. Môn học mà em yêu thích nhất là Tiếng Việt. Em rất yêu thương bố mẹ của mình.

Gia đình của em gồm có ba người: bố, mẹ và em. Năm nay, bố em bốn mươi hai tuổi. Bố là bác sĩ của một bệnh viện trong thành phố. Còn mẹ của em bốn mươi tuổi. Mẹ là giáo viên tiểu học. Thành viên cuối cùng là em. Năm nay, em bảy tuổi. Hiện tại, em đang là học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Nguyễn Du. Ở lớp, em chơi thân nhất với bạn Thảo. Môn học em thích nhất là Tiếng Anh. Em rất yêu gia đình của mình.

Gia đình của em có ba thành viên là bố, mẹ và em. Năm nay, bố em bốn mươi tuổi. Công việc của bố là một kiến trúc sư. Bố rất nghiêm khắc, khó tính. Còn mẹ em là một bác sĩ. Mẹ rất dịu dàng, đảm đang. Thành viên cuối cùng là em. Hiện tại, em đang là học sinh lớp 2A1, trường Tiểu học Nguyễn Du. Em rất thích học Toán, Tiếng Việt. Em rất yêu gia đình của mình.

Gia đình của em gồm có bố, mẹ và em. Năm nay, bố bốn mươi hai tuổi. Bố là một kĩ sư xây dựng. Bố là một người nghiêm khắc, nhưng cũng rất tâm lí. Còn mẹ em ba mươi chín tuổi. Mẹ là một đầu bếp. Mẹ vừa hiền dịu, đảm đang. Thành viên cuối cùng là em. Hiện tại, em đang là học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Hai Bà Trưng. Em thích đọc sách, và xem hoạt hình. Em rất yêu gia đình của mình.

Gia đình của em có ba thành viên. Bố của em là thành viên lớn tuổi nhất. Năm nay, bố em bốn mươi hai tuổi. Bố là một thẩm phán. Công việc của bố bận rộn lắm. Bố cũng rất nghiêm khắc và khó tính. Còn mẹ của em là một giáo viên. Mẹ vừa xinh đẹp, lại đảm đang. Em rất thích ăn những món ăn của mẹ. Thành viên cuối cùng là em. Hiện tại, em đang là học sinh lớp 2A1, trường Tiểu học Hòa Bình. Em rất thích học Tiếng Việt. Em rất yêu gia đình của mình.

Gia đình em gồm có bốn người, đó là: bố, mẹ, chị gái và em. Bố em là công nhân, năm nay bố ba mươi sáu tuổi. Bố rất chăm chỉ và quan tâm tới gia đình. Mẹ em năm nay ba mươi ba tuổi. Mẹ làm nghề thợ may nên rất khéo léo và đảm đang. Chị Hoa hiện đang là học sinh lớp sáu. Chị rất gương mẫu và học giỏi. Ở nhà, chị giúp bố mẹ khá nhiều việc trong gia đình như : nấu cơm, tự giặt quần áo của mình, lau dọn nhà cửa và rửa bát… Còn em năm nay học lớp hai, em rất yêu gia đình của mình.

Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em năm nay bốn mươi lăm tuổi, là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hồ Chí Minh. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện tỉnh. Chị gái em là học sinh lớp sáu. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Hai trường tiểu học thị xã Tân Châu. Em rất yêu gia đình mình.

Em là Bình, học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Trung Văn. Gia đình em gồm có bốn thành viên. Bố mẹ em năm nay đều ba mươi tuổi. Bố em làm nhân viên văn phòng. Mẹ em là giáo viên mầm non. Thành viên thứ tư của nhà em là bé Tũn, em vẫn nằm trong bụng mẹ. Mẹ nói phải qua ba tháng nữa em mới được gặp em. Em rất mong chờ để gặp em trai mình. Em vô cùng yêu mến gia đình mình.

Gia đình em có bốn người. Đó là bố mẹ em, bé Giang và em. Bố em năm nay ba mươi hai tuổi. Bố làm nghề nghiền hương. Bố làm rất chịu khó. Mẹ em gần ba mươi tuổi. Mẹ làm hương rất giỏi. Mẹ nấu thức ăn rất ngon. Em là học sinh lớp hai, trường Tiểu học Kiền Bái. Em rất yêu gia đình mình.

Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hồ Chí Minh. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện tỉnh Bến Tre. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba ngành quản trị kinh doanh. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp hai của trường tiểu học ở thị xã. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương chị gái.

Gia đình em có bốn người, gồm có: Bố em ba mươi bảy tuổi, là kỹ sư Quản lý đất đai công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẹ em ba mươi lăm tuổi là giáo viên và em bảy tuổi là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Lĩnh Nam. Em có em trai bốn tuổi. Bố mẹ rất yêu thương hai anh em. Em rất yêu quý bố mẹ và thương em. Em rất vui được là một thành viên trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.

Mình sinh ra trong gia đình có bốn người gồm: bố, mẹ, mình và cô em gái nữa. Bố mình tên là Quang Hải, bố năm nay đã ba mươi tám tuổi rồi. Bố mình làm nghề lái taxi nên bố mình bận suốt ngày, bố đi từ sáng sớm đến tối khuya mới về. Mẹ mình tên là Thủy Tiên, mẹ năm nay đã ba mươi tuổi. Mẹ mình làm văn phòng ở một công ty cạnh nhà nên mẹ mình có nhiều thời gian chăm sóc và đưa đón chúng mình đi học hơn. Em gái mình tên là Ngọc, năm nay em lên bốn tuổi. Em mình học trường mầm non Sen Hồng, Hà Đông. Em mình rất ngoan và rất nghe lời bố mẹ và mình. Cuối cùng là mình, năm nay bảy tuổi. Mình là con trai lớn nên bố mẹ mình đã dạy mình biết làm một số việc nhà để giúp đỡ bố mẹ. Gia đình mình lúc nào cũng vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Mình rất yêu gia đình của mình.

Em sinh ra trong một gia đình có bốn người: bố, mẹ, anh trai và em. Bố của em năm nay bốn mươi tuổi. Công việc của bố là bác sĩ. Còn mẹ em là một giáo viên tiểu học. Mẹ rất dịu dàng, lại đảm đang. Chị gái của em đang là học sinh lớp chín. Năm nay, chị sẽ bước vào kì thi chuyển cấp vô cùng quan trọng. Còn em đang là học sinh lớp hai của trường tiểu học (tên trường). Môn học mà em thích nhất là Tiếng Việt và Tiếng Anh. Em rất yêu gia đình của mình.

Gia đình của em có bốn thành viên. Bố em năm nay bốn mươi lăm tuổi. Bố là một bác sĩ. Còn mẹ em năm nay bốn mươi hai tuổi. Mẹ là một cô giáo dạy Toán. Anh trai em năm nay học lớp năm. Anh học rất giỏi. Thành viên cuối cùng là em. Năm nay, em đang là học sinh lớp 2A, trường (tên trường). Em rất yêu thương mọi người trong gia đình của mình.

Các thành viên trong gia đình của em gồm bố, mẹ, anh trai và em. Bố em năm nay bốn mươi sáu tuổi. Bố của em là một chiến sĩ công an. Còn mẹ em năm nay bốn mươi hai tuổi. Mẹ là một đầu bếp. Anh trai của em đang học lớp 11. Anh học rất giỏi. Thành viên nhỏ tuổi nhất là em. Năm nay, em đang là học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Cầu Vồng. Em rất yêu thương mọi người trong gia đình của mình.

Gia đình em có năm người. Đó là ông em, bố mẹ em, bé Lộc và em. Ông em đã già nhưng còn minh mẫn. Bố em là một thợ đúc gang. Mẹ em là một người làm đậu rất khéo. Bé Lộc mới hai tuổi nhưng rất nghịch. Còn em học lớp 2A Trường Tiểu học Kiền Bái. Cả nhà em đều yêu thương nhau. Em thấy gia đình em thật hạnh phúc.

Gia đình em gồm năm người. Đó là bà, bố mẹ em, bé Nhung và em. Bà em đã già, mái tóc bạc phơ. Bố em năm nay ba mươi hai tuổi. Bố làm nghề công nhân xi măng. Mẹ em gần ba mươi tuổi. Mẹ thường làm việc ngoài đồng. Mẹ rất chịu khó. Bé Nhung học mẫu giáo. Em là học sinh lớp hai Trường Tiểu học Kiền Bái. Em thấy gia đình em thật hòa thuận và yêu quý nhau. Em rất yêu gia đình em.

Gia đình em có năm người. Đó là cụ em, bố mẹ em, bé Lan và em. Cụ em đã già nhưng còn minh mẫn. Bố em là một thợ đúc gang. Mẹ em là một người làm đậu rất khéo.Bé Lan mới hai tuổi nhưng rất nghịch. Em học lớp 2B Trường Tiểu học Cẩm Sơn. Cả nhà em đều yêu thương nhau. Em thấy gia đình em thật hạnh phúc.

Gia đình của em có năm người: ông nội, bố, mẹ, em và em trai. Ông nội của em năm nay đã bảy mươi chín tuổi. Nhưng ông vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn lắm. Ông sống cùng với gia đình em từ khi em còn rất nhỏ. Bố của em bốn mươi tuổi. Công việc của bố là một cảnh sát. Người em yêu nhất chính là mẹ. Mẹ em năm nay ba mươi tám tuổi. Mẹ là người phụ nữ đảm đang và dịu dàng. Em trai chính là người nhỏ tuổi nhất trong gia đình. Năm nay, em mới có năm tuổi thôi. Em trai của em rất đáng yêu. Cuối cùng là em, một học sinh lớp 2 của trường Tiểu học (tên trường). Em thích học môn Tiếng Anh nhất. Mọi người trong gia đình em đều rất yêu thương nhau.

Gia đình của em có năm thành viên. Thành viên lớn tuổi nhất là bà ngoại. Năm nay, bà đã bảy mươi sáu tuổi. Nhưng bà vẫn còn rất khỏe mạnh. Thành viên thứ hai là bố của em. Năm nay, bố bốn mươi hai tuổi. Công việc của bố là một giáo viên dạy môn Hóa. Thành viên thứ ba là mẹ của em. Năm nay, mẹ bốn mươi tuổi. Mẹ là người phụ nữ đảm đang và dịu dàng. Thành viên thứ tư là em. Em đang là học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Hoa Mai. Cuối cùng, thành viên nhỏ tuổi nhất là em trai của em. Em mới chỉ có một tuổi thôi. Người em yêu quý nhất trong gia đình là mẹ.

Trong gia đình của em có năm thành viên. Ông bà nội em đã lớn tuổi. Nhưng cả hai vẫn còn khỏe mạnh. Bố em là một chiến sĩ công an. Còn mẹ em là một cô giáo. Công việc của bố mẹ rất bận rộn. Thành viên cuối cùng là em. Năm nay, em bảy tuổi. Em đang là học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Cầu Vồng. Em rất yêu mọi người trong gia đình mình.

Đại gia đình của em gồm có năm thành viên. Thành viên lớn tuổi nhất là ông nội của em. Năm nay, ông đã bảy mươi tuổi. Ông là một giáo viên đã về hưu. Thành viên thứ hai là bố của em. Bố là một bác sĩ đa khoa. Công việc của bố rất bận rộn. Thành viên thứ ba là mẹ của em. Mẹ là một giáo viên dạy Toán. Thành viên thứ tư là em. Em đang là học sinh lớp 2A1, trường Tiểu học Cầu Vồng. Thành viên nhỏ tuổi nhất là em Linh. Em mới được ba tháng tuổi. Mọi người trong gia đình của em rất yêu thương nhau.

Gia đình của em có năm thành viên. Ông, bà nội của em đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông bà vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Bố em là một bác sĩ. Còn mẹ em là một y tá. Công việc của bố mẹ rất bận rộn. Thành viên cuối cùng là em. Năm nay, em bảy tuổi. Em đang là học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành. Em rất yêu mọi người trong gia đình mình.

Gia đình em có sáu người: ba, mẹ, ba chị gái và em; mọi người trong gia đình em đều rất yêu thương nhau. Ba mẹ em đều là nông dân. Chị lớn em học lớp 12, chị hai học lớp 9, chị ba học lớp 5 và em năm nay học lớp 2. Ba chị đều rất yêu thương em, có gì ngon cũng để dành phần em nhiều hơn. Chị của em học rất giỏi, chăm ngoan nữa nên em vẫn luôn tự hào về các chị. Gia đình em dù sống vất vả nhưng mọi người đều yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Em yêu gia đình mình nhiều lắm.

Gia đình em gồm sáu người. Đó là ông bà, bố mẹ em, bé Ngọc Trinh và em. Ông em là cán bộ về hưu, năm nay ông 80 tuổi. Bà em cũng đã già, mái tóc bạc phơ. Bố em năm nay bốn mươi tư tuổi. Bố làm nghề công nhân xi măng. Mẹ em gần bốn mươi tuổi. Mẹ thường làm việc ngoài đồng. Mẹ rất chịu khó. Bé Ngọc Trinh học mẫu giáo lớp ba tuổi. Em là học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Nguyễn Huệ. Em thấy gia đình em thật hòa thuận và yêu quý nhau. Em rất yêu gia đình em. Em mong rằng gia đình em luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc.

Nhà em có sáu người: ông nội, bố, mẹ, chị gái, anh trai và em. Ông nội năm nay đã ngoài tám mươi nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Bố và mẹ em đều bốn mươi lăm tuổi. Bố là một kỹ sư, còn mẹ là một đầu bếp. Chị gái của em năm nay mười tám tuổi. Chị là sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Anh trai của em đang là học sinh lớp mười. Còn em mới chỉ bảy tuổi. Em là học sinh lớp hai. Mỗi buổi tối cả gia đình em lại quây quần bên mâm cơm. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ. Em cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì có một gia đình tuyệt vời như vậy.

Gia đình của em gồm sáu thành viên. Ông bà nội của em đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông và bà vẫn rất khỏe mạnh. Bố của em là một bác sĩ nha khoa. Công việc của bố rất bận rộn. Còn mẹ của em là một giáo viên Tiểu học. Thành viên tiếp theo là anh trai của em. Năm nay, anh đang học lớp 11. Em là thành viên nhỏ tuổi nhất. Hiện tại, em đang học lớp 2A, trường Tiểu học Nguyễn Du. Em rất yêu mọi người trong gia đình của mình.

Các thành viên trong gia đình của em gồm có: ông nội, bố, mẹ, anh trai, chị gái và em. Ông nội của em đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông và bà vẫn rất khỏe mạnh. Bố của em là một luật sư. Công việc của bố rất bận rộn. Còn mẹ của em là một giáo viên Tiểu học. Anh trai của là sinh viên năm hai của trường Đại học Ngoại Thương. Còn chị gái của em đang học lớp 11. Em là thành viên nhỏ tuổi nhất. Hiện tại, em đang học lớp 2A, trường Tiểu học Hai Bà Trưng. Em rất yêu mọi người trong gia đình của mình.

Advertisement

Đại gia đình của em có sáu thành viên. Ông bà nội của em đã ngoài bảy mươi tuổi. Cả hai vẫn còn rất minh mẫn, khỏe mạnh. Bố của em là luật sư. Còn mẹ của em là một đầu bếp. Công việc của bố mẹ rất bận rộn. Thành viên tiếp theo là chị gái của em. Năm nay, chị đang học lớp 12. Em là thành viên nhỏ tuổi nhất. Hiện tại, em đang học lớp 2A, trường Tiểu học Hướng Dương. Em rất yêu mọi người trong gia đình của mình.

Đại gia đình của em có sáu thành viên. Ông nội của em đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông đang sống cùng gia đình em. Bố em là con út của ông. Bố là một chiến sĩ công an. Còn mẹ em là một bác sĩ. Mẹ rất xinh đẹp và dịu dàng. Thành viên tiếp theo là chị gái của em. Năm nay, chị đang học lớp sáu. Em là thành viên thứ năm của gia đình. Hiện tại, em đang học lớp 2A, trường Tiểu học Hướng Dương. Bé Mít là thành viên nhỏ tuổi nhất. Bé mới được hơn ba tháng tuổi. Em rất yêu thương mọi người.

Đại gia đình em có tám người. Ông bà nội đã ngoài 80 tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Chú Kiều là sĩ quan Hải quân đã và đang trấn giữ đảo Trường Sa. Cô Uyên là con út của ông bà, là kỹ sư địa chất thường đi công tác trên Tây Bắc. Bố em là con cả của ông bà, tên là Nguyễn Đức Thìn, 50 tuổi, lái xe lửa trên đường Bắc – Nam. Mẹ em là Nguyễn Thị Bình, 46 tuổi làm y tá bệnh viện thị xã. Chị gái em là Nguyễn Thị Cẩm Tú, học lớp 10, rất xinh đẹp, học giỏi. Em là Nguyễn Đức Châu 8 tuổi, béo ục ịch, học lớp 2, chị gái em gọi là “Trâu Đen”. Ngày tết, ngày giỗ, chú Kiều, cô Uyên mới về chơi, ông bà vui lắm.

Gia đình của em gồm có tám người. Ông bà nội đã lớn tuổi, nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Bác Lan là con gái đầu của ông bà, năm nay bốn mươi lăm tuổi. Bác Tuấn là chồng của bác Lan, năm nay bốn mươi chín tuổi. Hai vợ chồng bác đều là giáo viên của một trường cấp hai trong huyện. Anh Hoàng là con trai duy nhất của hai bác. Anh đang là sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Còn bố em là con trai út của ông bà. Bố em năm nay ba mươi sáu tuổi. Bố là một bác sĩ. Mẹ em năm nay ba mươi tư tuổi. Mẹ em là một y tá. Thành viên nhỏ tuổi nhất là em. Em đang là học sinh lớp 2A, trường tiểu học (tên trường). Đến cuối tuần, cả nhà sẽ về thăm ông bà nội. Cả nhà quây quần bên nhau ăn cơm, trò chuyện rất vui vẻ. Em rất yêu gia đình của mình.

Đại gia đình của em gồm có tám thành viên. Ông bà ngoại của em năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Mẹ em là con gái út của ông bà. Mẹ lấy bố, sinh ra em. Bác Hùng là con trai cả của ông bà. Còn bác Lan là vợ của bác. Hai bác có một người con là anh Tùng. Mọi người trong đại gia đình của em đều rất yêu thương nhau. Cuối tuần, tất cả các thành viên đều về thăm ông bà. Cả nhà cùng ăn cơm, trò chuyện rất vui vẻ. Em rất yêu đại gia đình của mình.

Gia đình của em gồm có tám thành viên. Ông và bà nội của em đã ngoài bảy mươi tuổi. Bố của em là con cả của ông bà. Công việc của bố là kiến trúc sư. Mẹ của em là một y tá. Anh trai của em đang là sinh viên đại học. Chị gái của em đang học lớp mười. Thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình là Bông – em gái của em. Em mới ba tháng tuổi thôi. Còn em đang là học sinh lớp 2A6, trường Tiểu học Hòa Bình. Em rất yêu mọi người trong gia đình của mình.

Đại gia đình của em có tám thành viên. Ông bà nội của em đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng còn rất khỏe mạnh. Bố của em là con trai trưởng của ông bà. Công việc của bố là kỹ sư. Mẹ của em là một đầu bếp. Anh trai của em đang là sinh viên đại học. Chị gái của em đang học lớp mười hai. Còn em là thành viên nhỏ tuổi nhất. Hiện tại, em đang là học sinh lớp 2A1. Ngoài bố, ông bà em còn có một người con gái là cô Minh. Công việc của cô là bác sĩ. Và cô vẫn chưa kết hôn. Em rất yêu gia đình của mình.

Gia đình của em gồm có tám thành viên. Ông bà nội của em đã rất cao tuổi. Bố của em là con cả của ông bà. Công việc của bố là bác sĩ. Còn mẹ của em là một giáo viên. Anh trai của em đang là sinh viên đại học. Chị gái của em đang học lớp chín. Thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình là Mít – em trai của em. Em mới sáu tháng tuổi thôi. Còn em đang là học sinh lớp 2A6, trường Tiểu học Hòa Bình. Em rất yêu mọi người trong gia đình của mình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tập Làm Văn Lớp 5: Đoạn Văn Kể Về Một Tấm Gương Hiếu Học (9 Mẫu) Luyện Tập Thay Thế Từ Ngữ Để Liên Kết Câu – Tuần 26 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!