Xu Hướng 9/2023 # Mâm Cúng Ngày Tết Đoan Ngọ Giá 3 Triệu Đồng Vẫn Đắt Khách # Top 17 Xem Nhiều | Yvju.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mâm Cúng Ngày Tết Đoan Ngọ Giá 3 Triệu Đồng Vẫn Đắt Khách # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mâm Cúng Ngày Tết Đoan Ngọ Giá 3 Triệu Đồng Vẫn Đắt Khách được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong ngày này, mỗi gia đình đều sửa soạn mâm cúng để thắp hương lên bàn thờ gia tiên. Mâm cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ thường có trái cây, hoa tươi và một số phẩm vật đặc trưng trong tiết khí Hạ chí, như: hương, hoa, vàng mã, vải, mận, chè, xôi, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)…

Tùy vào văn hóa, phong tục của từng vùng miền, mâm cúng còn có thêm thịt vịt, chè trôi nước…. Ở miền Bắc, mâm cúng còn có thêm cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm. Ngoài ra còn có rượu nếp, bánh tro giúp giải nhiệt cơ thể.

Bánh tro làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật.

Ở miền Trung, người dân còn cúng thêm cơm rượu, thịt vịt, chè kê. Ở miền Nam, ngoài cơm rượu giống miền Bắc, mâm cúng còn có bánh ú, chè trôi nước ăn cùng nước đường. Người dân miền Nam thường mua vải thiều loại to, đẹp để cúng lễ dịp này.

Tại một số chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội như: chợ Ngô Sỹ Liên, chợ Hôm, chợ Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm)…, thị trường các sản phẩm hàng hóa phục vụ Tết Đoan Ngọ đã bắt đầu nhộn nhịp để phục vụ người tiêu dùng.

Theo tiểu thương ở chợ Ngô Sỹ Liên, những mặt hàng như: mận hậu, vải thiều, cơm nếp cẩm, cơm nếp cái hoa vàng luôn sẵn có và người dân thường mua trước 1 – 2 ngày. Mận hậu loại ngon hiện có giá khoảng 40.000 đồng/kg, vải thiều ngon có giá 30.000 – 35.000 đồng/kg.

Một mâm đầy đủ để thắp hương Tết Đoan ngọ. (Ảnh: Báo Tin tức)

“Vài ngày trước Tết Đoan Ngọ, lượng khách đặt mâm lễ cúng tăng cao, những mâm lễ của cửa hàng có giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, thậm chí có khách đặt tới 2 – 3 triệu đồng tùy yêu cầu của khách”, chị Nguyễn Thị Hoa, tiểu thương ở Chợ Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ.

Chị Hoa cho hay, những gia đình có điều kiện họ đặt cả mâm cỗ to, có giá lên tới gần 3 triệu đồng do kích thước lớn, cần nhiều nguyên liệu và thời gian do thiết kế trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ cùng sự khác biệt. Chẳng hạn, các loại hoa tươi đắt đỏ như: sen quan âm, ngọc lan, nhài, hoa cau, hoa đại…

Do bận rộn công việc, gần như không có thời gian chuẩn bị mâm cỗ Tết Đoan Ngọ, nên hàng năm, chị Nguyễn Thúy Hồng, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thường đặt mâm Tết Đoan Ngọ tại cửa hàng của người quen, với mận hậu, vải thiều, cơm rượu nếp cái hoa vàng, cơm rượu nếp cẩm, hoa sen…

“Mâm cúng được bán sẵn rất tiện lợi, giúp chị tiết kiệm được nhiều thời gian và giá thành hợp lý”, chị Hồng cho biết.

Nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng, chị Nguyễn Thị Hân, chủ cửa hàng hoa quả trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, dịp này nhà chị làm nhiều loại set lễ để phục vụ khách có nhu cầu mua về cúng Tết Đoan Ngọ.

“Set đơn giản nhất có giá từ 250.000 – 300.000 đồng gồm, hoa quả, bánh gio, rượu nếp lẫn màu hoặc một màu. Các set lễ giá từ 300.000 – 400.000 đồng đắt khách hơn vì hợp với túi tiền của nhiều gia đình”, chị Hân giới thiệu.

Cửa hàng chị Hân nhận đặt set lễ cúng Tết Đoan Ngọ từ ngày 1/5 âm lịch và trả đơn dần cho khách từ chiều mùng 4 và sáng mùng 5/5 âm lịch. Để chuẩn bị kịp số đơn hàng, chị Hân phải huy động cả người nhà làm việc liên tục nhiều giờ để kịp trả đơn cho khách đúng hẹn.

Tiểu thương một số chợ lớn cho biết, thông thường, cơm rượu nếp, hoa quả như mận, vải… sẽ được ăn đầu tiên vào buổi sáng sớm trong ngày Tết Đoan Ngọ, do vậy đến đúng ngày Tết, các mặt hàng hoa quả, rượu nếp sẽ rất sôi động giá tăng nhẹ so với thường.

Bận rộn với công việc tại cơ quan và gia đình, chị Đào Thùy Trang (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) đã quyết định đặt mâm cúng Tết Đoan Ngọ qua một dịch vụ cỗ cúng online trên mạng xã hội.

“Tôi chọn đặt cỗ của một người quen tại Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội). Đến ngày đó sẽ có nhân viên của cửa hàng mang tới tận nhà, tôi không cần phải chuẩn bị lỉnh kỉnh như thường năm nữa”, chị Trang cho biết.

Với 480.000 đồng bỏ ra để mua mâm cỗ online, chị Trang cho biết các món trong mâm gồm có rượu nếp, mận hậu, vải thiều, bánh tro, chè, bánh xu xê, xôi cốm sen dừa và hoa tươi. “Tới ngày Tết Đoan Ngọ, chỉ cần bày biện ra cúng mà không mất quá nhiều thời gian đôn đáo chuẩn bị, nấu nướng”, chị Trang cho biết thêm.

Dịch vụ giao cỗ cúng tại nhà đảm bảo được tính tiện lợi, đầy đủ, phù hợp với gia đình bận rộn. Do đó, dịch vụ này càng ngày càng được ưa chuộng.

Nên Làm Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ Vào Giờ Nào? Văn Khấn Tết Đoan Ngọ

Vào ngày Tết Đoan ngọ (mùng 5/5) Âm lịch hàng năm, người Việt Nam thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để dâng tổ tiên, thần linh, với mong muốn cầu cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại và cầu mong sức khỏe. Vậy nên làm lễ cúng vào giờ nào? Đọc văn khấn như thế nào là đúng chuẩn?

Tết Đoan ngọ là ngày nào? Cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào?

Theo quan niệm dân gian, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11h đến 13h. Song, thời gian đẹp nhất để tiến hành những nghi lễ cúng bái tâm linh là vào giờ chính Ngọ – 12h trưa ngày 5/5 âm lịch.

Năm nay, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 3/6. Đây là ngày Đinh Hợi, tháng Bính Ngọ, năm Nhâm Dần, mệnh Thổ, tiết khí Tiểu mãn, trực phá.

Ngày 5 tháng 5 Âm lịch 2023 là ngày hắc đạo, xung khắc với các tuổi Kỷ Tị, Quí Tị, Quí Mùi, Quí Sửu.

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam, là dịp để người dân Việt tạ ơn trời đất, tiên tổ, cầu mong cuộc sống no đủ thịnh vượng, cầu mùa hè an lành, sâu bọ dịch bệnh qua. Ảnh: Doan Phuong Thao

Trước khi tiến hành cúng bái, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn kính đối với các quan thần. Tuyệt đối không mặc quần đùi, áo ba lỗ hay váy ngắn.

Đọc văn khấn phải thành tâm và không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin diệt hết sâu bọ, sức khỏe dồi dào, mùa màng bội thu.

Văn khấn cúng Tết Đoan ngọ

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:… (Họ và tên từng thành viên trong gia đình)

Ngụ tại:… (Địa chỉ)

Hôm nay là ngày Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… (Họ của gia chủ), cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Ngọc Ngân

Đăng bởi: Lê Như Ngọc Nhi

Từ khoá: Nên làm lễ cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào? Văn khấn Tết Đoan ngọ

Cúng Mùng 3 Tết Quý Mão 2023: Bài Cúng, Hóa Vàng, Mâm Cúng

Việt Nam không chỉ đa dạng về vùng miền, phong tục mà còn khác nhau cả về những nét văn hóa. Ngày lễ hóa vàng – lễ tạ âm cảnh được thực hiện khác nhau ở từng nơi, có thể là ngày mùng 2, mùng 3, mùng 4 hoặc mùng 7 – ngày khai hạ bàn thờ.

Nhưng đa số, ngày lễ hóa vàng thường được cúng vào ngày mùng 3 âm lịch. Lễ hóa vàng là sự cầu mong một năm vạn sự tốt lành, sự phù hộ của ông bà và các vị thần. Bởi lẽ thế nên ngày này là một trong những ngày cúng đặc biệt quan trọng.

Lễ hóa vàng là lễ hóa hương vàng, quần áo, vàng mã tiễn ông bà về âm cảnh sau 3 ngày về bên con cháu đón Tết. Chính vì vậy, người ta thường gọi lễ hóa vàng mùng 3 Tết là lễ cúng tiễn đưa ông bà ngày đầu năm. Lễ cúng hóa vàng thể hiện lòng tôn kính, sự cầu mong tổ tiên ban phước lành cho hậu thế, một năm nhiều may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.

Sau lễ cúng Tết, lễ hóa vàng cũng được chú trọng không kém trong nét văn hóa người Việt. Tùy vào điều kiện gia đình mà làm lễ to hay nhỏ khác nhau, một cách chuẩn bị khác nhau.

Theo quan niệm nhân gian phải có lễ tạ thì tấm lòng của gia chủ mới được chứng giám, nên lễ hóa vàng rất quan trọng trong ngày tết. Sau khi lễ, gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần được hóa trước, tiền vàng, vật dụng của tổ tiên hóa sau. Nơi đốt vàng mã thường sẽ có một cây mía dài với ý nghĩa dùng để làm gậy chống để linh hồn mang hàng hóa về cõi âm.

Mâm cúng lễ hóa vàng

Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà mâm cúng lễ hóa vàng cũng khác nhau, nhưng cơ bản thường có:

Một mâm cỗ mặn gồm: Rượu, thịt, bánh chưng…

Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít

Mâm ngũ quả

Hoa tươi

Hương

Bánh, kẹo

Trầu cau, thuốc lá

2 cây mía

Không quá câu nệ mâm hóa vàng là chay hay mặn, nhiều hay ít, nhưng nếu là mâm mặn thì thường có một con gà trống. Mâm cỗ được chuẩn bị trang nghiêm, đủ đầy thể hiện lòng thành kính của bậc con cháu cho tổ tiên, ông bà.

Con gà là một món rất quan trọng trong mâm cúng hóa vàng. Con gà tượng trung cho 5 đức tính của người dân Việt: Văn – Võ – Dũng cảm – Nhân hậu – Trung tín. Mâm cúng có con gà tượng trưng cho sự tốt lành và một tương lai tốt đẹp

Nếu chuẩn bị mâm cỗ cúng ngoài trời, phải đặt gà cúng lên đĩa to, bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Đặc biệt là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

Còn khi đặt gà cúng trên ban thờ, theo một số chuyên gia nghiên cứu, nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu.

Cách cúng lễ hóa vàng, đốt vàng mã mùng 3 Tết

Sau khi lễ xong, gia chủ sẽ hóa vàng để tạ gia tiên, gia thần. Lễ tạ được thực hiện một cách trang nghiêm ở một góc vườn hoặc sân sạch sẽ. Phần tiền vàng sẽ được hóa trước, phần đồ dùng hóa sau. Nếu trong gia đình có người mới mất thì phần vàng mã phải được hóa riêng.

Khi lễ xong, gia chủ sẽ vái 3 vái, cầu mong gia tiên phù hộ con cháu. Sau đó xin phép thu lộc, chia lộc (vật phẩm) cho con cháu. Nơi hóa vàng thường phải được đặt một cây mía dài dùng làm đòn gánh cho linh hồn mang đồ về cõi âm.

Văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết

(Dùng khi đốt vàng mã, làm lễ hóa vàng)

– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm Quý Mão 2023

Chúng con là: …………………………………………………….tuổi…………………

Hiện cư ngụ tại……………………………………………………………………………

Advertisement

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Cúng mùng 3 Tết vào giờ nào?

Cúng mùng 3 Tết có 2 giờ đẹp gia chủ có thể tham khảo là Canh Tý (23h-01h),  Tân Sửu (01h-03h).

Lễ vật cúng mùng 3 Tết gồm những gì?

Gia chủ nên chuẩn bị những lễ vật sau để cúng mùng 3 Tết gồm:

Nhang

Vàng mã

Hoa

Ngũ quả

Trầu cau

Rượu trắng

Đèn nến

Bánh kẹo cùng với mâm lễ mặn hoặc cỗ chay

Và hai cây mía

Lưu ý gì khi bày trí mâm cúng mùng 3 Tết?

Mâm cúng đồ mặn nên làm một con gà trống luộc (không được dùng gà trống thiến hoặc dị tật)

Đặt gà vào mâm cúng phải dùng đĩa to và sạch, bày đầy đủ các bộ phận từ lòng, tiết,…

Cúng ngoài trời khi đặt đĩa gà thì đầu gà phải hướng ra đường.

Cách Luộc Gà Cúng Đẹp Cho Đêm Giao Thừa, Mâm Cỗ Ngày Tết

Đối với gà sống: Nên chọn gà có vùng hậu môn hồng hào, mào đỏ tươi, lông bóng mượt, mắt linh hoạt. Nên cầm tay sờ dưới bụng gà, chọn gà chắc thịt, tránh chọn gà được cho ăn no, lớp da nhăn nheo.

Đối với gà làm sẵn: Chỉ chọn những con gà vừa phải 1 – 1,5kg, màu vàng nhạt, đều màu, vàng đậm ở ức, cánh, lưng. Thịt gà tươi hồng, phần da còn nguyên, không rách, không có dấu hiệu lạ, độ đàn hồi tốt.

Gà sau khi rửa sạch với muối bạn nên dùng khăn thấm khô ráo gà và tạo dáng cho gà trước khi luộc.

Khi luộc bạn có thể cho thêm vào nước luộc gừng đập dập, hành củ nướng, hay lá chanh, hành tây… để tạo thêm hương vị.

Khi luộc nước phải ngập gà, đun với lửa lớn, để sôi 5 phút, sau đó giảm lửa riu riu trong 20 phút, như vậy da gà không bị co rút làm nứt da.

Để da gà căng mọng không xuống màu, sau khi gà chín, bạn tắt bếp, để gà nguội trong nồi 5 phút, sau đó vớt ra nhúng vào nước sôi để nguội.

Để da gà thêm bóng mượn, vàng ươm, bạn có thể hòa mỡ gà với chút nước ép nghệ, phết một lớp mỏng lên khắp bề mặt gà.

Cách buộc dáng gà quỳ

Cách buộc dáng gà quỳ là cách buộc đơn giản và phổ biến nhất. Gà cúng sẽ trông tự nhiên hơn đồng thời sẽ nhìn thấy rõ được đầy đủ đầu, cánh, chân, nếu buộc theo kiểu này. Khi đặt gà trên mâm, cũng sẽ trông to và bắt mắt hơn.

Cách thực hiện:

Bạn bẻ quặp 2 chân gà ra phía sau bằng cách khứa nhẹ ở hai phần đầu khớp của chân gà

sau đó dùng dây lạt buộc cố định sao cho dáng đang quỳ trông tự nhiên.

Cố định đầu gà thẳng, đồng thời khép 2 cánh vào sát hai bên sườn, điều chỉnh lại cho cân đối là bạn đã hoàn thành xong cách tạo dáng gà quỳ rồi.

Cách buộc dáng gà chầu – nể trọng

Cách buộc gà chầu được xem là cách phức tạp nhất, vì tốn khá nhiều thời gian và công sức trong việc tạo hình, nên kiểu buộc này thường được sử dụng trong những dịp lễ quan trọng như cúng Giao thừa.

Việc cúng gà về chầu trời đồng nghĩa với việc gà sẽ kể lại toàn bộ sự việc đã xảy ra trong năm qua, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa…Tạo hình gà thật đẹp sẽ thể hiện được lòng kính trọng của gia chủ.

Cách thực hiện:

Đầu tiên, gà sau khi mua về bạn rửa lại thật sạch, sau đó dùng dao rạch 2 đường dưới cổ gà (vị trí gần miệng), lần lượt xâu 2 cánh qua 2 đường này, cẩn thận canh chỉnh sao cho hai cánh gà thò ra bên ngoài miệng cân bằng.

Do phần đầu gà đã được cố định thẳng nhờ 2 cánh, nên chỉ cần dùng dây buộc cho 2 chân gà khép sát vào thân là được.

Cách buộc dáng gà bay – bay cao

Cách buộc dáng gà bay là một cách khá dễ, nên thường được sử dụng trong các đám giỗ. Dù là một người không giỏi hay chưa có kinh nghiệm đều có thể làm được cách này.

Cách thực hiện:

Gà sau khi rửa sạch, bạn nhẹ nhàng vắt hai chiếc cánh gà ra sau và ngược lên phía lưng.

Dùng lạt mềm buộc cố định phần xương khớp cánh lên phần đầu gà, phần chân xếp lại gọn gàng, cố định và giữ phần đầu thẳng lên hướng về phía trước cho đẹp mắt.

Lưu ý buộc nhẹ tay, tránh xiết quá chặt khi luộc gà sẽ rách da.

Cách buộc dáng gà cánh tiên – tên gọi ý nghĩa

Bên cạnh các cách buộc gà cúng theo kiểu quỳ, kiểu bay, thì gà cúng buộc kiểu cánh tiên cũng khá quen thuộc và rất được yêu thích trong dịp lễ, Tết.

Advertisement

Vì tạo hình của nó sau khi luộc rất đẹp, đặc biệt nó còn mang cái tên rất đẹp và ý nghĩa.

Cách thực hiện:

Để tạo dáng gà này, gà sau khi rửa sạch, đầu tiên bạn phải ép cổ gà về phía sau, đan chéo cánh gà, sao cho khớp cánh chạm nhau xòe như hình cánh tiên, đầu gà bạn để vào giữa

sau đó dùng lạt buộc cố định. Khứa nhẹ khủy chân, bẻ chân hướng vào phía bụng, tạo dáng ngồi tự nhiên. Vậy là đã xong cách buộc gà cúng cánh tiên rồi.

Gia Đình 9X Có Con Nhỏ Mách Cách Du Lịch Mộc Châu 2 Ngày Cuối Tuần, Chỉ 3 Triệu Đồng Vẫn Ăn Ngon, Chơi Đã

Gia đình 9X có con nhỏ mách cách du lịch Mộc Châu 2 ngày cuối tuần, chỉ 3 triệu đồng vẫn ăn ngon, chơi đã

Từ lâu, du lịch Mộc Châu đã trở thành một trong những điểm đến hot của miền Bắc, đặc biệt là với những ai đang sống ở Hà Nội, vì đây là điểm đến gần, thời tiết lý tưởng, nghỉ dưỡng hay khám phá đều ổn. Đặc biệt là vào tiết trời mùa xuân và giao mùa sang hạ, đi một chuyến ngắn đến Mộc Châu là phương án du lịch không tốn quá nhiều tiền mà vẫn được “xách ba lô lên mà đi”.

Chuyến đi với khá nhiều kỷ niệm vui và cũng rất mệt khi 2 ô-sin phải phục vụ boss nhỏ 18 tháng tuổi. Tuy vậy, đây vẫn là chuyến đi đáng nhớ đối với cả gia đình mình, nhất là với em bé vì lần đầu được đi chơi xa và được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị.

Di chuyển từ Hà Nội – Mộc Châu

Phương tiện đi Mộc Châu bây giờ rất nhiều và linh hoạt nên bạn có thể google để tìm các hãng xe chạy giờ và xuất phát ở bến phù hợp với lịch trình của gia đình mình. Vì có con nhỏ, mình ưu tiên đi xe “sang” một chút. Ban đầu, nhà mình định đi xe chất lượng cao, nhưng sát ngày đi mới đặt vé, kết quả là bị hết vé. Cuối cùng, cả nhà chuyển sang đi xe giường nằm.

Xe giường nằm đi Mộc Châu xuất phát từ bến Yên Nghĩa, giá vé 170 ngàn/vé

Giá xe dao động từ 150 ngàn đồng – 180 ngàn đồng – 220 ngàn đồng tùy xe ghế ngồi – giường nằm – xe chất lượng cao. Nhà mình chọn đi từ bến Yên Nghĩa, giá vé 170 ngàn/người.

Di chuyển ở Mộc Châu

Di chuyển ở Mộc Châu, bạn có thể thuê xe máy, taxi hoặc nếu đi theo nhóm đông có thể thuê xe riêng, giống như kiểu thuê xe có người lái. Riêng nhà mình ban ngày thì sử dụng xe máy, còn buổi tối trời trở lạnh nên gọi taxi đi cho an toàn, đảm bảo sức khỏe cho con. Dịch vụ này ở Mộc Châu bây giờ cũng rất phát triển nên bạn cứ yên tâm lên đó và tùy cơ ứng biến.

Ngủ ở đâu?

Đừng lo về vấn đề này khi lên Mộc Châu, bởi ở đây nhà nghỉ, homestay, khách sạn có thể nói là san sát và rất nhiều lựa chọn, nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, nếu muốn ở homestay thì bạn phải lên kế hoạch và book phòng trước tầm khoảng 1 tháng.

Homestay xinh xắn lắm nhưng chỉ kịp nhìn người ta sống ảo, mình còn bận vào cho con ngủ rồi sáng hôm sau lại ngủ dậy muộn rồi trả phòng sớm.

Nhà mình đã gọi đặt phòng trước gần 2 tuần, nhưng vì đi đúng thời điểm sau Tết, mọi người đi du xuân nhiều nên không thể chen chân vào ở homestay được. Đến gần sát ngày đi thì may mắn có một phòng hủy vào tối thứ 6 nên bọn mình lại có chỗ. Cuối cùng, gia đình quyết định sẽ chia thành một đêm ngủ nhà nghỉ, một đêm ngủ homestay.

Tối thứ 7 quay về ngủ nhà nghỉ, sau một ngày đi chơi rã chân, em bé ngủ quên trời đất.

Sau khi ở cả 2 chỗ, mình thấy là nếu bạn đi với em bé thì chỗ ngủ nào cũng như nhau. Gia đình mình có em bé 18 tháng, còn nhỏ tuổi nên chưa hợp tác vụ chụp ảnh long lanh hay sống ảo ở homestay.

Sáng hôm sau, em vừa dậy mẹ đã lôi ra chụp ảnh.

Theo ý kiến cá nhân mình, đến homestay để trải nghiệm “cho biết” thôi, còn ở thì ở nhà nghỉ sẽ tiện và giá cả phù hợp hơn với những gia đình có con nhỏ, phải kè kè trông nom bên cạnh như nhà mình.

Giá phòng nghỉ: dao động tầm 300 – 500 ngàn/phòng đôi.

Giá homestay: dao động từ 300 – 450 ngàn/phòng 2 người lớn.

Nhà có con nhỏ thì chơi ở đâu?

Địa điểm ăn chơi tại Mộc Châu cũng nhiều vô kể, tuy nhiên do có em bé nên gia đình mình chỉ chọn những nơi gần và tiện di chuyển nhất để đi. Hơn nữa, thời điểm gia đình mình tới Mộc Châu mơ mận đã ra quả non nên các địa điểm ngắm hoa bị loại ra khỏi danh sách.

Vì quỹ thời gian có hạn nên chọn những nơi mát mẻ, địa hình dễ di chuyển để em bé có thể thoải mái chạy nhảy. Địa điểm mà gia đình mình lựa chọn là khu du lịch mới nổi Happy Land và rừng thông bản Áng với trải nghiệm cho bé đi hái dâu tây.

Khu du lịch Happy Land vẫn đang được xây dựng nên chưa có nhiều cây xanh, nếu xác định đến đây cần chuẩn bị trước ô, mũ hoặc các loại thiết bị chống nắng.

Không gian ở đây rộng và thoáng, các bé tha hồ chạy nhảy

Còn cả 1 trang trại cừu, em bé cười tít mắt vì lần đầu được sờ và cưỡi cừu.

Khu này rất hợp để chụp ảnh sống ảo vì có nhiều không gian để tạo dáng như khu đồi chong chóng, đồi hoa, trang trại cừu, nhà chòi, thuyền trên cạn…

Đặc biệt, ở trong khu du lịch này có quầy thuê váy áo các dân tộc nên càng giúp các bạn “sống ảo” dễ dàng hơn.

Vé vào tham quan là 30 ngàn đồng/người.

Vào vườn “phá dâu”

Các dịch vụ ăn uống ở đây cũng sẵn vô cùng, có thể ăn quán vỉa hè với gà nướng, cơm lam hoặc ngay bên trong cũng có các khu nhà hàng phục vụ ăn uống, bao tiện luôn.

Giá vào khu rừng thông là 20 ngàn đồng/người, vé này bao gồm cả vào tham quan vườn dâu và trại bò.

Ở Mộc Châu ăn gì cũng ngon

Vì bọn mình đi chỉ có 2 người lớn nên chuyện ăn uống khá đơn giản và dễ.

Ăn 3 lần nhưng không lần nào nhìn địa chỉ quán bánh cuốn

Sáng thứ 7, cả gia đình đưa nhau đi ăn bánh cuốn, quán bánh này khá nổi tiếng ở Mộc Châu, đến đây 3 lần thì cả 3 lần mình đến đây ăn bánh cuốn. Quán nằm cách Hang Dơi tầm 1km, ở phía đường đi Sơn La. Biển hiệu đơn giản, quán cũng là quán gia đình nên không trang trí bắt mắt hay nổi bật, Tuy vậy, bánh cuốn rất mềm và ngon. Giá: 25 ngàn/đĩa.

Bữa trưa sau khi đi tham quan trại cừu về, cả nhà dẫn nhau đi ăn bê chao. Thịt bê mềm, ngọt nhưng hơi nhiều dầu mỡ nên có lẽ hợp với các đoàn đông người ngồi ăn uống lai rai hơn là đi kiểu gia đình như bọn mình.

Bê chao là món hơi nhiều dầu mỡ đối với gia đình mình

Bữa tối thứ 7 chuyển sang ăn cá hồi cùng với gia đình một người quen ở Mộc Châu. Cá hồi được nuôi tại nhà hàng nên tươi, ngon và các món ăn cũng đa dạng. Ăn theo set 250 ngàn đồng có đầy đủ cả món tươi, nướng, lẩu, cháo…

Cá hồi rất tươi và ngon. Ăn đảm bảo no đến tận sáng hôm sau luôn.

Ngày chủ nhật, chào tạm biệt Mộc Châu bằng món xôi và gà nướng – 2 món ăn “kinh điển” khi nhắc tới ẩm thực Tây Bắc. 2 món này thì bạn có thể nhờ luôn chủ nhà nghỉ đặt vì nhà hàng nào ở đây cũng phục vụ nên không lo khoản đi xa mới được ăn.

Chuẩn bị gì cho em bé?

Chuẩn bị thuốc: Trẻ em dễ ốm bất thường, đặc biệt với thời tiết ở Hà Nội và Mộc Châu khá khác nhau nên các mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt, cặp nhiệt độ, có thể chuẩn bị sẵn một vài loại men tiêu hóa/men vi sinh đề phòng con bị rối loạn do thay đổi thức ăn.

Sau cả chuyến đi, người nhiều năng lượng nhất chính là em bé 18 tháng tuổi. Dù vận động gần như suốt cả ngày và ăn uống giảm sút so với ở nhà nhưng không từ bỏ bất cứ một cuộc vui nào. Vì vậy, các mẹ bỉm còn đang đắn đo có nên cho con đi du lịch không hãy mạnh dạn lên, chắc chắn đi du lịch sẽ mệt, nhưng nhìn thấy con vui và được trải nghiệm, đó là điều quý giá và đáng giá hơn bất cứ sự mệt mỏi nào.

Tổng chi phí: 3.240.000 đồng

– Vé xe: 740 ngàn đồng/2 chiều/3 người

– Phòng nghỉ: 600 ngàn đồng/ 2 đêm

– Thuê xe máy, taxi và các loại vé vào cổng: 600 ngàn đồng

– Tiền ăn: 1,3 triệu đồng

Theo Afamily

Đăng bởi: Lê Tâm

Từ khoá: Gia đình 9X có con nhỏ mách cách du lịch Mộc Châu 2 ngày cuối tuần, chỉ 3 triệu đồng vẫn ăn ngon, chơi đã

Vị Trí Đặt Mâm Cúng Ông Táo Đúng Nhất

Lễ cúng ông Công ông Táo hay còn gọi là cúng Táo quân thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Người ta cho rằng sau lễ cúng đó, các Táo sẽ bay về trời, bẩm tấu về những chuyện xảy ra trong gia đình suốt năm qua với Ngọc Hoàng, tới hôm Giao thừa mới trở về.   

Theo phong tục, lễ cúng Táo quân phải được làm tươm tất như 1 lời cầu chúc cho năm mới được sung túc, đủ đầy, cũng là mong muốn các Táo sẽ nương nhẹ, nói tốt về gia đình mình để năm mới được phù hộ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.   

Vị Trí Đặt Mâm Cúng Ông Táo Đúng Nhất

Táo quân là các vị thần cai quản nhà bếp, xưa kia ông cha ta nấu ăn bằng bếp đất sét, còn gọi Táo quân là “ông đầu rau”.

Ngày nay những chiếc bếp đất sét chẳng còn mấy, người ta chuyển từ đun củi, rơm rạ sang đun bằng bếp than, bếp dầu, bếp gas, hiện đại hơn nữa là bếp điện từ, bếp hồng ngoại dùng năng lượng điện… 

Nhưng chính xác thì lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu mới đúng? Nên cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp hay trên bàn thờ để tỏ rõ lòng thành, được thần linh phù hộ? Bạn Tham Khảo Chi Tiết Mục Dưới Đây.

Nhiều người cho rằng, cúng ông Công ông Táo phải cúng ở dưới bếp, vì các vị thần Táo này chuyên cai quản việc bếp núc.

Có nơi cho rằng, vì ông Táo là thần linh cai quản nhà bếp, còn ông Công là thần linh cai quản đất đai trong nhà nên khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, cần phải bày 2 lễ, trong đó ông Công được cúng trên bàn thờ chính của gia đình, còn ông Táo thì làm lễ ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, chỉ có gia đình nhà nào có ban thờ Táo quân riêng, để gần bếp thì mới cúng ở ban thờ này.

Còn gia đình nào không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thực hiện lễ cúng ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên.

Vì từ xưa đến nay, ban thờ này luôn được coi là “ăn ten” để kết nối giữa hai thế giới âm và dương, giữa người trần và các vị thân linh.

Thường với những gia đình có ban thờ Táo quân riêng thì sẽ làm lễ cúng Táo quân ở ban thờ này. Ban thờ Táo quân thường được đặt ở gần bếp, có lẽ chính vì thế nên mới có quan niệm cho rằng cúng ông Táo ở dưới bếp, nơi mà các Táo đứng ra cai quản.

Người ta cho rằng ông Công và ông Táo đều là thần linh, đã là thần linh thì phải được thờ cúng cẩn thận. Nếu có ban thờ riêng thì thắp hương cúng lễ ở ban thờ riêng, còn việc cúng lễ ở nơi mà thần linh cai quản chỉ là tạm thời, chưa chắc lễ cúng đã đến được tay thần linh.  

Tùy theo quan niệm dân gian của từng địa phương mà việc cúng ông Công ông Táo ở đâu có nhiều khác biệt. Với những nơi cho rằng không được làm lễ cúng Táo quân ở bếp, người dân sẽ cúng lễ trên bàn thờ chính của gia đình.

Như vậy thì thờ ông táo ở đâu thì đặt mâm cúng ông táo ở đó.

Bàn thờ chính này có thể là bàn thờ thần linh hay bàn thờ gia tiên, trong trường hợp gia đình không có bàn thờ thần linh thì sẽ cúng lễ chung ở bàn thờ gia tiên.

Người ta cho rằng bàn thờ là nơi linh thiêng, kết nối giữa 2 thế giới âm dương, là nơi để người trần giao tiếp với thần linh, đó mới là nơi để làm lễ cúng.   

Tuy nhiên, việc làm lễ cúng Táo quân ở đâu thực sự không quá quan trọng. Lễ cúng này có thể thực hiện tùy theo lệ thường của từng gia đình hay phong tục của từng địa phương.

Việc cúng bái thần linh quan trọng ở lòng thành, chỉ cần gia chủ thành tâm thờ cúng là thần linh sẽ phù hộ độ trì.

Cần chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như thế nào? Cần chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như thế nào? 

Theo phong tục, để chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân, gia chủ cần sắp sẵn đồ mã cho các Táo, thường là bộ 3 mũ (1 mũ cho Táo bà, 2 mũ cho Táo ông), mũ Táo ông có cánh chuồn, có mũ Táo bà thì không có. 

Bạn Tham Khảo Chi tiết:

Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Cúng Ngày Tết Đoan Ngọ Giá 3 Triệu Đồng Vẫn Đắt Khách trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!