Bạn đang xem bài viết Ngành Đông Phương Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đông phương học là ngành nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm của các quốc gia phương Đông như lịch sử, địa lý, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, v.v. Ngành Đông phương học hướng người học đến việc nghiên cứu và lĩnh hội các nền văn hóa phương Đông lâu đời như khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v. Sau khi hoàn thành các môn đại cương về kinh tế và chính trị, sinh viên sẽ bắt đầu tiếp cận với các môn chuyên ngành. Một số môn chuyên ngành tiêu biểu của ngành Đông phương học là Lịch sử phương Đông, Quan hệ quốc tế Đông Bắc Á, Tổng quan về khu vực Nam Á và Đông Nam Á, v.v.
Các cơ sở đào tạo ngành Đông phương học thường xét tuyển các khối thi sau:
Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
Khối C03: Ngữ Văn, Lịch Sử, Toán Học
Khối C04: Ngữ Văn, Địa Lý, Toán Học
Khối C19: Ngữ Văn, Lịch Sử, GDCD
Khối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD
Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
Khối D06: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nhật
Khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh
Khối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh
Khối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh
Khối D83: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Trung
Khối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh
Các cơ sở đào tạo ngành Đông phương học thường áp dụng 3 hình thức xét tuyển sau: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Điểm chuẩn cho hình thức xét điểm học bạ THPT thường dao động từ 6 đến 19 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi THPTQG, các cơ sở đào tạo thường yêu cầu thí sinh đạt từ 14 đến 29 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực thường dao động từ 550 đến 765 điểm.
Đại Học Đại Nam
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Đại Học Quy Nhơn
Đại Học Yersin Đà Lạt
Đại Học Đà Lạt
Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Đà Nẵng
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
Đại Học Nguyễn Tất Thành
Đại Học Thái Bình Dương
Đại Học Cửu Long
Đại Học Lạc Hồng
Đại Học Nguyễn Tất Thành
Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Đại Học Gia Định
Đại Học Công Nghệ Đồng Nai
Đại Học Văn Hiến
Đại học Công Nghệ TPHCM
Đại Học Dân Lập Văn Lang
Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Phương Đông gồm nhiều quốc gia và khu vực rộng lớn, đóng góp cho nền văn minh nhân loại một kho tàng phi vật chất đồ sộ. Tuy nhiên điều này phần nào khiến cho việc nghiên cứu văn hóa phương Đông trở nên mông lung và khó khăn. Nhằm giúp sinh viên tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực một cách kỹ lưỡng và cụ thể, các trường đại học và cao đẳng đã chia ngành này ra thành các chuyên ngành như sau:
Châu Á học
Nhật Bản học
Hàn Quốc học
Ngôn ngữ học
Quan hệ quốc tế
Để có thể theo đuổi và học tập trong lĩnh vực này, bạn có thể xem xét những tố chất sau:
Có năng khiếu ngoại ngữ
Có niềm đam mê, yêu thích đối với văn hóa phương Đông
Tự tin, giao tiếp tốt
Năng động, nhạy bén
Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
Đây là vấn đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là vào giai đoạn trước kỳ thi đại học. ĐPH là một bộ phận của Khoa học Xã hội và Nhân văn, vì thế ngành này thường xét tuyển bằng các khối C và D. Nếu bạn có ý định theo đuổi lĩnh vực này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các bộ môn Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội và các bộ môn Ngoại Ngữ. Đặc biệt, ngoài các kiến thức được học trên lớp, bạn nên trau dồi thêm những hiểu biết thực tế về các khu vực và các quốc gia tại phương Đông như Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v
Nhiều thí sinh thường ngần ngại khi lựa chọn ngành ĐPH vì lo ngại ngành này mang tính “chung chung”, khó tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngược lại với những hiểu lầm trên, thật ra cơ hội việc làm dành cho sinh viên của ngành rất đa dạng và phong phú. Cụ thể:
Biên dịch viên, phiên dịch viên
Chuyên viên đối ngoại và quan hệ quốc tế
Nhân viên nhân sự
Biên tập viên
Thư ký, trợ lý
Hướng dẫn viên du lịch
Nhân viên xuất nhập khẩu
Giảng viên Đông phương học
Biên dịch viên, phiên dịch viên – 25 triệu đồng/tháng
Advertisement
Chuyên viên đối ngoại và quan hệ quốc tế – 12 triệu đồng/tháng
Nhân viên nhân sự – 20 triệu đồng/tháng
Biên tập viên – 25 triệu đồng/tháng
Thư ký, trợ lý – 15 triệu đồng/tháng
Hướng dẫn viên du lịch – 30 triệu đồng/tháng
Nhân viên xuất nhập khẩu – 15 triệu đồng/tháng
Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng
Cùng với sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của các quốc gia tại phương Đông, tiềm năng phát triển dành cho người theo ngành ĐPH cũng ngày càng rộng mở. Sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm làm việc và nâng cao năng lực tiếng Anh, bạn có thể tăng thu nhập lên gấp nhiều lần so với lúc mới ra trường. Nếu bạn yêu thích nghiên cứu văn hóa phương Đông và muốn được theo đuổi đam mê trong quá trình học tập và làm việc, thì ngành học này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Ngành Sư Phạm Hóa Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành Sư phạm Hóa học là học gì?
Ngành Sư phạm Hóa học (Chemistry Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia hoạt động giáo dục và giảng dạy hóa học bậc THPT, các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; tham gia công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản tại các viện, trung tâm nghiên cứu.
Các khối thi vào ngành Sư phạm Hóa học là gì?
Ngành Sư phạm Hóa học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00: Toán, Vật lí, Hóa học
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
B00: Toán, Hóa học, Sinh học
C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Sư phạm Hóa học là bao nhiêu?
Tùy vào từng trường mà mức điểm chuẩn ngành học này sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mức điểm chuẩn trong các kỳ tuyển sinh của các trường qua các năm thường dao động trong khoảng từ 17 – 30 điểm.
Trường nào đào tạo ngành Sư phạm Hóa học?
Để tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Cụ thể là:
Khu vực miền Bắc
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)
Khu vực miền Trung
Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
Đại học Hồng Đức
Đại học Vinh
Đại học Hà Tĩnh
Đại học Quảng Bình
Đại học Quy Nhơn
Đại học Phú Yên
Khu vực miền Nam
Đại học Sư phạm TP. HCM
Đại học Sài Gòn
Đại học Cần Thơ
Đại học Đồng Tháp
Đại học Đồng Nai
Đại học An Giang
Liệu bạn có phù hợp với ngành Sư phạm Hóa học?
Tương tự những ngành nghề khác, những tố chất bạn sở hữu sẽ quyết định bạn có thể đi bao lâu và bao xa trong ngành. Một số tố chất mà bạn cần phải có để theo đuổi và học tốt ngành học này là:
Có tinh thần trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;
Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;
Có lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu;
Có khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;
Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người;
Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
Học ngành Sư phạm Hóa học cần giỏi môn gì?
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Hóa học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hóa học, phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học. Vậy nên, việc nắm vững kiến thức nền tảng môn Hóa học khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Hóa tài giỏi trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ để có thể “dấn thân” vào những vị trí khác ngoài giảng dạy. Ngoài ra, nếu bạn không có sở trường là môn Hóa học, bạn có thể lựa chọn các khối thi khác, phù hợp với điểm mạnh của bạn để tăng cơ hội trúng tuyển.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Sư phạm Hóa học như thế nào?
Sau khi ra trường, sinh viên ngành này có thể lựa chọn những vị trí việc làm như sau:
Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Hóa học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn này;
Làm công tác giảng dạy Hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học tại các trường phổ thông;
Vị trí việc làm cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học
Sinh viên sau khi ra trường sẽ làm ở nhiều vị trí khác nhau, tùy định hướng của mỗi người. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm giảng viên, giáo viên tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm nghề,..Ngoài ra còn có thể làm chuyên viên nghiên cứu và tìm hiểu các hóa chất, chuyên viên và cán bộ quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục,..
Mức lương dành cho ngành Sư phạm Hóa học như thế nào?
Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm sẽ từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí, năng lực, kinh nghiệm làm việc và đơn vị làm việc mà mức lương có thể khác nhau.
Kết luận
Không có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn có sở trường mạnh về môn Hóa hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn học ngành học này.
Ngành Quản Lý Công Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Mã ngành Quản lý công: 7340403
Theo học ngành Quản lý công, các thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:
Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối A16: Toán, Văn, Khoa học tự nhiên
Khối C00: Văn, Lịch Sử, Địa Lý
Khối C15: Toán, Văn, Tổ hợp môn Khoa học xã hội
Khối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
Khối D07: Toán, Hóa , Tiếng Anh
Khối R22: Toán, Văn, điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Quản lý công gồm:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Đại học Thủ Đô
Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Kinh tế TP.HCM
Điểm chuẩn ngành Quản lý công tuỳ thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Đa số các trường đại học đều xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT QG có điểm thi dao động từ 17.5 – 24,3. Trường Đại học Thủ Đô có thêm phương thức xét tuyển học bạ có điểm trung bình 3 năm phổ thông là 18 điểm. Riêng trường Đại học Kinh tế chúng tôi xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm trúng tuyển là 765 điểm.
Để theo học ngành Quản lý công, bạn cần có đủ những tố chất sau:
Có kiến thức chuyên môn, am hiểu về mục tiêu, đối tượng và phương pháp Quản lý công;
Đảm bảo kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý, lãnh đạo khi làm việc trong Nhà nước;
Có khả năng tư duy logic và khả năng tìm kiếm phương pháp hiệu quả cho lãnh đạo;
Có khả năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin nhanh nhẹn, đáp ứng đủ, đúng như cầu cho các lãnh đạo và quản lý Nhà nước;
Có khả năng giao tiếp tốt cả trong và ngoài xã hội, biết đưa ra hướng giải quyết tích cực;
Dựa vào các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quản lý công. Ta thấy, để học tốt ngành này, bạn cần nắm chắc các kiến thức cơ bản về môn Toán. Ngoài ra, các môn học trong tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội cũng rất cần thiết. Bởi một số trường đào tạo sẽ đưa những tổ hợp môn trên vào khối thi để áp dụng xét tuyển. Vì thế, những môn học này sẽ là đòn bẩy để hỗ trợ cho việc học tập chuyên ngành của các bạn. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ cũng là một ưu thế với người theo học ngành này. Lý do là vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các nguồn dữ liệu thông tin bằng tiếng Anh. Bạn hãy trang bị cho mình một nền tảng kiến thức thật vững chắc để chinh phục ngành học này.
Sau khi sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở các trường đào tạo. Khi ra trường, các bạn có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Tham gia quản lý bộ máy nhà nước Trung ương và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp tại khu vực công;
Cán bộ quản lý tài chính công làm việc giám sát các hoạt động cá nhân và tổ chức;
Cán bộ quản lý dự án công như công trình nghiên cứu, công trình xây dựng,…;
Nhân viên hành chính làm việc trong các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước;
Chuyên viên nghiên cứu về khoa học Quản lý, Hành chính tại các cơ sở nghiên cứu Nhà nước;
Tuỳ thuộc vào vị trí và môi trường làm việc nên sẽ có những mức lương khác nhau. Mức lương ngành Quản lý công khá ổn định cho tới hiện nay. Cụ thể như sau:
Đối với sinh viên đã tốt nghiệp, mới đi làm chưa có kinh nghiệm thực tế thì mức lương dao động từ 6 – 8 triệu/tháng.
Đối với những người đã có kinh nghiệm và có chức vụ cao làm việc cho cơ quan Nhà nước thì hưởng mức lương dao động từ 10 -15 triệu/tháng.
Advertisement
Mục tiêu cao nhất của quản lí là kết quả đầu ra và hiệu quả thực hiện.
Quản lí công mới thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ công.
Quản lí công mới thực hiện quản lý trên cơ sở phân cấp, giảm thiếu cấp quản lí trung gian, tăng cường làm việc theo nhóm. Nguyen tắc chung là, một việc mà cấp nào quản lí, thực hiện tốt hợp thì giao cho cấp đó quản lí
Ngành Khoa Học Vật Liệu Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành Khoa học vật liệu là gì?
Khoa học vật liệu (tiếng Anh: Materials Science) là một môn khoa học liên ngành, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc, công nghệ chế tạo, thành phần xử lý cùng tính chất của các vật liệu. Các ngành khoa học tham gia vào việc nghiên cứu này chủ yếu là vật lý, hóa học và toán học. Đối tượng nghiên cứu thông thường chính là vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Những khía cạnh được nghiên cứu là tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, cấu trúc hoặc tổ hợp của các tính chất đó với mục đích là tạo ra các vật liệu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong kỹ thuật.
Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về hoá học, toán học, tin học và vật lý. Cùng với đó chính là khoa học và công nghệ vật liệu, vật liệu điện tử nano (vật liệu từ, vật liệu bán dẫn). Đồng thời, các thông tin về khoa học công nghệ, vật liệu tiên tiến như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser… cũng được giảng dạy ở chuyên ngành này. Những vật liệu nêu trên chính là nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21. Chương trình đào tạo chuyên ngành này bao gồm: Vật liệu và linh kiện màng mỏng, Vật liệu Polymer và Composite; Vật liệu từ và y sinh.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành
Khoa học vật liệu l
à gì?
Theo thông tin tìm hiểu, ngành KHVL có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A02: Toán – Vật lý – Sinh học
B00: Toán – Hóa học – Sinh học
D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
Điểm chuẩn ngành
Khoa học vật liệu là bao nhiêu?
Năm 2023, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 21.8 điểm. Điểm này được tính theo phương thức xét tuyển điểm thi THPTQG.
Các trường nào đào tạo ngành khoa học vật liệu?
Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học vật liệu, chỉ có 04 cơ sở đào tạo ở 2 khu vực Bắc – Nam như sau:
Khu vực miền Bắc
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Khu vực miền Nam
Đại Học Quy Nhơn
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Như vậy, có thể thấy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều sẽ có hai cơ sở đào tạo. Nó giúp bạn giải quyết tốt hơn vấn đề chọn trường để theo đuổi ngành này phù hợp với vị trí địa lý ở nơi mình sinh sống.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Khoa học vật liệu?
Để có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, các sĩ tử có thể tham khảo một số tiêu chí sau:
Đam mê với ngành học
Thận trọng trong công việc
Khả năng tập trung cao
Kiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Khả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp
Khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
Tinh thần học tập nghiêm túc
Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
Thông minh, nhạy bén
Học ngành
Khoa học vật liệu
cần học giỏi môn gì?
Rất dễ dàng để nhận biết được chuyên ngành KHVL cần học giỏi 03 môn là Vật lý, Toán và tiếng Anh. Lý do cụ thể vì:
Tiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.
Vật lý: Môn học chiếm 90% kiến thức của chuyên ngành này. Ví dụ như: Vật lý màng mỏng, vật lý chất rắn, vật lý linh kiện bán dẫn…
Cơ hội việc làm dành cho ngành
Khoa học vật liệu
như thế nào?
Sinh viên ngành KHVL có thể lựa chọn cho mình một trong những đơn vị công tác sau:
Công ty sản xuất, gia công vật liệu. Ví dụ như các công ty nhựa, cao su, luyện cán kim loại, gốm sứ…
Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…
Công ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: gốm, nhựa, kim loại…
Công ty, hãng sản xuất, kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại Việt Nam.
Cơ quan, viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng…
Advertisement
Mức lương dành cho người làm ngành Khoa học vật liệu là bao nhiêu?
Ngành Khoa học vật liệu được xếp vào nhóm ngành có mức lương cao và áp lực công việc ít. Mức lương trung bình năm của những nhà Khoa học vật liệu vào khoảng 50.000 USD. Đây quả thực là một con số đáng mơ ước khi xét trên nhiều phương diện, khía cạnh chung.
Kết luận
Ngành khoa học vật liệu đã và đang đóng góp vai trò to lớn của mình vào lĩnh vực vật liệu cũng như tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội làm việc ở trong ngành này, xử lý được vấn đề thiếu hụt việc làm trong thị trường lao động nói chung. Có thể nhận định rằng, các kỹ sư ngành khoa học vật liệu không khó để tìm cho bản thân một công việc phù hợp với chuyên môn được học, kinh nghiệm tích lũy được mà không phải lo lắng bất cứ điều gì như vấn đề doanh số, doanh thu.
Ngành Kỹ Thuật Điện Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Xuyên suốt quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về: Lý thuyết mạch điện – điện tử, thiết kế máy điện, hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà, nhà máy công nghiệp, nguồn năng lượng gió, mặt trời, quy hoạch hệ thống điện, phân tích và điều khiển những hệ thống đó… Bên cạnh đó, học chuyên ngành này còn là cơ hội cho chính bản thân người học trau dồi các kỹ năng mềm. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp…
Các thí sinh có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển đối với ngành KTĐ như sau:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A02: Toán – Vật lý – Sinh học
A19:
Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)
B00: Toán – Hóa học – Sinh học
C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
C04: Toán – Ngữ văn – Địa lý
C08: Ngữ văn – Sinh học – Hóa học
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Năm 2023, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 28 điểm. Điểm này phụ thuộc theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
Riêng đối với phương thức xét điểm thi thông qua đánh giá năng lực, đại học Công nghệ chúng tôi xét tuyển với số điểm 625.
Các sĩ tử có nguyện vọng theo học chuyên ngành này có thể đăng ký học ở một trong cách trường sau:
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở Phía Bắc )
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Mỏ địa chất
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Đại học Thủy lợi
Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
Đại học Quy Nhơn
Đại học Quảng Bình
Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Khoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Công nghệ TP.HCM
Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Đại học Sài Gòn
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Cần Thơ
Đại học Quốc tế Miền Đông
Đại học Thủ Dầu Một
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
Đại Học Hồng Đức
Chịu được áp lực công việc
Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
Thông minh, nhạy bén
Đam mê với ngành học
Thận trọng trong công việc
Kiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Khả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp
Khả năng phân tích, xử lý bài toán kỹ thuật
Khả năng thuyết trình
Theo như chương trình đào tạo, sinh viên chuyên ngành KTĐ cần học tốt 03 môn. Các môn đó là:
Tiếng Anh: Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ phải nghiên cứu các bài viết chuyên ngành của các kỹ sư đầu ngành bằng ngôn ngữ này.
Vật lý: Là môn học tiền đề cho các môn học khác. Ví dụ như: Cơ kỹ thuật, nhiệt động lực học, hệ thống cơ khí…
Toán học: Có khả năng ở bộ môn này, sinh viên sẽ phát huy hết được khả năng tư duy phân tích, xử lý vấn đề một cách khách quan và nhạy bén.
Các kỹ sư kỹ thuật điện có rất nhiều sự lựa chọn để phát triển sự nghiệp bản thân. Những sự lựa chọn đó gồm:
Kỹ sư thiết kế: tại công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời…
Kỹ sư quản lý: tại doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương, Bộ xây dựng.
Kỹ sư thiết kế bộ phận: Thiết kế bộ điều khiển máy điện, hệ thống năng lượng tái tạo, mạng điện, trạm biến áp, nhà máy điện, điều khiển thiết bị và hệ thống điện.
Kỹ sư vận hành, nghiên cứu, thiết kế tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực thiết bị và hệ thống điện.
Chuyên viên tại công ty tư vấn thiết kế điện, nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
Giảng viên: nghiên cứu, giảng dạy tại viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên khắp cả nước.
Như vậy, sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điện có thể hoàn toàn tự tìm kiếm công việc đúng với chuyên môn được đào tạo.
Advertisement
Phần đa các sinh viên tốt nghiệp ngành này đều có một vị trí việc làm phù hợp cùng với mức lương trung bình từ 10 -12 triệu VNĐ/tháng. Cụ thể mức lương như sau:
Kỹ sư mới tốt nghiệp đại học: từ 7 – 10 triệu/tháng.
Kỹ sư với kinh nghiệm từ 1 -2 năm, lương sẽ dao động từ 10 -13 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trên 5 năm: mức lương có thể đạt là 1000 USD/tháng (xấp xỉ 23 triệu VNĐ).
Có thể nhận định rằng, ngành kỹ thuật điện hiện đang là ngành học thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Nhờ vào quá trình đào tạo xuyên suốt, trang thiết bị hiện đại, sinh viên được cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng thực hành. Do đó, sau khi hoàn thành chương trình học, họ có thể tự tìm cho bản thân một công việc cùng mức thu nhập ổn định cho bản thân.
Ngành Y Khoa Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành Y khoa (hay Y đa khoa) hoạt động với sứ mệnh đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ có đạo đức, có kiến thức y học, tay nghề chẩn đoán và phẫu thuật tốt để tham gia vào sự nghiệp phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sinh viên ngành Y khoa có chương trình học kéo dài từ 6 – 7 năm. Sau khi hoàn thành các học phần trong chương trình, sinh viên có thể lựa chọn học tiếp để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc tham gia thi cấp chứng chỉ hành nghề để bắt đầu công tác.
Về chương trình đào tạo, bên cạnh những học phần lý luận chính trị và ngoại ngữ – tin học bắt buộc như: Đường lối của Đảng CSVN, Tiếng Anh, Tin học cơ sở…, ngành Y khoa còn cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng – hàm – mặt, da liễu, phụ sản, ung thư… Vì chương trình học trải rộng trên nhiều khía cạnh của y học nên đòi hỏi sinh viên phải tự giác, chủ động nghiên cứu thêm tài liệu sau giờ học để đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được trau dồi các kỹ năng mềm như: thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức – quản lý… để phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn thể chất.
Hiện nay, ngành Y khoa ở các trường Đại học lớn thường chỉ xét tuyển một khối thi quen thuộc là B00 bao gồm ba môn: Toán, Hóa học, Sinh học. Bên cạnh đó, vẫn có một số cơ sở đào tạo chấp nhận các khối thi mở rộng như:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
B08: Toán, Sinh học, tiếng Anh.
A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn.
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
Trong tư duy của nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh, để đậu vào ngành Y khoa thì phải thi được điểm cao. Tuy nhiên, tùy số lượng thí sinh đăng ký vào từng cơ sở đào tạo mà điểm đầu vào của ngành học này có sự chênh lệch đáng kể từ 18,5 – 28,9 điểm. Một số trường có thể yêu cầu thêm tiêu chí phụ để xét tuyển, ví dụ như:
Điểm môn Sinh học ≥ 8,25 và Toán ≥ 7.
Thí sinh có hộ khẩu ở TPHCM (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
TTNV<=1 (Đại học Y Hà Nội).
Vì đây là ngành hot, luôn dẫn đầu về số lượng thí sinh nộp đơn xét tuyển nên số lượng cơ sở giáo dục giảng dạy chuyên ngành Y khoa trên cả nước vô cùng phong phú. Cụ thể như sau:
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Đại học Y Hà Nội.
Đại học Y Dược Thái Bình.
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
Đại học Y Dược Hải Phòng.
Đại học Y Dược – Đại học Huế.
Đại học Phan Châu Trinh.
Đại học Dân lập Duy Tân.
Đại học Y khoa Vinh.
Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng.
Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.
Đại học Tây Nguyên.
Đại học Buôn Ma Thuột.
Đại học Trà Vinh.
Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM.
Đại học Y Dược TP. HCM.
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Đại học Nguyễn Tất Thành.
Đại học Y Dược Cần Thơ.
Đại học Nam Cần Thơ.
Đại học Tân Tạo.
Đại học Võ Trường Toản.
Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Cũng giống như các ngành khác thuộc lĩnh vực Y tế, ngành Y khoa đòi hỏi sinh viên khá nhiều yếu tố để có thể học tập tốt và gắn bó lâu dài với nghề. Một số yêu cầu đặc thù có thể kể đến như:
Cẩn thận, tỉ mỉ.
Chăm chỉ, cố gắng trong mọi hoàn cảnh.
Có nền tảng chuyên môn tốt.
Có khả năng giao tiếp tốt.
Đọc, viết thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.
Có tinh thần trách nhiệm cao.
Sẵn sàng công tác trong mọi hoàn cảnh.
Có sức khỏe tốt, chịu được cường độ làm việc cao.
Thấu hiểu, đồng cảm với người bệnh.
Về cơ bản, ba môn nền tảng của ngành Y khoa gồm Toán học, Sinh học và Hóa học là những môn mà bạn bắt buộc phải học tốt để có vốn kiến thức cơ bản phục vụ cho quá trình học tập ở bậc Đại học. Bạn gần như không có lựa chọn nào khác vậy nên hãy tập trung thật nhiều thời gian, công sức cho ba môn này để gặt hái được kết quả như ý!
Làm bác sĩ tại các cơ quan, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.
Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng.
Tham gia vào công tác thiện nguyện như: cứu chữa người bệnh, thăm khám trẻ em ở các vùng sâu vùng xa, chăm sóc bệnh nhân ở trung tâm bảo trợ xã hội…
Advertisement
Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ sức khỏe.
Mở phòng khám đa khoa riêng.
Giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.
Mức lương trung bình của một điều dưỡng viên hoặc bác sĩ tốt nghiệp ngành Y khoa thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu bạn công tác tại các cơ sở khám, chữa bệnh do tư nhân điều hành, quản lý thì thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn, có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng cho người chưa có nhiều kinh nghiệm và hàng chục triệu đồng/tháng cho những vị trí cao cấp, đòi hỏi thâm niên, tay nghề cao.
Dù là hiện tại hay tương lai, Y khoa chắc chắn là ngành nói không với hai từ “thất nghiệp”. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người sẽ không bao giờ dừng lại. Vậy nên, nếu bạn có đam mê theo đuổi ngành học này thì hãy đăng ký xét tuyển ngay vào kỳ thi sắp tới. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn!
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Đông Phương Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!