Xu Hướng 10/2023 # Ocd Là Gì, Dấu Hiệu Và Điều Trị Như Thế Nào? # Top 19 Xem Nhiều | Yvju.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Ocd Là Gì, Dấu Hiệu Và Điều Trị Như Thế Nào? # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ocd Là Gì, Dấu Hiệu Và Điều Trị Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dấu hiệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay gọi là OCD không hề hiếm gặp. Nó xuất hiện ở cả nam lẫn nữ và dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu để ý kỹ, bạn có thể phát hiện ra một vài người xung quanh mình mắc bệnh. Người quen, thậm chí là cả bạn bè, người thân sẽ có biểu hiện của căn bệnh này. Hôm này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu OCD là gì, những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào.

OCD là gì

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Những thứ này xuất hiện liên tục trong tâm trí và gây nên sự ám ảnh cho bệnh nhân. Điều này kéo dài khiến bệnh nhân nảy sinh và lặp lại nhiều lần các hành động cưỡng chế.

Một số biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường thấy. Hành động kiểm tra tay nắm cửa nhiều lần vì lo sợ quên khóa cửa. Hành động kiểm tra chìa khóa nhà trong túi áo, quần nhiều lần khi đi ra ngoài. Không chịu nổi sự đảo lộn vị trí các vật dụng trong nhà dù là những chi tiết rất nhỏ;…

Rất ít người biết OCD là gì và những lo âu này thường xuất hiện trong tâm trí người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Và họ cũng không thể loại bỏ những suy nghĩ này ra khỏi tâm trí. Chỉ có việc thực hiện những hành động mang tính ám ảnh cưỡng chế mới giúp họ giải tỏa.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến OCD

Dấu hiệu và triệu chứng

Người bệnh thường không biết OCD là gì, vì vậy bạn nên chú ý một số dấu hiệu và triệu chứng sau:

Có những ý nghĩ, hình dung lặp đi lặp lại về nhiều thứ khác nhau, chẳng hạn như sợ vi trùng [TM1], sợ bẩn, hay bị đột nhập; những hành động bạo lực; làm hại người thân, những hành vi tình dục; những mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo; hoặc quá ngăn nắp gọn gàng

Lặp đi lặp lại một số nghi thức như rửa tay, khóa và mở khóa cửa, đếm, giữ những đồ đạc không cần dùng đến, hay thực hiện đi lại các bước giống nhau.

Không thể kiểm soát những hành vi và ý nghĩ không mong muốn

Không cảm thấy thoải mái khi thực hiện những hành vi hay nghi thức này, nhưng cảm thấy khuây khỏa nhất thời khỏi bị lo âu do ý nghĩ đó gây ra.

Mất ít nhất 1 giờ mỗi ngày cho ý nghĩ và nghi thức đó, gây ra khó chịu, cản trở cuộc sống hàng ngày.

Đối tượng dễ mắc OCD

Với nhiều người không hiểu OCD là gì, phần lớn người rối loạn được chẩn đoán trước tuổi 19. Những triệu chứng của OCD thường đến rồi đi, khi thì nặng khi thì nhẹ khác nhau.

OCD ảnh hưởng đến khoảng 2,2 triệu người Mỹ trưởng thành. Rối loạn ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới gần như tương đương về số lượng. Rối loạn thường bắt đầu từ thời thơ ấu hay tuổi thanh thiếu niên. Một phần ba người mắc OCD trưởng thành có triệu chứng tiến triển từ khi còn là trẻ em. Nghiên cứu cũng chỉ ra OCD có thể di truyền trong gia đình.

Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Người mắc phải chứng bệnh nhưng họ không hiểu OCD là gì vì vậy chúng tôi sẽ giới hiệu một số cách có thể được điều trị bằng những phương thức:

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được điều trị bằng những phương thuốc tâm thần. Đây là những loại thuốc có thể giúp người bệnh kiểm soát chứng ám ảnh. Thông thường, đây sẽ là những phương thuốc chống trầm cảm. Tên cụ thể của một vài loại thuốc dành cho trường hợp này như sau: Clomipramine hay Anafranil; Fluvoxamine hay Luvox CR; Fluoxetine hay Prozac; Paroxetine hay Paxil, Pexeva; Sertraline hay Zoloft.

Điều trị OCD bằng thuốc

Điều trị bằng các liệu pháp về nhận thức và hành vi

Đối với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế hình thành do tư duy sai lệch, tiêu cực: Các liệu pháp về nhận thức và hành vi sẽ mang lại hiệu quả cao. Những liệu pháp này giúp người bệnh nhận ra những thói quen gây ra bệnh. Những tiềm thức nào ám ảnh trong tâm trí người bệnh dẫn đến căn bệnh này.

Đồng thời, các liệu pháp này hướng người bệnh đến những thói quen khác. Điều này giúp thay những thói quen xấu gây ám ảnh thành những thói quen mới. Vậy là những nguyên nhân gây ra bệnh đã được giải quyết triệt để.

Rèn luyện những thói quen sinh hoạt hợp lý góp phần giúp bệnh thuyên giảm

Do nhiều người không hiểu OCD là gì vì vậy thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng góp phần gây ra bệnh. Rèn luyện phong cách sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bệnh tình mau thuyên giảm: Ăn uống điều độ kết hợp tập luyện thể dục; Ngủ đủ giấc để không mắc phải tình trạng thiếu ngủ dẫn đến căng thẳng;…

Rèn luyện những thói quen sinh hoạt hợp lý

Giải độc gan Cà Gai Leo Tuệ Linh có tốt không?

Huyệt thần khuyết là gì, hỗ trợ chữa được các loại bệnh nào?

Hoa cưt lợn chữa viêm xoang như thế nào?

Viêm Khớp Không Đặc Hiệu Chẩn Đoán Và Điều Trị Như Thế Nào?

Viêm khớp không đặc hiệu là một trong những bệnh lý viêm khớp phức tạp hàng đầu. Nguy cơ mắc bệnh khá cao và đối tượng mắc bệnh cũng đa dạng. Đặc biệt bệnh lý mạn tính này không thể điều trị tận gốc. Chính vì thế sẽ thật nguy hiểm nếu bạn không phát hiện bệnh sớm và tiếp nhận một phác đồ phù hợp. Vậy việc chẩn đoán và điều trị viêm khớp không đặc hiệu được diễn ra như thế nào? 

Viêm khớp không đặc hiệu là gì?

Trước đi đề cập đến vấn đề chẩn đoán và điều trị viêm khớp không đặc hiệu chúng ta cần hiểu rõ về chứng bệnh này trước.

Viêm sưng khớp không đặc hiệu là một bệnh lý về xương khớp mãn tính. Các dấu hiệu bệnh không quá rõ ràng và riêng biệt để có thể phân tách, phân định chúng thành một bệnh lý viêm khớp đặc hiệu nào cả. Chẳng hạn như một bệnh nhân bị viêm sưng khớp không đặc hiệu vừa có biểu hiện của viêm khớp liên mấu nhưng cũng có cả những biểu hiện của viêm khớp bả vai,…

Về cơ bản, chứng bệnh viêm sưng này không thể tìm rõ nguyên nhân gây bệnh, chính vì vậy việc phát hiện bệnh hay điều trị cũng sẽ có phần phức tạp hơn. Trong trường hợp bệnh chuyển biến quá nặng, những hậu quả gây ra cho cơ thể sẽ rất xấu. Tuy nhiên dù phát hiện sớm thì bệnh cũng không thể có thể nào phục hồi hoàn toàn được. Đây chính là tính phức tạp của chứng bệnh viêm sưng mà chúng ta đang tìm hiểu.

Chẩn đoán phát hiện viêm khớp không đặc hiệu

Việc tiến hành chẩn đoán bệnh sẽ chia làm 2 loại. Đó là chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Việc chẩn đoán sẽ được thực hiện bởi các y bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn.

Khi người bệnh thấy xuất hiện cùng lúc các triệu chứng:

Đau nhức các vùng khớp

Có hiện tượng sưng vùng cơ thể bao quanh khớp

Có sự co cứng nhẹ ở các khớp

….

Lúc này bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám. Việc tự bắt bệnh rồi dùng thuốc điều trị tại nhà không được khuyến khích.

Chẩn đoán xác định

Việc chẩn đoán xác định viêm khớp không đặc hiệu sẽ được thực hiện thông qua 2 phương pháp. Đó là phương pháp lâm sàng và phương pháp cận lâm sàng.

Với phương pháp lâm sàng, người bệnh sẽ được thăm khám cơ bản. Đồng thời người bệnh cũng cung cấp các triệu chứng thay đổi bất thường trên cơ thể cho bác sĩ. Điều này được sử dụng như là những cơ sở đáng tin để chẩn đoán bệnh.

Với phương pháp cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các kiểm tra (chụp X-quang vùng có triệu chứng tổn thương khớp, chụp cộng hưởng từ). Bên cách các kiểm tra, các xét nghiệm ( xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp,…) cũng được thực hiện cùng 1 số phương cách khác tùy vào tình trạng của bệnh. Trong 1 số trường hợp người bệnh sẽ được yêu cầu siêu âm hay chụp cả X-quang tim phổi nữa.

Chẩn đoán phân biệt

Ở công đoạn chẩn đoán này, bác sĩ sẽ tiến hành phân loại, phân biệt các chứng viêm khớp vào các nhóm tương thích. Cụ thể chúng ta có các nhóm như:

Nhóm nhiễm khuẩn: Viêm sưng do vi khuẩn thông thường

Nhóm lao khớp

Nhóm thoái hóa khớp

Nhóm chấn thương khớp

Nhóm các chứng viêm khớp tinh thể

Nhóm viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố.

Nhóm viêm khớp dạng thấp thể một khớp.

Nhóm viêm cột sống dính khớp thể viêm khớp ngoại biên.

Điều trị viêm khớp không đặc hiệu

Sau khi bệnh lý viêm khớp được chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Tuy nhiên về cơ bản các phác đồ vẫn được xây dựng dựa trên một nguyên tắc điều trị chung. Cụ thể, người bệnh sẽ được sử dụng kết hợp các loại thuốc kháng viêm và giảm đau. Trong trường hợp từ 1 đến 2 tháng tiến triển của bệnh không tốt các loại thuốc điều trị cơ bản sẽ được sử dụng bổ sung.

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần kết hợp luyện tập thân thể, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra việc tạo ra sự điều độ trong vận động cũng được chú ý để tránh gây ra những diễn biến xấu đi. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân luôn phải theo dõi sự thay đổi của cơ thể để thông báo với bác sĩ nhất là trong trường hợp có những triệu chứng lạ xuất hiện.

Suy Thận Mãn Tính: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Khả Năng Điều Trị

Mỗi người có 2 quả thận. Vị trí của thận nằm ngay dưới các xương sườn, khoảng giữa lưng, hai bên cột sống. Thận có chức năng lọc chất độc và dịch dư thừa ra khỏi máu và thải chúng qua nước tiểu.

Suy thận là tình trạng thận giảm hoặc mất khả năng lọc máu tự nhiên này. Suy thận mãn tính là khi thận bị suy giảm chức năng một cách từ từ trong một thời gian dài (quá trình này có thể kéo dài 5 – 10 năm hoặc lâu hơn). Thông thường, suy thận mạn thường xuất hiện ở những người bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường lâu năm.

Nguyên nhân của suy thận mạn rất đa dạng, nhưng thông thường hay gặp là ở bệnh nhân bị bệnh thận đa nang, người mắc bệnh tự miễn (bệnh lupus ban đỏ), mắc bệnh xơ vữa động mạch, các nguyên nhân khác bao gồm:

Bị tắc nghẽn đường tiểu như: sỏi tiết niệu, viêm bàng quang…

Biến chứng bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp;

Bệnh thận do nguyên nhân di truyền, viêm cầu thận;

Nhiễm độc lâu dài như nhiễm độc chì, hoặc các chất độc quân sự.

Nhiều bệnh nhân suy thận mạn tính không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều triệu chứng sẽ không biểu hiện cho tới khi xuất hiện các tổn thương thận nặng. Các triệu chứng cảnh báo suy thận bao gồm:

Phù ở chân, ở mắt cá chân hoặc bàn chân;

Mệt mỏi, cảm thấy không khỏe hoặc khó thở;

Da có màu xám nhợt;

Chán ăn, buồn nôn, nôn;

Sút cân;

Nước tiểu sậm màu, hoặc sủi bọt;

Ngứa ngáy

Khi nghi ngờ có tổn thương thận, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá khả năng lọc của thận. Có thể bạn cũng sẽ được chỉ định làm siêu âm, hoặc sinh thiết để tìm nguyên nhân và đánh giá mức độ tổn thương thận.

Phù, ứ dịch: Nếu thận không làm việc tốt, dịch sẽ tích tụ trong cơ thể. Từ đó làm chân bạn sưng lên (phù chân). Ngoài ra còn làm cho huyết áp tăng cao không kiểm soát. Vì vậy, người bị suy thận mãn tính cần hạn chế ăn mặn.

Thiếu máu: Suy thận mãn tính có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu. Từ đó, người bệnh thường xuyên nhợt nhạt, mệt mỏi, khó thở. Người bệnh suy thận mãn tính kèm thiếu máu cần được uống thuốc sắt hoặc tiêm sắt bổ sung.

Sút cân: Khi bị suy thận, người bệnh có thể không còn đủ protein nuôi dưỡng cơ thể, từ đó dẫn đến sút cân.

Yếu xương: Nếu thận của bạn bị tổn thương, việc hấp thu can-xi, vitamin D sẽ bị ảnh hưởng. Để hạn chế vấn đề này, nhiều bệnh nhân suy thận mạn được bác sĩ chỉ định bổ sung canxi và vitamin D. Một số bệnh nhân cũng được khuyên hạn chế phốt-pho trong khẩu phần ăn, và điều này làm tăng lượng canxi cần thiết cho xương.

Dư thừa a-xít: Khi thận bị suy yếu, chúng không thể loại bỏ hoàn toàn a-xít khỏi cơ thể. Nếu trong máu dư thừa a-xít sẽ dẫn tới các vấn đề như loạn nhịp tim, co giật, hôn mê.

Ngoài ra, người bị suy thận mãn tính có thể gặp các biến chứng như tăng huyết áp, suy tim ứ huyết, xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim và van tim, viêm màng trong tim, các rối loạn nhịp tim. Có thể bị viêm thần kinh ngoại vi, cảm giác kiến bò, bỏng rát ở chân. Người bệnh thờ ơ, ngủ gà, có thể co giật, rối loạn tâm thần rồi đi vào hôn mê. Triệu chứng này hiện nay ít gặp vì có chạy thận nhân tạo.

Suy thận mãn tính là tình trạng thận suy yếu từ từ qua 5 giai đoạn. Khi đã bị suy thận mãn tính thì chức năng thận không thể phục hồi như bình thường được nữa. Khi đến suy thận mạn giai đoạn 5 (giai đoạn cuối) thì chức năng thận đã suy giảm rất trầm trọng.

Suy thận mãn tính thường dẫn tới nhiều biến chứng làm giảm tuổi thọ. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp chậm sự phát triển của bệnh, nhiều bệnh nhân có thể sống trong rất nhiều năm. Điều quan trọng là cần phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối sẽ được tư vấn điều trị với các phương pháp như: ghép thận, thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng.

Ghép thận

Ghép thận là lấy thận của người khỏe mạnh ghép cho người suy thận mãn giai đoạn cuối. Tuy nhiên, chi phí của phương pháp này khá cao. Ngoài ra, rất khó để tìm được người cho thận và có thận phù hợp với người nhận. Bệnh nhân còn phải đối diện với nguy cơ thải ghép và chịu tác dụng phụ của thuốc thải ghép.

Chạy thận nhân tạo

Đối với phương pháp này bệnh nhân cần đến bệnh viện 2 – 4 lần mỗi tuần. Thời gian chạy thận kéo dài khoảng 4 – 6 tiếng/lần tùy tình trạng bệnh nhân. Vào ngày không chạy thận, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian chạy thận, bệnh nhân cần hạn chế nước, không ăn các loại trái cây nhiều kali.

Lọc màng bụng

Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được huấn luyện các kỹ thuật để trang bị hằng ngày tại nhà. Mỗi tháng một lần bệnh nhân đến bệnh viện tái khám và nhận dịch. Tuy nhiên, phương pháp này luôn cần mang một ống thông trên người, tỷ lệ nhiễm trùng cao. Bệnh nhân lớn tuổi thì cần có người hỗ trợ.

Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Dược sĩ Phạm Thị Thúy Diễm

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Đầu: Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Ung thư dạ dày là khi các tế bào ung thư phát triển vượt mất tầm kiểm soát trong dạ dày. Ung thư có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào ở trong dạ dày.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 được chia thành 1A và 1B. Trong đó:1

Giai đoạn 1A là giai đoạn khối u phát triển từ lớp tế bào niêm mạc trên cùng của niêm mạc dạ dày, ở giai đoạn này ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các khu vực khác.

Ở giai đoạn 1B, khối u sẽ phát triển theo hai hướng, khối u đã lan đến một hoặc hai hạch bạch huyết gần đó hoặc khối u phát triển, ăn sâu hơn vào thành dạ dày và ảnh hưởng đến lớp cơ bên dưới, làm đảo trộn các chất trong dạ dày.

Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với các bệnh về tiêu hoá khác. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Chính bởi vì các triệu chứng ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày không đặc trưng, thời gian ước tính của ung thư giai đoạn 1 cũng không cụ thể nên rất khó nhận biết bệnh ở giai đoạn này.

Nếu phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu, 93% bệnh nhân vẫn còn sống bình thường sau 5 năm. Việc điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm cũng đơn giản hơn rất nhiều so với các giai đoạn sau muộn. Chỉ cần tiến hành nội soi dạ dày để cắt bỏ vùng niêm mạc bị ung thư thì người bệnh có thể sống tốt như người bình thường.2

Như đã nói ở trên, các triệu chứng của ung thư dạ dày rất mờ nhạt. Vì vậy, khi có các triệu chứng như: khó chịu và đau dạ dày, buồn nôn, ợ nóng, giảm thèm ăn,… Bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đối với những người có các nguy cơ ung thư dạ dày cao, cần được tầm soát ung thư dạ dày định kỳ, các yếu tố bao gồm:

Những người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày, đặc biệt là người dưới 40 tuổi;

Người bị cắt dạ dày sau 15 năm;

Người có teo niêm mạc dạ dày nặng trên nội soi;

Người đã từng mắc ung thư dạ dày sớm và điều trị khỏi;

Từ 40 tuổi trở lên.

Phương pháp tốt nhất để phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu là nội soi. Qua hình ảnh nội soi, tổn thương ung thư sớm sẽ được phát hiện qua các vết loét có thể rất nhỏ từ 2 – 3 mm hoặc tới 3 – 4 cm. Đây cũng là phương pháp duy nhất để phát hiện ung thư dạ dày tại Việt Nam.2

Phương pháp điều trị chính cho ung thư dạ dày giai đoạn 1 là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần dạ dày. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm việc hóa trị nếu có phát hiện ung thư tiến triển hơn trước khi phẫu thuật.

Trong trường hợp vết loét ung thư nhỏ, có thể thực hiện bằng nội soi. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một ống linh hoạt xuống cổ họng vào dạ dày. Sau đó thực hiện cắt bỏ khối u khỏi niêm mạc dạ dày.3

Sau khi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm xong, bệnh nhân cần phải tiếp tục sàng lọc và theo dõi tái phát bệnh. Việc phát hiện sớm tái phát ung thư dạ dày giai đoạn sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn.

Tái phát ung thư dạ dày được phân loại thành ba loại:4

Tái phát cục bộ là khi các tế bào ung thư xuất hiện tại cùng vị trí với khối u ban đầu.

Tái phát khu vực là các tế bào ung thư quay lại ở khu vực gần vị trí của khối u ban đầu.

Tái phát xa, khi các tế bào ung thư xuất hiện ở một bộ phận khác của cơ thể như phổi, gan, tuỷ xương, não,…

Tóm lại, ung thư dạ dày giai đoạn đầu là giai đoạn chưa lây lan của bệnh. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn này sẽ dễ dàng được chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát hoặc để lại các biến chứng về sau. Chính vì vậy, nếu có các dấu hiệu bệnh đường tiêu hoá, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Phượt Là Gì? Cách Đi Phượt Như Thế Nào?

 Có nhiều người đã từng hỏi tôi : “Đi phượt là đi đâu làm những gì mà sao mày đam mê nó thế?” hay một câu hỏi đơn giản hơn “Phượt là gì“? Ngay sau những câu hỏi đó họ sẽ được nghe những mẩu truyện về cuộc hành trình, những chuyến đi dài ngày, những trải nghiệm và đam mê của tuổi trẻ. Nhưng dù có kể bao nhiêu cuộc hành trình xuyên suốt mảnh đất hình chữ S tôi vẫn không thể định nghĩa một cách rõ ràng “Phượt” là như thế nào.

Phượt là gì? Như thế nào được gọi là Đi Phượt?

Nói một cách đơn giản Phượt là một hình thức du lịch bụi.Là những chuyến đi, những cuộc hành trình đầy bụi bặm không có lịch trình không có kế hoạch cụ thể, chẳng có người dẫn đường, cũng chẳng có bất kỳ dịch vụ rườm rà nào, chỉ là đi bằng sự tò mò, niềm đam mê khám phá.

Những chuyến đi đầy bụi bặm của bạn chính là “Phượt”

Anh em trong nhóm thường nói đùa với nhau đi phượt cũng như đi bụi vậy, tự do về trang phục, không cầu kỳ về phương tiện, chỉ cần bộ đồ phượt cũ kỹ, chiếc xe máy hay đi hàng ngày, vai đeo chiếc balo bên trong là vài vật dụng cần thiết kèm theo một chiếc máy ảnh, chỉ cần có vậy là có thể có cuộc hành trình để đời. Đi bụi chính là đi phượt, hiểu theo nghĩa đen thì sẽ là bụi từ phương tiện, quần áo cho đến ăn uống ngủ nghỉ. Sơn hào hải vị, chăn ấm đệm em chắc chắn không nằm trong khái niệm của những người yêu phượt, đối với dân phươt giấc ngủ rất đơn giản, đôi khi dựng tạm một cái trại, đôi khi là phơi sương giữa trời bên đống lửa cháy bập bùng.

Phượt là những cuộc hành trình khám phá và chinh phục

Đi phượt chính là khám phá mọi cảnh đẹp, mọi kỳ quan của thiên nhiên. Phượt là những khoảnh khắc chạm đến những cảnh đẹp mà du lịch không có được, không một cảnh đẹp nào mà dân phượt có thể bỏ qua, dù cho đó là những cảnh đẹp hoang sơ, cheo leo đầy nguy hiểm. Đại đa số những người đam mê phượt đều mang trong mình sự khao khát vượt qua thử thách để chinh phục để khám phá. Bởi trong thực tế những chuyển đi phượt thực sự rất khó khăn và nguy hiểm. Dầm mưa, dãi nắng, lội bùn, chạy xe thâu đêm… đây đều là những trải nghiệm rất thường xuyên của anh em đam mê Phượt.

Đi phượt để tìm lại chính mình

Đi phượt chính là khám phá bẩn thân vượt qua chính mình.Với những chuyến đi phượt mạo hiểm sẽ bộc lộ ra sức chịu đựng, khả năng tiềm ẩn của bản thân, phượt thủ luôn luôn có ý thức về sự sinh tồn của mình . Đó là những giây phút khó khăn trong hiểm cảnh, đòi hỏi bạn phải dũng cảm gan góc và kiên trì. Nhiều chuyến đi sẽ giúp bạn khám phá ra khả năng của bản thân mà trong cuộc sống đời thường bạn chưa hề biết tới…  

Điều Trị Lao Hồi Manh Tràng Thế Nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Vũ Văn Quân – Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Lao hồi manh tràng là một loại lao đường tiêu hóa, có những triệu chứng dễ nhầm với bệnh khác. Bệnh lao ruột thường gặp ở những người đang trong độ tuổi lao động, đặc biệt là độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi. Bên cạnh đó, người bệnh đã mắc lao ruột thường cũng có bị lao ở các cơ quan khác như lao phổi, hiếm hơn là lao đường tiết niệu (hay gặp nhất là lao thận).

Bạn đang đọc: Điều trị lao hồi manh tràng thế nào?

1. Bệnh lao hồi manh tràng là gì?

Nửa cuối ruột non được gọi là hồi tràng. Phân sẽ từ hồi tràng đổ vào manh tràng. Manh tràng là đoạn đầu của đại tràng có chiều dài khoảng chừng 6 cm cùng với chiều rộng tới 7 cm .

Lao ruột là tình trạng tổn thương đặc hiệu của ruột do vi khuẩn lao gây nên. Là một thể bệnh lao ngoài phổi. bệnh thường xuất hiện thứ phát sau khi bị mắc lao ở bộ phận khác. Bệnh có thể gặp ở cả hai giới với tỷ lệ ngang nhau ở mọi lứa tuổi. Mặc dù đã giảm nhiều so với trước đây, nhưng hiện nay lao ống tiêu hóa lại có chiều hướng gia tăng trở lại.

Bệnh lao ruột xảy ra do 2 nguyên do là nguyên phát và thứ phát :

Lao ruột nguyên phát:

Là loại lao ít gặp, nó xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hoá và khu trú ở ngay ruột, sau đó vi khuẩn lao mới xâm nhập sang các cơ quan khác.

Vi khuẩn lao xâm nhập trực tiếp qua đường ăn uống, chủ yếu do dùng sữa bò tươi và các chế phẩm từ sữa có trực khuẩn lao bò, sử dụng thức ăn và nước uống có nhiễm trực khuẩn lao.

Lao ruột thứ phát:

Là lao ruột thường gặp sau khi bệnh nhân bị lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu lao màng bụng.

Hiện nay ước tính có khoảng gần 20% bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường bị nhiễm lao ruột cùng với lao phổi tiến triển và ngược lại có khoảng 25% bệnh nhân lao phổi cũng bị lao ống tiêu hóa.

Lao hồi manh tràng là vị trí thường gặp nhất trong lao ruột do vùng này thường xuyên bị ứ trệ, đồng thời nó là nơi trao đổi nhiều nhất về nước và điện giải làm cho phần này có sự hấp thu rất mạnh và do đó ở vùng này cũng xuất hiện nhiều tế bào lympho nhất.

2. Triệu chứng của lao hồi manh tràng

Bệnh lao ruột nói chung và lao hồi manh tràng nói riêng diễn biến khá bí mật, tín hiệu bệnh lao ruột thường không đặc hiệu do đó ít khi người bệnh đến khám ở quy trình tiến độ đầu .

2.1 Trong thời kỳ khởi phát

Toàn thân : gầy sút, xanh tươi, căng thẳng mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, …

Các biểu triệu chứng về tiêu hóa:

Buồn nôn.

Đau bụng: đau bụng âm ỉ, không có vị trí cố định, khi đau bụng thường mót đi ngoài,đi ngoài được thì dịu đau. Đau bụng thường có sôi bụng kèm theo

Rối loạn đại tiện: Đại tiện phân lỏng ngày 2-3 lần, phân sền sệt, thối. Đi lỏng kéo dài, dùng các thuốc cầm ỉa không có tác dụng. Có thể xen kẽ ỉa lỏng với táo bón, có khi khỏi vài ngày lại tái phát.

Trong thời kỳ toàn phát:

Thời kỳ bệnh toàn phát biểu hiện triệu chứng khác nhau tuỳ theo thể bệnh :

Thể loét tiểu tràng, đại tràng:

Bệnh nhân đau bụng nhiều, sốt cao, ỉa lỏng kéo dài .

Bụng hơi to, có nhiều hơi, sờ bụng không thấy gì đặc biệt.

Phân loãng, mùi hôi thối, màu vàng, có lẫn mủ, nhầy và ít máu.

Suy kiệt nhanh, xanh xao, biếng ăn. Có bệnh nhân sợ ăn vì ăn vào thì lại đau bụng, ỉa lỏng.

Thể to – hồi manh tràng:

Bệnh nhân hết ỉa lỏng lại ỉa táo, phân lẫn máu nhầy mủ, không bao giờ phân bình thường.

Nôn mửa và đau bụng.

Khám hố chậu phải thấy u mềm, ấn đau di động ít.

Thể hẹp ruột:

Sau khi ăn thấy đau bụng tăng lên .

Đồng thời bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò.

Sau 10-15 phút nghe có tiếng hơi di động trong ruột và cảm giác hơi đi qua chỗ hẹp, có dấu hiệu Koenig.

Khám bụng ngoài cơn đau không thấy dấu hiệu gì.

3. Điều trị lao hồi manh tràng

Việc điều trị lao hồi manh tràng tương tự như đối với bệnh lao màng bụng, lao phổi, … là điều trị nội khoa. Điều trị nội khoa bao gồm việc dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn hợp lý (ăn đủ chất, nhất là đạm, vitamin, không nên ăn nhiều thức ăn dạng bột)

Điều trị thuốc kháng lao: chia làm 2 giai đoạn tấn công và giai đoạn củng cố, thông thường kéo dài ít nhất 6 tháng. Trước đây, các liệu pháp kháng lao được mở rộng tối đa từ 8 đến 12 tháng, nhưng thời gian gần đây, các phác đồ điều trị thuốc 6 tháng cho thấy có hiệu quả như đợt điều trị chuẩn 12 tháng. Nhiều bác sĩ vẫn kéo dài thời gian điều trị từ 12–18 tháng. Các nghiên cứu hiện nay đã cho thấy tổn thương ruột gây tắc nghẽn có thể được điều trị thành công với thuốc kháng lao mà không cần phẫu thuật.

Điều trị phẫu thuật được thực hiện để quản lý các biến chứng như tắc nghẽn, thủng (thông hoặc đường vào hoặc lỗ rò) và xuất huyết ồ ạt không đáp ứng với điều trị cổ điển. Thắt hẹp ruột được quản lý bởi phẫu thuật cắt chỗ hẹp hoặc cắt bỏ đoạn ruột. Thủng ruột được giải quyết bởi phẫu thuật cắt bỏ và khâu nối chứ không phải bằng cách khâu lỗ thủng đơn giản để tránh rò tiêu hóa. Phẫu thuật bắc cầu như nối ruột, mở thông ruột hồi – kết tràng không được khuyến khích cho các tổn thương tắc nghẽn vì chúng có thể hình thành các vòng mù dẫn đến tắc nghẽn, rò rỉ, kém hấp thu…

Tại Việt Nam, đang triển khai chương trình Phòng chống Lao quốc gia. Bệnh nhân lao hồi manh tràng nói riêng và bệnh lao nói chung nên điều trị ở những bệnh viện, những trung tâm y tế chuyên sâu về bệnh Lao, vừa giúp ích cho công tác quản lý bệnh lao và bệnh nhân cũng được hưởng những hỗ trợ từ chương trình.

Để phòng lao ruột, cần giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt, không sử dụng sữa bò tươi chưa qua xử lý, khi sử dụng các thuốc làm suy giảm miễn dịch như corticoid cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng miễn dịch của cơ thể. Khi có các biểu hiện bệnh, phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm cho cả bản thân và cộng đồng.

Khách hàng phẫu thuật tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Vinmec TP. Hải Phòng được thụ hưởng những quyền lợi tiêu biểu vượt trội gồm có :

Thời gian nằm viện ngắn, giảm tối đa chi phí lưu trú, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Với các ca tán sỏi, thoát vị bẹn, khách hàng đi làm được luôn sau 1 ngày xuất viện.

Hạn chế sử dụng kháng sinh, giảm nguy cơ tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí, người bệnh không bị lo lắng, sợ hãi khi tiêm truyền kháng sinh và theo dõi sau dùng thuốc.

Tỷ lệ hồi phục đạt 90%, tái nhập viện 0%, nhiễm trùng sau mổ 0%.

Chương trình Chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật chăm sóc toàn diện bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật, giúp giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng điều trị và giảm chi phí; hạn chế tỉ lệ biến chứng. ERAS đã được chứng minh rút ngắn thời gian lưu viện trung bình từ 8-10 ngày xuống còn 3-4 ngày.

Bảo hiểm: Vinmec ký kết với nhiều đối tác bảo hiểm tư nhân lớn. Khi khách hàng nhập viện điều trị đều được bảo lãnh và làm bồi thường ngay tại viện. Tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của khách hàng.

Các ưu điểm khác: Trang thiết bị hiện đại; Chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; Bác sĩ trình độ cao; Người bệnh không cần người thân đi theo chăm sóc vì được bác sỹ điều dưỡng chăm sóc tận tình, chu đáo…

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cập nhật thông tin chi tiết về Ocd Là Gì, Dấu Hiệu Và Điều Trị Như Thế Nào? trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!