Xu Hướng 10/2023 # Review: Chợ Phiên Đồng Văn Hà Giang, Nét Văn Hóa Vùng Cao # Top 18 Xem Nhiều | Yvju.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Review: Chợ Phiên Đồng Văn Hà Giang, Nét Văn Hóa Vùng Cao # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Review: Chợ Phiên Đồng Văn Hà Giang, Nét Văn Hóa Vùng Cao được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu về chợ phiên Đồng Văn Hà Giang

Công trình chợ phiên Đồng Văn được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1925 đến năm 1928. Nhìn tổng thể thì chợ phiên Đồng Văn có kiến trúc theo lối kết cấu hình chữ U, được thiết kế theo phong cách Việt – Hoa xen lẫn nên có sự giao thoa rất tinh tế, phù hợp với phong thủy của miền cao nguyên núi đá. Đi dạo quanh khu chợ, bạn sẽ được nhìn thấy những dãy cột đá to đến ba bốn người ôm được đục đẽo đẹp mắt với các chi tiết đều chăm chút cẩn thận. Thiết kế này nhằm giúp tạo cho khu chợ có độ vững chắc hơn khi nằm giữa lòng chảo thung lũng đá Đồng Văn.

Đến với chợ phiên Đồng Văn, du khách sẽ có cơ hội nhìn thấy một bức tranh sinh động của một phiên chợ tiêu biểu vùng cao. Từng đoàn người nô nức, xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc từ các bản làng, kéo nhau tập trung về chợ và ai ai cũng mang theo những sản phẩm nông sản, gia súc, gia cầm sẵn có của mình để đến trao đổi, mua bán. Họp chợ phiên Đồng Văn ở Hà Giang không chỉ đơn thuần chỉ là dịp để người dân địa phương trao đổi hàng hóa mà còn giống như một ngày hội để những nam thanh nữ tú gặp gỡ tìm hiểu nhau, để các bà, các mẹ diện những bộ quần áo mới xuống phố, phục sức đặc biệt hơn thường ngày hay là dành cho những nhóm bạn bè lâu ngày gặp gỡ trò chuyện với nhau.

Chợ phiên Đồng Văn cũng là nơi mà du khách được hòa mình vào không khí văn hoá nghệ thuật của người bản địa với các hình ảnh của những đôi bạn trẻ đang đắm chìm trong bản nhạc hay là những tiếng khèn lá vô cùng hấp dẫn. Du khách cũng rất thích thú khi nhìn thấy các bộ trang phục rực rỡ của các cô gái đang nhảy múa hòa cùng những chàng trai đang thể hiện tài năng qua những tiền khèn lá

Lịch họp chợ phiên Đồng Văn Hà Giang

Khác với những ngôi chợ bình thường của người dân đồng bằng thì chợ phiên ở vùng cao sẽ có lịch họp chợ riêng. Chợ phiên Đồng Văn Hà Giang sẽ diễn ra định kỳ vào Chủ Nhật hàng tuần, từ 05g00 sáng đến 13g00 trưa. Vào ngày họp chợ phiên thì bà con các dân tộc Mông, Tày, Bố Y, Nùng, Giáy, Lô Lô,… đều tranh thủ đi từ tờ mờ sáng sớm để xuống chợ kịp thời gian, mang theo các sản vật địa phương, gia súc chăn nuôi, sản phẩm thủ công tự làm,… dùng để trao đổi, mua bán với nhau. Ngoài ra vào các dịp lễ tết thì bà con vùng cao cũng có tổ chức thêm các buổi họp chợ phiên.

Bên cạnh đó vào mỗi tháng thì chợ phiên Đồng Văn ở Hà Giang sẽ có thêm một ngày họp chợ đặc biệt vào khoảng giữa tháng với các chương trình văn hóa riêng của dân tộc dành cho du khách tham quan và chiêm ngưỡng. Trong phiên chợ đặc biệt này thì những người dân bản địa sinh sống tại huyện Đồng Văn sẽ tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo của riêng vùng đất Đông Bắc như thi chọi chim, trưng bày dệt thổ cẩm,… Khách du lịch sẽ được đắm chìm trong không gian lễ hội đầy màu sắc, tham gia nhiều trò chơi và hiểu thêm về văn hóa của người Đồng Văn nói riêng cũng như Hà Giang nói chung.

Mua gì, ăn gì ở chợ phiên Đồng Văn

Đến chợ phiên Đồng Văn, du khách có thể hòa mình vào bầu không khí mua bán sôi nổi của người dân nơi đây để từ đó hiểu thêm về văn hóa, tập tục của người bản địa. Hay là bạn có thể tìm mua được cho mình một số món đặc sản địa phương để làm quà sau chuyến du lịch Hà Giang và nếm thử ẩm thực của người Hà Giang. Các gian hàng quán ăn tại chợ phiên Đồng Văn có bán đầy đủ những món ăn đặc sản Hà Giang để bạn thưởng thức hoặc mua về làm quà cho bạn bè và gia đình. Đặc biệt hơn, vào những dịp lễ hội, lễ tết thì còn có nhiều món ngon khác như rượu ngô, thắng cố, chả trứng, cháo ấu tẩu, xôi ngũ sắc, cơm lam Bắc Mê, thịt trâu gác bếp,… Bên cạnh đó, những món đồ thủ công với họa tiết thổ cẩm cũng là một lựa chọn của nhiều du khách vì đó là nét chỉ riêng vùng đất Đông Bắc mới có.

Đặc biệt nhất là bạn nên thử món thắng cố – là món ăn nổi tiếng đặc trưng nhất ở Hà Giang mà nhiều người đều thưởng thức khi ghé đến chợ phiên Đồng Văn. Đa phần món thắng cố được làm từ ngựa hoặc những loài gia súc: trâu, bò, heo,…Nét đặc trưng nhất của món này là pha trộn tất cả các bộ phận như lòng, tim, gan, phổi, tiết, thịt… đến xương để nấu. Toàn bộ các nguyên liệu lục phủ ngũ tạng, thịt, xương sẽ được ninh nhừ cùng 12 loại thảo mộc núi rừng như thảo quả, quế, hồi… Món thắng cố của người Hà Giang gây ấn tượng với mùi hương ngai ngái của ruột non động vật nên ban đầu nhiều du khách còn e dè không dám thử. Tuy nhiên một khi đã thử và quen với hương vị lạ này thì thực khách khó lòng mà dừng đũa.

Không chỉ ăn uống hay mua sắm mà khi ghé chợ phiên Đồng Văn Hà Giang cũng có một hoạt động được du khách yêu thích đó là hoá thành những cô nàng dân tộc với trang phục váy thổ cẩm xinh xắn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cho mình một bộ váy thổ cẩm ưng ý tại các gian hàng quần áo trong chợ hoặc là có thể đi thuê cũng được nếu không có nhu cầu mua về kỉ niệm. Sau đó thì còn chần chừ gì mà không hóa thân biến hình ngay thành một cô nàng dân tộc đang dạo bước giữa khung cảnh tấp nập của khu chợ phiên Đồng Văn.

Nếu chọn xe máy làm phương tiện di chuyển đến chợ phiên Đồng Văn thì hãy bảo dưỡng xe máy của bạn kĩ lưỡng (nếu bạn tự túc phương tiện) hoặc thuê xe thì nên nhờ chọn các loại xe có máy mạnh vì đoạn đường di chuyển hơi khó khăn, đèo dốc cũng nhiều.

Nên chuẩn bị những đôi giày thể thao để việc di chuyển cũng như việc tham quan dễ dàng, thuận tiện hơn.

Nhớ chuẩn bị tiền mặt để mua sắm, ăn uống tại chợ phiên Đồng Văn. Vì đa số người bán cũng không sử dụng tài khoản ngân hàng và tại chợ cũng có ít nơi để rút tiền.

Khi mua đồ lưu niệm hay vật dụng tại chợ thì cũng nên tham khảo giá cả trước khi mua cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thanh toán.

Khu chợ phiên Đồng Văn rất đông người qua kẻ lại nên du khách nhớ cất giữ cẩn thận các vật dụng cá nhân, tư trang, tiền bạc,… để tránh bị trộm cắp.

Đăng bởi: Đàm Thị Lan Hương

Từ khoá: Review: Chợ Phiên Đồng Văn Hà Giang, Nét Văn Hóa Vùng Cao

Review Du Lịch Khám Phá Cao Nguyên Đá Đồng Văn Hà Giang

Giới thiệu về cao nguyên đá Đồng Văn

Những trải nghiệm đặc biệt tại cao nguyên đá Đồng Văn

Các điểm du lịch khác tại cao nguyên đá Đồng Văn

Giới thiệu về cao nguyên đá Đồng Văn

“Không có ngọn núi nào cao hơn đầu gối” – đây là câu thành ngữ này của người Mông nghe tự hào biết mấy. Bạn sẽ càng cảm thấy câu nói này tuyệt đẹp khi tới Cao nguyên đá Đồng Văn và được đặt chân lên một vùng núi đá vôi hùng vĩ có độ cao trên 1.000m.

Cao nguyên đá Đồng Văn ở đâu?

Ở đây có tới 80% diện tích của Cao nguyên đá Đồng Văn đã bị  lộ đá vôi do những ảnh hưởng từ môi trường và vết tích còn tồn lại từ lịch sử phát triển của vỏ trái đất. Ngoài ra, cao nguyên này còn là nơi lưu giữ rất nhiều mẫu hóa thạch có niên đại cách bay giờ tới 400 – 600 triệu năm. Còn là nơi hội tụ nhiều sự kiến tạo đặc biệt về địa chất, tự nhiên và môi trường, văn hóa mà đến năm 2010, vì thế Cao nguyên Đồng Văn đã được UNESCO chính thức công nhận là một Công viên địa chất toàn cầu.

Cách di chuyển đến cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn cách trung tâm thành phố Hà Giang về khoảng 140km, tốt nhất bạn nên di chuyển tới thị trấn Đồng Văn trước bằng xe ô tô hoặc xe máy, bạn sẽ mất khoảng tầm 2,5-3 tiếng chạy xe. Nếu muốn tiết kiệm sức lực cho những cung đường phượt về sau thì bạn có thể bắt tuyến xe khách đi từ TP. Hà Giang lên thị trấn Đồng Văn, với chi phí vào khoảng 70-80k/ người.

Đọc Thêm: ĐIỂM DANH TOP 6 NHÀ XE KHÁCH HẢI PHÒNG HÀ GIANG CHẤT LƯỢNG CAO

Địa chỉ khách sạn Khải Hoàn: Số 6, đường 3/2 – thị trấn Đồng Văn – huyện Đồng Văn

Địa chỉ khách sạn Hoàng Ngọc: Tổ 4 – Thị trấn Đồng Văn – huyện Đồng Văn

Du lịch cao nguyên đá Đồng Văn mùa nào đẹp nhất?

Tại cao nguyên đá Đồng Văn khi các du khách đi du lịch thì nên lựa chọn thời điểm phù hợp. Với khí hậu Hà Giang lạnh và có nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 21-23 độ C. Vì thế thời điểm thích hợp nhất để bạn đi du lịch tại Cao nguyên đá Đồng Văn đó là tháng 10,11 và 12. Đây cũng là mùa hoa tam giác mạch nở rộ cùng với những cánh đồng cải khoe sắc đẹp. Khi đứng từ trên cao bạn sẽ bắt gặp khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây.

Những trải nghiệm đặc biệt tại cao nguyên đá Đồng Văn Chiêm ngưỡng kiệt tác từ đá vôi tại cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn là một vùng núi đá kéo dài từ Đồng Văn, xuyên qua Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ nhưng nó chiếm diện tích lớn nhất vẫn là khu vực huyện Đồng Văn. Tìm đến một đỉnh núi cao, rồi bạn phóng tầm mắt ra xa sẽ bao quát được cả một vùng đồi núi nhấp nhô tựa như một bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên. Nơi đây được biết đến là một trong những vùng núi đá vôi rất đặc biệt, không chỉ mang giá trị mỹ quan mà cao nguyên Đồng Văn còn có nhiều giá trị về lịch sử, tính đa dạng sinh học.

Cao nguyên Đồng Văn khi vào mùa hoa

Hà Giang thưởng ngoạn với vẻ đẹp thâm sơn cùng cốc. Khi những tia nắng xuân còn chưa kịp gõ cửa người ta lại bắt gặp sắc hồng của hoa đào và sắc trắng tinh khôi của hoa mơ, hoa mận len lỏi cả những lối nhỏ dẫn vào nhà. Đến tháng 3 lại là mùa của hoa gạo, những đóa hoa này trải dài cả quốc lộ 4C, từ Quản Bạ đến Yên Minh, Mèo Vạc nhưng nhiều nhất  là 2 xã Cán Tỷ và xã Đông Hà, Quản Bạ. Sắc đỏ của hoa gạo tựa như một ngọn lửa nhỏ tô thắm thêm cho sắc xanh núi rừng và cả sắc xám của những vùng rừng đá vôi.

Đọc Thêm: Đôi nét thú vị về Phố Cáo Hà Giang

Tìm hiểu về cuộc sống những người dân tộc thiểu số

Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi sinh sống của 17 dân tộc thiểu số, trong số đó có hơn 90% là người dân tộc Mông. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời giúp bạn có thể tìm hiểu nhiều điều thú vị về cuộc sống, con người cũng như phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Văn hóa, phong tục tập quán người Mông hiện lên rõ nét không chỉ qua những trang phục thổ cẩm mà họ đang mặc trên người mà còn là từ chính những ngôi nhà tường trình, những ngôi nhà đã được xây bằng đất và là tổ ấm của người trong bản.

Các điểm du lịch khác tại cao nguyên đá Đồng Văn Khu di tích kiến trúc của nhà Vương

Với công trình độc đáo, đã được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 với thiết kế theo kiến trúc của Trung Quốc. Đây là khu di tích kiến trúc Nhà Vương và không chỉ là dinh thự mà còn là pháo đài phòng thủ ở giữa cao nguyên đá trong thời kỳ lịch sử. Với diện tích rộng khoảng 1.000 mét khu di tích kiến trúc nhà Vương này đã được công nhận là kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Vì thế đây có thể sẽ là điểm nhấn độc đáo trong chuyến du lịch của bạn tại cao nguyên đá Đồng Văn.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú Hà Giang là điểm du lịch có ý nghĩa lịch sử vô cùng thiêng liêng. Bởi đứng trên đỉnh Lũng Cú bạn có thể nhìn được bao quát quang cảnh hùng vĩ xung quanh.

Lễ hội chợ tình – Khâu Vai

Đối với những người đồng bào vùng cao thì họ thường tổ chức ễ hội chợ tình Khâu Vai. Chợ tình Khâu Vai sẽ có mỗi năm 1 lần vào gần cuối tháng 3 âm lịch. Phiên chợ cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc là 24 km. Tại lễ hội chợ tình Khâu Vai các bạn trai gái kéo nhau đến đây một lần chỉ để gặp gỡ và nói lời yêu. Du khách khi tới lễ hội chợ tình này sẽ được chiêm ngưỡng đủ màu sắc trang phục các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng… tạo nên một bức tranh rất sống động với nhiều màu sắc khác nhau.

Phố cổ Đồng Văn

Đọc Thêm: Top 10 điều đặc biệt về cột cờ Lũng Cú Hà Giang

Chợ phiên vùng cao

Tại vùng cao như Cao nguyên đá Đồng Văn thì thường diễn ra chợ phiên. Đây không chỉ là nét đẹp mang nét văn hóa mà còn thể hiện được nhiều giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tại chợ bán đầy đủ các mặt hàng như:  quần áo, nông sản và dụng cụ nông nghiệp,… Du khách tới chợ có thể lựa chọn được các đặc sản Hà Giang tại chợ phiên để mang về làm quà cho mọi người.

Đặc sản tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thắng cố: đây là món đặc sản của Tây Bắc với mùi thơm của thảo quả, củ sả, hạt dổi,  với vị béo ngậy của thịt.

Cháo ấu tẩu: được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng trộn cùn với gạo tẻ, củ ấu sau đó đã được ninh kỹ với nước hầm chân giò béo ngậy.

Cơm Lam Bắc Mê: món ăn đã dần trở thành một đặc sản đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Cơm lam này có mùi thơm phức quyện cùng với lá chuối và ống nướng, ăn cùng muối vừng hay ăn cùng cá suối nướng ngon tuyệt cú mèo.

Một số lưu ý khi đến cao nguyên đá Đồng Văn

Ngoài ra đến với Đồng Văn Hà Giang bạn nên chuẩn bị cho mình những bộ trang phục quần áo dài tay và những ngày mùa đông bạn nên chuẩn bị trước cho mình những bộ quần áo ấm trong hành trình du lịch của mình.

Trước khi đến với Hà Giang bạn cũng nên kiểm tra trước cho mình tuyến đường cũng như tuyến hành trình để đến với Hà Giang cũng như cao nguyên đá Đồng Văn.

Đăng bởi: Phương Nguyễn

Từ khoá: Review du lịch khám phá cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang

Nét Văn Hóa Chăm Trong Lễ Cúng Chà Jà

Trong đời sống xã hội của người Chăm, tộc họ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố tạo nên cấu trúc làng xã. Mỗi tộc có một tộc trưởng, là một phụ nữ đức độ, có uy tín với bà con tộc họ, và đặc biệt là phải thông hiểu các điệu múa lễ, được bà con trong tộc bầu lên.

Lễ cúng Chà JàNét-  nét đẹp văn hóa Chăm

LỄ CÚNG CHÀ JÀ LỚN

Người Chăm ở Tánh Linh theo đạo Hồi, nên ngoài các thầy Cả, thầy Mum, thầy Tiếp, thầy Trình, thầy Chang, thì còn có thầy Bóng, thầy Giỗ để trợ giúp trong các lễ cúng theo tập tục truyền thống của dân tộc.

Thầy cả và thầy Mum

Phân biệt Chà Jà lớn và Chà Jà nhỏ NHỮNG NGHI THỨC

Trong lễ Chà Jà, múa chiếm một vị trí quan trọng trong phần nghi thức cúng. Đệm cho lễ múa là 4 loại nhạc cụ: trống ghi-năng, trống ba-ra-nưng, kèn sa-ra-nai và chênh. Có tất cả 18 điệu múa, và người tộc trưởng luôn là người múa nhiều nhất. Thỉnh thoảng, những tiếng hê đồng giọng của đám đông cũng góp phần tạo nên không khí sôi động và hùng tráng của buổi lễ.

Tộc trưởng múa trong lễ hội

Lễ cúng Chà Jà là lễ cúng của dòng tộc, nhưng luôn được sự trợ giúp của cả cộng đồng. Thầy Mum 40 Thông Thương bảo, đây là lễ cúng không định kỳ, nên đôi khi phải năm, bảy mươi năm mới tổ chức một lần. Chỉ khi bầu lại Chì Nhần (Tộc trưởng) thì người ta mới làm Chà Jà xích đu, tức Chà Jà lớn, trong suốt 7 ngày liên tục. Những Chà Jà để cầu cho làm ăn phát đạt, tránh được bệnh tật… chỉ làm trong 2 ngày, và cũng vài năm mới có một lần. Có lẽ vì khó gặp, nên Chà Jà lần này thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong vùng. Sự hân hoan hiện rõ trên từng gương mặt. Các thầy Chang từ Ma Lâm cũng vượt hàng trăm cây số về dự. Trong suốt 7 ngày, người tộc trưởng hầu như múa liên tục. Đôi khi trong nghi lễ có cả các yếu tố gây cười, góp phần làm cho không khí lễ cúng trở nên vui nhộn và hào hứng. Dân làng nô nức kéo đến xem chen nhau đứng chật xung quanh khu hành lễ, nhưng hết sức trật tự. Đêm thứ 7, lễ cúng diễn ra suốt đêm, người tộc trưởng xem chừng đã mệt mỏi, hai mắt trĩu nặng, nhưng những bước chân vẫn dẻo dai trong các điệu múa.Lễ cúng Chà Jà còn thể hiện được nét văn hóa phồn thực của người Chăm qua hai bức tượng nam nữ khỏa thân, gọi là hai ông Lo. Mỗi bước tượng được đặt trên một con thuyền gỗ, và tham gia trong lễ cúng với nghi thức nghiêm trang, tượng trưng cho lời khẩn cầu sự sinh sôi nẩy nở, mùa màng tốt tươi. Các động tác của hai bức tượng rất gợi mà không dung tục, vì nó là nét văn hóa tâm linh, được diễn ra trong không khí tôn nghiêm của lễ cúng.Lễ cúng Chà Jà không đơn thuần là để cầu mong sự an vui, thịnh vượng cho gia tộc, mà còn cầu mong những điều tốt lành sẽ đến với cộng đồng, với quốc gia dân tộc. Có lẽ vì vậy mà dù là lễ riêng của dòng tộc nhưng vẫn toát lên được lòng yêu nước thương nòi, sự nhân ái, tính hiền hòa của người Chăm, được cả cộng đồng quan tâm và trợ giúp. Những người ngoại tộc kéo về xem lễ cúng dường như cũng cảm nhận được sự may mắn sẽ đến với mình trong những lời khấn cầu đầy tình nhân ái của tộc chủ.

Mổ trâu trong lễ hội

NIỀM HẠNH PHÚC

Ngày mai Chà Jà sẽ kết thúc. 7 ngày đêm liên tục đã lấy đi rất nhiều sức lực của những người tham gia lễ cúng, vậy mà lạ thay, sự tiếc nuối vẫn hiện rõ trên từng gương mặt. Chà Jà rất quan trọng trong đời sống của người Chăm, nhưng là lễ cúng khá tốn kém, lại không phải cứ muốn làm là được. Là lễ cúng của dòng tộc, nên Chà Jà còn là biểu hiện của tinh thần đoàn kết, của sự gắn bó trách nhiệm trong cộng đồng. Chà Jà ít gặp, và Chà Jà xích đu lại càng ít gặp hơn, nên với người Chăm, được hòa mình trong lễ cúng Chà Jà chính là niềm hạnh phúc mà đôi khi cả đời người chỉ có được một lần. Có lẽ vì vậy mà dù đêm đã khuya mà bên trong khu hành lễ những vũ điệu Chăm vẫn dẻo dai nhịp nhàng theo tiếng trống, tiếng chênh, tiếng kèn rộn rã; những người đến xem vẫn đứng chật cả vòng trong vòng ngoài, và hầu như tất cả đều đã chuẩn bị cho một đêm linh thiêng và màu nhiệm kéo dài cho tới sáng.

Chà Jà chính là niềm hạnh phúc mà đôi khi cả đời người chỉ có được một lần

 

Đăng bởi: Thành Phố! Ánh Trăng

Từ khoá: Nét văn hóa Chăm trong lễ cúng Chà Jà

Nét Đẹp Văn Hóa Ẩm Thực Của Người Huế

Những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Huế 1. Lịch sử văn hóa: 2. Địa hình và thổ nhưỡng:

Thừa Thiên nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa, địa hình có Đồng bằng, biển, đầm phá, đồi núi thấp. Khí hậu Huế khắc nghiệt, đất đai không màu mỡ, nhưng có những vùng đất nhờ vào thời tiết khắc nghiệt lại tạo ra những thực phẩm nhiều loại mà trong số đó có “lắm cái ngon lừng danh”.

3. Con người và truyền thống. – Văn hóa ẩm thực xứ Huế:

Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, quan niệm “tam tòng tứ đức” là một chuẩn mực của người phụ nữ Huế xưa. Huế có truyền thống từ bao đời nay là “mẹ dạy con, bà dạy cháu, chị dạy em”. Các thiếu nữ quyền quý trước khi xuất giá phải được mẹ rèn dạy” Công Dung Ngôn Hạnh”. Chữ “Công” hàng đầu, mặc dù nhà giàu có, nhiều người giúp việc thì các cô gái vẫn phải tập đi chợ, nấu ăn hàng ngày.

Huế là nơi trước tiên của đất nước ta thành lập tổ chức phụ nữ trước tiên của nước ta, đấy là “Nữ công Học hội” (thành lập năm 1927, do bà Đạm Phương lãnh đạo).

Giữa thế kỷ 20, Hoàng Thị Kim Cúc, vị giáo sư gia chánh xuất sắc nhất của trường Đồng Khánh, đã giới thiệu được 600 món ăn Huế trong đó có 125 món chay, 34 loại canh, 50 món tráng miệng, 47 loại bánh, 70 loại mứt, 30 loại gia vị, v.v. Nhất là bà Kim Cúc giới thiệu được 60 thực đơn hoàn chỉnh của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Huế đã trở thành mẫu mực cho các thế hệ nội trợ Việt Nam.

4. Làng Nghề:

chúng mình được biết đến qua thời gian bởi những gia đình có truyền thống nấu nướng, những đầu bếp giỏi và những làng nghề nổi tiếng, với những món đặc sản địa phương.

5. Những thức uống của người Huế xưa:

Trong đời sống hàng ngày cũng giống như trong tế lễ, yến tiệc, đình đám… Việc sử dụng thức uống luôn là nhu cầu không thể thiếu. Ngoài nước uống dễ dàng từ các nguồn nước như nước sông, nước giếng, nước mưa… Người Huế xưa thường sử dụng thêm những thức uống khác như:

chúng mình xưa và nay khác gì? 1. Cơm hến và các món ăn từ hến – Văn hóa ẩm thực xứ huế

Nằm thật sâu dưới dòng sông, ẩn trong lớp bùn cát của tạo hóa, hến là món ăn dân dã hết sức quen thuộc của người Việt ta. Hến mềm mà dai dai, nước luộc từ hến rất ngọt, hầu như ai cũng thích. Hến có thể làm thành nhiều món khác nhau và món trước tiên phải giới thiệu về ẩm thực Huế nhất định là cơm hến.

Cơm hến có ở nhiều vùng, tuy nhiên ngon nhất thì phải đến Huế. Bát cơm hến của Huế có màu trắng thơm của gạo nấu chín vừa được để nguội, có hến xào hành phi thơm phức, có tóp mỡ chiên giòn béo ngậy, có rau sống tươi sạch bắt mắt và cả vị đậm đà của mắm ruốc Huế.

Nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Huế

Bên cạnh đấy, các món khác từ hến như bún hến, hến xào xúc bánh tráng, canh hến, bánh đập hến xào,… Ở Huế cũng được du khách yêu thích. Mỗi món ăn đều mang một phong vị riêng, tuy nhiên cái vị của hến vẫn đọng lại trên đầu lưỡi, khó quên. muốn ăn cơm hến và các món từ hến ngon ở Huế, du khách có thể tìm đến cồn Hến – Vĩ Dạ hay các quán trên đường Hàn Mặc Tử, từ từ cảm nhận hết hương vị ngọt dai và cay nồng của hến Huế.

Nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Huế

2. Bún bò huế – Linh hồn ẩm thực của Cố Đô – Văn hóa ẩm thực xứ Huế:

Thật không sai nếu như gọi bún bò Huế là linh hồn của ẩm thực Cố Đô Huế. Bởi món ngon nơi đây đã theo bước chân ai có mặt khắp mọi miền đất nước. Bởi người ta thích. Người ta ‘nghiện’ vô cùng cái vị ngọt thanh mà đậm đà của bún bò xứ Huế. Ăn rồi là nhớ ngay.

Đề cập đến bún bò Huế. Phải kể tới nước dùng được hầm từ xương để có vị ngọt và mùi vị đặc trưng. Không quá nồng nhưng đủ để thực khách cảm nhận chi tiết nhất. Tiếp đến là miếng giò chân giò. Thêm một miếng giò tự nắm, vài lát thịt bò thái mỏng đầy ắp cả tô. Có cả màu xanh xinh đẹp của lá hành tươi thái nhỏ.

Nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Huế

Bún bò Huế ăn kèm với rau sống đủ loại. Vừa mang ra là nhúng ngay vào nước còn nóng của tô bún. Nếu như thích, thực khách có thể cho chút mắm ruốc Huế để tăng thêm vị.

Khách du lịch ẩm thực Huế có thể ghé các quán bún Ông Vọng đường Nguyễn Du. Số 22 đường Lê Lợi, 13 đường Lý Thường Kiệt để thưởng thức tô bún bò cay nồng ngon nhất xứ Huế.

3. Các loại bánh Huế – Ăn chơi mà no thật:

Du lịch Huế, có dịp lang thang khắp các con đường khi trời chập chạ tối. Bạn sẽ gặp các dì đẩy xe đến góc đường. Bày biện bàn ghế nép vào một góc của vỉa hè hay dọn hàng ra trước mặt nhà. Khởi đầu bán đủ thứ bánh ngon của Huế.

Người Huế thích các loại bánh chế biến từ bột gạo để làm bữa ăn phụ. Đây còn được xem là nét văn hóa ẩm thực riêng của Cố Đô. Du khách có thể ghé hàng quán ngồi ăn chơi chén bánh bèo. Dĩa bánh bột lọc hoặc vài lá bánh khoái tôm thịt nóng hổi.

Nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Huế

Đường Ngự Bình, Nguyễn Bỉnh Khiêm, An Định được người Huế gọi là ‘khu phố bánh bèo’. Nơi du khách có thể thưởng thức chén bánh bèo ngon và nhìn thấy cả ‘văn hóa bánh bèo’ ở Cố Đô. Thượng Tứ là quán bán bánh khoái nổi tiếng nhất với 3 chi nhánh ở Bạch Yến, Lạc Thiện, Lạc Thạnh để du khách tìm đến thưởng thức.

Nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Huế

Một số nguồn làm tiểu luận văn hóa ẩm thực Huế

Đăng bởi: Yến Lâm

Từ khoá: Nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Huế

Cầu Thê Húc – Nét Đẹp Văn Hóa Kiến Trúc Ngàn Đời Của Hà Nội

1. Đôi nét về điểm du lịch Cầu Thê Húc

Hà Nội thực sự luôn đem lại cho những du khách tứ phương nhiều dấu ấn khó quên. Tại đây không chỉ nổi bật với vẻ đẹp của những tòa nhà cao tầng sang trọng, hiện đại, mà còn lưu giữ những di tích lịch sử gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

Một số địa điểm có thể kể đến như Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ Tịch, Nhà sàn Bác Hồ, Hồ Gươm,… Đặc biệt trong số đó không thể thiếu Cầu Thê Húc mang hàm ý là “nơi lưu lại ánh sáng”. Cây cầu có thiết kế độc đáo, nối liền với di tích đền Ngọc Sơn. Để vào tham quan di tích này, du khách cần mua vé từ 30.000 đồng – 50.000 đồng.

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển đến Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc ở đâu? Địa điểm này tọa lạc ở di tích đền Ngọc Sơn, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cầu Thê Húc tọa lạc ở vị trí trung tâm quận Hoàn Kiếm, rất gần với những địa điểm du lịch khác như Phố Tràng Tiền, Hồ Gươm, Hàng Mã,… Do đó, bạn thỏa thích đi tham quan mà không lo mất nhiều thời gian.

Có rất nhiều phương tiện khác nhau đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách như xe bus, xe máy, taxi ô tô. Mỗi phương tiện có những ưu điểm tạo điều kiện thuận lợi cho quý khách.

Taxi: Du khách có thể đặt xe taxi để di chuyển đến Cầu Thê Húc. Giá vé taxi sẽ có sự chênh lệch giữa các thời điểm khác nhau. Để tránh tình trạng bị lừa cùng như nhằm bảo đảm sự an toàn, cách tốt nhất là du khách nên đặt taxi qua các app công nghệ.

Xe bus: Phương tiện này giúp bạn di chuyển an toàn, tiết kiệm chi phí du lịch. Ngồi trong xe bus, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng khung cảnh đường phố Hà Nội sôi động và náo nhiệt.

3. Ý nghĩa kiến trúc và ý nghĩa lịch sử của Cầu Thê Húc 3.1. Ý nghĩa kiến trúc

Ban đầu, cây cầu xây dựng 15 nhịp, được sử dụng 32 chân gỗ để làm móng đỡ, trong đó có 2 chân gỗ cực chắc chắn và kiên cố. Về mặt cầu, người thi công sử dụng những tấm ván gỗ để lát, đặc biệt là chữ “Thê Húc” được thếp vàng vô cùng công phu và tỉ mỉ. Vào thời đó, Cầu Thê Húc mang đậm dáng dấp của những cây cầu có kiến trúc miền Bắc Bộ.

Sau đó, cây cầu bị phá hủy nên được trùng tu xây mới, người ta đã lấy chất liệu xi măng để giúp chân cầu được vững chắc, kiên cố và tránh tình trạng bị sập. Bên cạnh đó, để gây ấn tượng thì cầu sơn màu đỏ tạo nên sự độc đáo và cuốn hút vô cùng.

Điểm đáng chú ý là cây cầu mang biểu tượng là nơi ánh hào quang chiếu tỏa nên xây dựng theo hướng Đông. Du khách khi đến đây có thể ngắm cảnh tươi sáng, nguồn năng lượng tích cực và tràn trề cũng giống như những ý nghĩa Cầu Thê Húc mang lại.

Nhiều du khách lần đầu đến đây sẽ thắc mắc tại sao chiếc cầu lại có màu đỏ. Theo phong tục quan niệm của người Việt Nam, màu đỏ biểu tượng cho sự vui vẻ, tươi mới, sinh sôi và hạnh phúc tràn đầy.

3.2. Ý nghĩa lịch sử của Cầu Thê Húc

Dưới thời vua Tự Đức triều Nguyễn, chiếc cầu được xây dựng để di chuyển từ bờ Hồ tới di tích đền Ngọc Sơn, giúp du khách có thể thăm viếng, thắp hương tại ngôi đền.

“Thê Húc” mang ý nghĩa là sự gửi gắm, gìn giữ thứ ánh nắng ban mai. Chung quy lại tên cầu nghĩa là “nơi ánh sáng được lưu giữ và đọng lại”.

Trước đây, những sĩ tử trước mỗi kỳ thi quan trọng đều sẽ đi qua Cầu Thê Húc tới Đền Ngọc Sơn để thắp nén hương cúng bái cầu sự thuận lợi và may mắn.

Do nhiều sự cố, nên chiếc cầu từng bị gãy và được trùng tu vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20.

4. Tham quan Cầu Thê Húc có gì đặc sắc? 4.1. Ngắm cảnh và chụp ảnh làm kỷ niệm

Hình ảnh Cầu Thê Húc vào mỗi khoảnh khắc đều đẹp và để lại cho du khách những ấn tượng khó quên. Với dáng hình uốn cong nối liền bờ hồ và di tích đền, chiếc cầu được bao quanh bởi nước hồ êm đềm, cây cối xanh mát.

Du khách đi khi tới đây có thể ngắm cảnh yên bình, tĩnh lặng và thỏa thích chụp hình với không gian cực đẹp và lãng mạn.

Để có những bức ảnh đẹp nhất, du khách nên lựa chọn trang phục áo dài dân tộc thướt tha hoặc váy. Nhất định, bất kể pose dáng nào cũng đều vô cùng ăn ảnh.

4.2. Khám phá Đền Ngọc Sơn

Một di tích nổi bật phải kể đến đó là Đền Ngọc Sơn Cầu Thê Húc. Di tích đền này có tuổi đời hàng trăm năm, hiện đang thờ cúng vị vua Trần Quốc Tuấn, vị thần Văn Xương Đế Quân. Bên cạnh đó, Đền Ngọc Sơn cũng thờ Phật A Di Đà, Lã Động Tân. Điều đó nhằm thể hiện sự bình đẳng giữa Phật giáo – Đạo giáo và Nho giáo.

Bên trong của ngôi đền cũng được thiết kế độc đáo, tỉ mỉ, gây ấn tượng với những chạm khắc điêu luyện và cách bày trí hợp lý, có dụng ý riêng. Du khách sau khi dừng lại check in ở Cầu Thê Húc thì đừng quên vào đền Ngọc Sơn để thắp hương cầu nguyện cũng như tìm hiểu về lịch sử hình thành đền.

Ngôi đền mở cửa từ 7h sáng đến 18h tối, hơn nữa mức giá vé được bán khoảng 30.000 đồng/ người.

4.3. Tham quan Tháp Rùa

Tháp Rùa là biểu tượng có ý nghĩa lịch sử, gắn liền với những câu chuyện truyền kỳ của dân tộc. Đặc biệt, điểm đến này được in trên tờ 50.000 đồng.

Với thiết kế 4 tầng, Tháp Rùa mang phong cách pha trộn giữa phong cách phương Tây cổ điển, Việt Nam truyền thống. Phía trên cánh cửa của Tháp được in 3 chữ “Quy Sơn Tháp” vô cùng nổi bật.

Trải qua mấy trăm năm lịch sử, Tháp Rùa vẫn tồn tại ở đó, mang trong mình vẻ đẹp rêu phong hoài cổ. Du khách có thể đứng tại bờ hồ check in với Tháp Rùa xa xa. Công trình này vô cùng ý nghĩa, biểu trưng cho nét đẹp của thủ đô.

4.4. Check in tại Tháp Bút – Đài Nghiên

Sau khi tham quan Đền Ngọc Sơn, du khách hãy dành thời gian khám phá cụm di tích Tháp Bút – Đài Nghiên. Công trình này xây dựng dưới thời vua Tự Đức cuối thế kỷ 19, do Nguyễn Văn Siêu và Đặng Huy Tá đồng ý xây dựng.

Nơi đây nổi bật với dáng hình giống như chiếc bút, chiều cao 28m và đường kính 12m. Tháo Bút gồm 5 tầng, khu vực 3 tầng giữa được khắc dòng chữ mang hàm ý “Viết lên trời cao”. Điều đó góp phần tôn vinh tinh thần cũng như khí phách của sĩ tử thời xưa.

Công trình Đài Nghiên nằm trong cụm di tích làm bằng đá, được nâng đỡ bằng chất liệu kiên cố.

Tháp Bút – Đài Nghiên đã trở thành một công trình văn hóa lịch sử, mang tầm vóc dân tộc lớn lao. Du khách khi tới tham quan Cầu Thê Húc nhất định không thể bỏ qua địa điểm này.

5. Những món ngon nên ăn thử khi đi du lịch 5.1. Phở bò Hà Nội

Với những du khách yêu thích ẩm thực Hà Nội chắc hẳn không thể bỏ qua phở bò. Món ăn này không chỉ được thực khách trong nước yêu thích mà có ấn tượng đặc biệt sâu sắc với khách quốc tế. Do đó, phở bò đã trở thành niềm tự hào đối với người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chúng, ai ai cũng muốn quảng bá món ăn này đến với bạn bè thế giới.

Tô bún bò đầy đặn, nhiều thành phần khác nhau. Nước dùng được hầm trong nhiều giờ đảm bảo hương vị trọn vẹn, mùi thơm say mê. Thưởng thức bún bò khi còn nóng sẽ giúp du khách cảm nhận được vị ngon ngọt, đậm đà. Những quán phở bò vừa rẻ lại vừa ngon nổi tiếng mà bạn nên tới ăn thử khi có dịp tham quan Cầu Thê Húc như phở bò Lâm, phở bò Bát Đàn, phở bò Lý Béo.

5.2. Chè Hà Nội

Dạo chơi trên những con đường Hà Thành, du khách có thể tới những quán chè ngon bổ rẻ, hấp dẫn để thưởng thức. Chè Hà Nội bao gồm nhiều loại khác nhau như chè bưởi, chè mít, chè Thái, chè sương sa hạt lựu, chè đỗ đen,… Mỗi loại có một hương vị riêng đặc sắc, chỉ cần ăn lần đầu là bạn dường như bị mê hoặc.

6. Khách sạn nghỉ dưỡng gần với địa điểm du lịch 6.1. Khách sạn Sofitel

Địa điểm nghỉ dưỡng khá gần với Cầu Thê Húc mà chúng mình muốn giới thiệu chính là khách sạn Sofitel. Đây là điểm lưu trú 5 sao tầm cỡ quốc tế. Với phong cách thiết kế mang đậm phong cách cổ điển Pháp, hòa lẫn với sự hiện đại góp phần tạo nên không gian đẳng cấp, sang trọng và tinh tế.

Khách sạn Sofitel cung cấp 364 phòng nghỉ, gồm những hạng phòng đa dạng, được bố trí đủ tiện nghi. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều dịch vụ tiện ích khác nhất định làm hài lòng du khách như hệ thống nhà hàng, quán bar, phòng hội nghị, bể bơi ngoài trời, spa, phòng tập thể hình,…

Địa chỉ: Số 15, Ngô Quyền, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số điện thoại: 0943 333 333

6.2. Khách sạn Melia Hà Nội

Tọa lạc tại một vị trí đắc địa của thủ đô, khách sạn Melia trở thành điểm dừng chân thu hút bao du khách. Khách sạn 5 sao gây ấn tượng với sự diễm lệ, sang trọng và tinh tế với hệ thống phòng nghỉ rộng rãi và thoáng đãng.

Melia đem đến cho du khách những dịch vụ tiện ích hàng đầu như sòng bạc, spa làm đẹp, nhà hàng, phòng tập thể dục,…

Địa chỉ: 44 P. Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số điện thoại:  025 7777 7777

Đăng bởi: Hòa Thái

Từ khoá: Cầu Thê Húc – Nét đẹp văn hóa kiến trúc ngàn đời của Hà Nội

Top 20 Homestay Hà Giang Đồng Văn Giá Rẻ View Đẹp Ở Trung Tâm

Các homestay Hà Giang view đẹp decor xinh 1. Meo Vac Clay House – Homestay tại Mèo Vạc Hà Giang

Nếu đã chán nhà phố thì hãy lên ngôi nhà Meo Vac Clay với 4 bể xung quanh đều là rừng núi trong lành. Homestay sang chảnh với kiến trúc, nội thất phần lớn là gỗ, các đồ vật trang trí đậm chất dân tộc. Meo Vac Clay là tổ hợp homestay, nhà hàng, café, bar kèm với các tour du lịch quanh các điểm du lịch nổi tiếng.

Địa chỉ: Xã Pả Vi, Huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Số điện thoại: (021)9.220.2666

2. Du Già Homestay

Du Già là homestay ở Hà Giang cho bạn trải nghiệm cuộc sống của người Tày với nhà sàn truyền thống, những món ăn dân tộc đặc sắc. Homestay bao gồm 4 ngôi nhà sàn cổ lâu đời với thiết kế giản dị đậm chất Tây Bắc, đồ dùng trong nhà cũng đều là những món đồ quen thuộc của người dân.        Xung quanh là ruộng bậc thang thơm ngát hương lúa chín, phía xa là nương ngô, chè,…

Địa chỉ: 195B Du Già, Huyện Yên Minh, Hà Giang

Số điện thoại: 0357.720.252

3. Bống Bang Homestay – Homestay in Ha Giang

Địa chỉ homestay được nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước yêu thích khi đến với huyện Yên Minh là Bống Bang Homestay. Các dãy nhà 2 tầng quay mặt vào nhau, khoảng sân nhở giữa là khu sinh hoạt chung với một quầy bar nhỏ. Ở Bống Bang có phòng đơn, phòng đôi và dorm nhà sàn thoáng mát, giá rẻ.

Địa chỉ: Thôn Nà Mạ, Huyện Yên Minh, Hà Giang

Số điện thoại: 0825.888.939

Những homestay Hà Giang giá rẻ ở trung tâm thành phố 4. Mộc Mây Homestay

Homestay TP. Hà Giang tọa lạc tại trung tâm, là địa chỉ quen thuộc của khách phượt. Các phòng có thiết kế đơn giản, các phòng giường đơn, giường đôi và giường tầng khá rộng và thoáng mát, mang những nét trang trí đơn giản, mộc mạc của người miền núi. Mộc Mây còn có các dịch vụ cho thuê xe các loại, tour du lịch, book vé xe,… dành cho khách thuê.

Địa chỉ: 122 Lý Thường Kiệt, Phường Ngọc Hà, TP. Hà Giang, Hà Giang

Số điện thoại: 0388.228.333

5. Mama’s Homestay – Mama’s Homestay Hà Giang

Homestay gia đình ở Hà Giang cung cấp cho khách du lịch dịch vụ lưu trú chất lượng kèm theo những hoạt động trải nghiệm thú vị về văn hóa, ẩm thực dân tộc. Mama’s Homestay có 6 phòng trọ riêng biệt và 1 phòng dorm, tất cả đều sử dụng nhà tắm chung. Không gian của homestay có sự kết hợp giữa văn hóa các dân tộc miền núi và nét hiện đại trong thiết kế, kiến trúc.

Địa chỉ: 368 Đường 20 Tháng 8, Xã Phương Độ, TP. Hà Giang, Hà Giang

Số điện thoại: 0915.121.987

6. Creekside Homestay

Ngôi nhà bên bờ suối mang đến những nét mộc mạc, giản dị vốn có của người Hà Giang. Creekside Homestay Hà Giang có 2 dạng phòng là phòng 2 giường đơn và phòng giường king size với diện tich 15m2 được trang bị đầy đủ tiện ích TV, điều hòa, bình nước nóng,… Bạn còn được phục vụ bữa sáng miễn phí, thuê xe đạp, xe máy để ngắm cảnh thành phố.

Địa chỉ: 50 Hai Bà Trưng, Phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang, Hà Giang

Số điện thoại: 0914.701.033

Review homestay Hà Giang đậm chất nhà sàn, nhà trình tường 7. Bụi Homestay – Bụi Homestay Hà Giang

Bụi Homestay nằm ngay tại cổng chào Đồng Văn sẽ rất thuận tiện cho khách phượt có điểm dừng chân nghỉ ngơi. Homestay nhà sàn đơn giản, view rừng núi, “bụi bặm” đúng như cái tên của nó. Bụi chỉ có 4 phòng nhưng sức chứa lên tới 15 – 20 người (2 phòng đơn, 1 phòng đôi và phòng tập thể trên nhà sàn), ngoài ra còn có 5 lều eureka cho những bạn thích cắm trại.

Địa chỉ: Cổng chào Đồng Văn, Ngã 3 Đoàn Kết, TT. Đồng Văn, Hà Giang

Số điện thoại: 0968.890.690

8. Vi Vi Homestay

Vi Vi là homestay đẹp ở Hà Giang với không gian lung linh của những căn nhà gỗ, giàn đèn nháy và cả những món đồ trang trí đầy màu sắc. Homestay có các phòng đơn, phòng đôi và phòng tập thể nhà sàn, các phòng có diện tích từ 18 – 50m2 và đều được trang bị đầy đủ đồ dùng cần thiết. Nội thất và kiến trúc nhà đều làm bằng gỗ vừa sáng vừa sạch sẽ và đẹp mắt.

Địa chỉ: Thôn Pả Vi Hạ, Xã Pả Vi, Huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Số điện thoại: 0862.660.009

9. Pavi Homestay

Nhìn từ bên ngoài, Pavi Homestay được xây dựng theo kiến trúc của những ngôi nhà vùng cao với căn nhà xây gạch đỏ, mái ngói, bức tường bao bằng đá độc đáo.  Bạn có thể lựa chọn 2 loại phòng là phòng giường đôi và phòng tập thể rộng từ 17 – 20m2, tất cả đều có nhà tắm riêng và những tiện ích cần thiết.

Địa chỉ: Nhà B1, Khu B, Xã Pả Vi, Huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Số điện thoại: 0986.445.204

10. Dao Lodge – Homestay ở Quản Bạ Hà Giang

Homestay mang phong cách khá độc đáo và mới lạ với du khách nước ngoài. Dao Lodge được xây dựng theo kiểu nhà trình tường của người dân tộc kèm với chút biến tấu để homestay trở nên hiện đại và bắt mắt hơn. Nội thất bên trong được trang bị đều rất mới và hiện đại, tiện nghi. Bên dưới tầng trệt là nhà hàng nhỏ có thể thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc.

Địa chỉ: Thôn Nậm Đăm, Huyện Quản Bạ, Hà Giang

Số điện thoại: 0966.831.831

Đặt phòng homestay Hà Giang ở đâu tốt? 11. Homestay Bui Ty

Mô hình homestay nghỉ dưỡng, trải nghiệm mang đến cho bạn nhiều kỉ niệm đẹp nơi núi rừng Tây Bắc này. Homestay Bui Ty Ha Giang gồm nhiều căn nhà sàn nằm bao quanh hồ nước nhỏ với không gian thoáng mát. Bui Ty có rất nhiều phòng dành cho các cặp đôi, gia đình và cả nhóm bạn với diện tích từ 20 – 80m2, nhà tắm dùng chung. Đồ ăn, hoa quả ở đây đều là tự cung tự cấp nên bạn có thể tin tưởng hoàn toàn vào chất lượng.

Địa chỉ: Thôn Tiến Thắng, Xã Phương Thiện, TP. Hà Giang, Hà Giang

Số điện thoại: 0983.802.054

12. Hoàng Su Phì Lodge – Homestay đẹp nhất Hà Giang

Khu nghỉ dưỡng nằm ở vị trí tương đối cao với view tuyệt đẹp và không gian thoáng mát. Hoàng Su Phì gồm các bungalow khép kín, riêng biệt, được trang bị đầy đủ tiện nghi với giường êm ái, nhà tắm hiện đại, điều hòa 2 chiều,… Ở homestay này bạn được trải nghiệm bể bơi vô cực giữa rừng núi, các ruộng lúa bậc thang xanh ngát hoặc những cánh đồng tam giác mạch khi đến mùa.

Địa chỉ: Thôn Nậm Hồng, Xã Thông Nguyên, Huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang

Số điện thoại: 0866.196.878

13. Sister’s Homestay & Bar

Homestay Đồng Văn Hà Giang giá rẻ thích hợp cho những bạn đam mê khám phá cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng. Căn nhà nằm lọt thỏm giữa rừng núi, nương ngô của người dân nơi đây. Các phòng ở Sistet’s đều là phòng tập thể với các phòng giường đơn và phòng giường đôi rộng hơn, sử dụng nhà tắm chung. Bên dưới nhà là quán ăn và bar nhỏ xinh phục vụ đồ ăn, đồ uống cho khách thuê.

Địa chỉ: Lô Lô Chải, Xã Lũng Cú, TT. Đồng Văn, Hà Giang

Số điện thoại: 0368.180.592

Top homestay Đồng Văn giá rẻ ở trung tâm thị trấn 14. Homie Homestay – Homie Homestay Hà Giang

Địa chỉ: Lô Lô Chải, Xã Lũng Cú, TT. Đồng Văn, Hà Giang

Số điện thoại: 0868.480.806

15. Nhà Cổ Homestay

Tọa lạc trên con đường du lịch phố cổ nổi tiếng của thị trấn Đồng Văn, Nhà Cổ Homestay Hà Giang mang đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ về văn hóa của người dân nơi đây. Nhà Cổ được xây dựng bằng gỗ thông có tuổi đời hơn 200 năm cung cấp các phòng đơn và phòng đôi giá bình dân.

Địa chỉ: 10 Tổ 4 Đường Phố cổ, TT. Đồng Văn, Hà Giang

Số điện thoại: 0388.120.866

16. Đồng Văn B & B – Homestay ở Đồng Văn Hà Giang

Khu nghỉ dưỡng nằm ở trung tâm thị trấn có nhiều phòng nghỉ rộng rãi phù hợp với khách đoàn và gia đình. Các phòng có diện tích 20 – 35m2 đầy đủ tiện nghi, nhà tắm khép kín, điều hòa,… Bạn có thể lựa chọn phòng dorm giường tầng, phòng giường đôi, bungalow riêng biệt hoặc lều ngoài trời.

Địa chỉ: Ngõ 2 Đường 19/5, TT. Đồng Văn, Hà Giang

Số điện thoại: 0915.671.971

Các homestay Đồng Văn đẹp, tốt nhất 17. Lo Lo Eco House

Căn homestay Dong Van Ha Giang mới mở nằm giữa thung lũng với view cột cờ tuyệt đẹp. Một khu nhà riêng biệt với các bungalow nhà gỗ, nhà trình tường và phòng dorm. Ở Lo Lo Eco có nhiều dịch vụ bao gồm combo ăn uống, leo núi với người bản địa, tiệc BBQ,…

Địa chỉ: Lô Lô Chải, Xã Lũng Cú, TT. Đồng Văn, Hà Giang

Số điện thoại: 0386.643.770

18. Đồng Văn H’Mong Homestay – Homestay Đồng Văn

Căn nhà có kiến trúc cổ hơn 100 tuổi là địa chỉ được nhiều du khách hay lui tới. Các phòng ngủ bày trí đơn giản chỉ với giường ngủ, quạt,… nhà tắm dùng chung rất sạch sẽ. Ở homestay này bạn còn được phục vụ những bữa ăn truyền thống của dân tộc Mông Hà Giang.

Địa chỉ: Xóm Mới, TT. Đồng Văn, Hà Giang

Số điện thoại: 0379.313.563

19. Tùng Nguyễn Homestay

Tùng Nguyễn homestay được thiết kế theo kiểu nhà sàn thoáng mát. Bao gồm 7 phòng nghỉ với sức chứa tương đối lớn, homestay là địa chỉ thích hợp cho những đoàn  khách phượt. Khu nhà tắm, bếp và phòng ăn chung rộng rãi và sạch sẽ, ngoài ra còn cung cấp dịch vụ thuê xe máy, xe du lịch,…

Địa chỉ: Thôn Đoàn Kết, TT. Đồng Văn, Hà Giang

Số điện thoại: 0913.462.185

20. CND Homestay

Homestay Hà Giang tọa lạc ở trung tâm thị trấn với tổ hợp nhà sàn có sân rộng rãi đủ chỗ cho bạn tham gia vào những bữa tiệc BBQ. CND homestay có 2 phòng đôi, 3 phòng gia đình và 2 phòng tập thể với tiện ích được trang bị đầy đủ. Các dịch vụ bao gồm: đưa đón, thuê xe các loại, nhà hàng, quầy bar,… dành cho khách thuê.

Địa chỉ: Tổ 1, TT. Đồng Văn, Hà Giang

Số điện thoại: 0989.644.288

Trần Hà

Đăng bởi: Dương Toàn

Từ khoá: Top 20 Homestay Hà Giang Đồng Văn giá rẻ view đẹp ở trung tâm

Cập nhật thông tin chi tiết về Review: Chợ Phiên Đồng Văn Hà Giang, Nét Văn Hóa Vùng Cao trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!