Bạn đang xem bài viết Lễ Hội Chào Năm Mới được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Hội rước pháo làng Đông KỵMùng 4 – 6 tháng Giêng Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh) để tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương – vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc. Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sáng sớm ngày mùng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương. Tưng bừng nhất là màn rước pháo; các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như hát quan họ, hát tuồng cùng các cuộc so tài môn cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà…
2. Lễ hội Tịch Điền Đọi SơnMùng 05 – 07 tháng Giêng Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên lễ hội được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009. Theo UBND huyên Duy Tiên, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2012 dự kiến tổ chức trong 3 ngày, từ 27 – 29/01/2012 (tức ngày 05 – 07 tháng Giêng năm Nhâm Thìn) tại khu vực chùa Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Lễ hội gồm: Phần lễ (lễ cáo yết xin Thành Hoàng cho mở lễ hội tại đình Đọi Tam; lễ rước nước lên chùa Đọi; lễ sái tịnh tại chùa Đọi; hội thi vẽ và trang trí trâu; lễ cầu an trên chùa Đọi; biểu diễn nghệ thuật và đốt cây bông, pháo thăng thiên; lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đi đón vua; lễ rước kiệu vua từ trên chùa xuống núi Đọi; lễ tịch điền) và phần hội (tổ chức các gian hàng trưng bày sản phẩm, bán hàng lưu niệm; tổ chức giải vật Tịch điền Đọi Sơn và một số trò chơi dân gian, vui chơi giải trí).
3. Hội rước “ông” Lợn13 tháng Giêng Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng giêng âm lịch làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại tổ chức lễ hội rước “ông” lợn. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của làng. Tất cả các thôn xóm trong làng đều sửa lễ để ra đình cúng tế một vị thần hoàng làng, nguyên là một bộ tướng dưới thời vua Hùng có công dẹp giặc. Lễ vật của mỗi xóm là một “ông” lợn to và đẹp nhất, được mổ và để nguyên con sau đó trang trí thật đẹp mắt, được đưa vào đình cúng tế và dự thi. Lễ cúng bắt đầu từ 20h30 cho đến đêm. “Ông” lợn của xóm nào to và đẹp nhất sẽ đạt giải nhất. Như vậy là cả làng có đến hàng chục con lợn như thế lần lượt được rước ra đình, đi theo là các đội múa rồng, múa sư tử, đội nhạc lễ, và nhiều các đội múa khác tháp tùng lễ vật.
4. Đến hội Lim nghe hát quan họ12 – 14 tháng Giêng Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vào 8h sáng, hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần cây số. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội. Hội thi hát được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ xúng xính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi làng quan họ dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hội hay nhất của cả lễ hội hội Lim.
5. Lễ hội cầu ngưTrung tuần tháng 3 âm lịch Đã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế Cá Voi, lễ cầu ngư) là lễ hội lớn nhất của ngư dân thành phố Đà Nẵng. Thờ phượng Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. ‘Ông’ là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt nạn khi lênh đênh trên biển cả. Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết xong, như dân tổ chức lễ tế cá Ông lồng ghép dưới hình thức Lễ hội Cầu ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam. Lễ hội được diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Bên cạnh phần lễ, phần hội với các trò lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bong, hát tuồng, hát hò khoan…Lễ hội Cầu ngư bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả.
Theo Thảo Nguyễn (Wiki Travel)
Đăng bởi: Trần Thị Mỹ Duyên
Từ khoá: Lễ hội chào năm mới
Top 11 Lễ Hội Truyền Thống Là Gì Mới Nhất Năm 2023
1. Lễ hội truyền thống
Tác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 06/23/2023 04:29 AM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 45234 đánh giá)
2. lễ hội truyền thống là gì – Các lễ hội tiêu biểu ở miền bắc bạn chưa biếtTác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 09/02/2023 08:17 AM
Đánh giá: 4 ⭐ ( 84698 đánh giá)
Tóm tắt: phân tích chi tiết, tỉ mỉ lễ hội truyền thống là gì? ý nghĩa và giá trị của nó mang lại. Cung cấp danh sách các lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất ở miền bắc hiện nay. giúp bạn tham khảo để chọn cho mình địa chỉ để hành hương.
Khớp với kết quả tìm kiếm: Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ dân gian. Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân….. read more
3. Giới thiệu chung về lễ hội truyền thốngTác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 12/08/2023 09:48 AM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 59118 đánh giá)
Tóm tắt: Tong cuc Du lich Viet Nam – Thong tin tong hop – Van ban quan ly nha nuoc
Khớp với kết quả tìm kiếm: Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức ……. read more
Tác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 12/24/2023 05:35 PM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 96895 đánh giá)
Tóm tắt:
Khớp với kết quả tìm kiếm: Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ ……. read more
5. Giới thiệu chung về lễ hội truyền thốngTác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 01/05/2023 09:42 AM
Đánh giá: 4 ⭐ ( 52055 đánh giá)
Tóm tắt: Hoạt động lễ hội như một bảo tàng sống về văn hoá đặc thù của dân tộc đã được lưu truyền, kế thừa qua nhiều thế kỷ
Khớp với kết quả tìm kiếm: Tong cuc Du lich Viet Nam – Thong tin tong hop – Van ban quan ly nha nuoc….. read more
6. Giới Thiệu Chung Về Lễ Hội Truyền Thống Là Gì ? Lễ Hội Truyền ThốngTác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 09/20/2023 12:30 AM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 67257 đánh giá)
Tóm tắt: Tháng Tư 10, 2023Tháng Tư 24, 2023Thể loại Tin tức du lịchĐể lại nhận xét trên Các lễ hội truyền thống tiêu biểu thu hút nhiều du khách ở miền bắcNội dung1 Lễ hội truyền thống là gì?2 Quy trình của lễ hội truyền thống3 Các lễ hội truyền thống được mong chờ nhất năm Hàng năm, sau dịp Tết Nguyên đán, Mọi người thường tham gia những lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách hành hương
Khớp với kết quả tìm kiếm: Lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Những năm gần đây, ……. read more
7. Lễ hội truyền thống – Nét đẹp văn hóa ngày xuânTác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 01/12/2023 09:27 PM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 64821 đánh giá)
Tóm tắt: Mùa xuân là mùa của lễ hội, lễ hội từ lâu đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hằng năm huyện Đồng Hỷ có 16 lễ hội truyền thống…
Khớp với kết quả tìm kiếm: Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với ……. read more
8. Những vấn đề chung về lễ hội: Khái niệm lễ hộiTác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 09/01/2023 07:00 PM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 50032 đánh giá)
Tóm tắt: Những vấn đề chung về lễ hội: Khái niệm lễ hội, Tin tức sự kiện, tin tức ban tuyên giáo tỉnh hưng yên
Khớp với kết quả tìm kiếm: Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử….. read more
9. Lễ hội là gì? Định nghĩa, khái niệmTác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 03/27/2023 10:40 AM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 66599 đánh giá)
Tóm tắt:
Khớp với kết quả tìm kiếm: Lễ hội truyền thống là hiệ tượng sinch hoạt văn hóa xã hội được tổ chức triển khai theo nghi lễ dân gian. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhu cầu ý thức ……. read more
Tác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 06/11/2023 06:36 PM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 35690 đánh giá)
Tóm tắt: Lễ hội với tư cách là một loại hình sinh hoạt cộng đồng diễn ra trong những thời điểm mạnh,…
Khớp với kết quả tìm kiếm: Mùa xuân là mùa của lễ hội, lễ hội từ lâu đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn sâu ……. read more
11. Lễ hội là gì? Phân loại, cấu trúc, vai trò, giá trị – chúng tôiTác giả: chúng tôi
Ngày đăng: 07/15/2023 06:02 PM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 32939 đánh giá)
Tóm tắt:
”
Rate this post
Top Những Lễ Hội Quan Trọng Nhất Năm Tại Singapore
Được mệnh danh là một trong bốn “con Rồng” của châu Á. Singapore không chỉ sở hữu những tòa nhà chọc trời hiện đại, thành phố xanh – sạch – đẹp, những show trình diễn âm thanh ánh sáng bậc nhất thế giới. Mà nơi đây, còn là quốc gia tôn vinh vẻ đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc nước nhà. Mỗi năm, có rất nhiều lễ hội độc đáo, mang đậm nét truyền thống được diễn ra tại quốc đảo sư tử này.
Lễ hội Phật Đản của Phật giáoĐây là ngày lễ quan trọng đối với không chỉ riêng gì đất nước Singapore. Đây là dịp lễ được diễn ra hằng năm vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch (rằm tháng Tư) tại khu di tích đền thờ The Buddha Tooth. Mục đích của lễ hội này là để tưởng nhớ và đánh dấu ngày sinh nhật của Đức Phật Gautama. Đây là dịp mà người dân Singapore theo đạo Phật đi đến chùa để cầu may, đọc kinh Phật, ăn chay, niệm Phật và phóng sinh.
Lễ hội Phật Đản của Phật giáo
Tham gia lễ hội không chỉ là những “tín đồ” Phật giáo tại Singapore mà còn là đông đảo du khách quốc tế – kể cả những người chưa biết về đạo Phật. Bạn sẽ hiểu hơn về những nét đặc biệt độc đáo của Phật giáo tại quốc gia này khi tham gia lễ hội truyền thống của họ.
Tết Trung Thu truyền thống – Tháng 9Một truyền thuyết rất nổi tiếng mang tên “Cây đa và Chú cuội” gắn liền với trẻ em Việt Nam và dịp tết Trung Thu truyền thống của người Việt. Nhưng, lại có một truyền thuyết khác về ngày lễ này. Xoay quanh câu chuyện kể về sự thành công của người Trung Quốc trong việc lật đổ triều đại nhà Nguyên qua các mật thư được giấu trong chiếc bánh ngọt có hình tròn được làm từ bột mì, dầu và hạt sen – mà ngày nay người ta gọi là bánh trung thu.
Tết Trung Thu truyền thống
Singapore là một nước cũng giống như Việt Nam chịu nhiều sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và được lưu giữ đến ngày nay. Vào ngày lễ hội của thiếu nhi này, các em nhỏ sẽ được tổ chức lễ hội Trung thu bằng các hoạt động vui chơi giải trí như rước đèn, múa lân, biểu diễn nhiều tiết mục hài kịch khác. Nếu như bạn muốn tham gia lễ hội truyền thống ở Singapore này với những chiếc bánh trung thu của Singapore xem liệu có khác hương vị của bánh Việt Nam không thì hãy đến đây vào tháng 9 Dương lịch ( hay 15 tháng 8 Âm lịch) tại khu China Town. Sẽ có những hoạt động vui chơi giải trí mà bạn không thể bỏ qua đâu.
Lễ hội thu hoạch PongalLễ hội thu hoạch Pongal bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ ( tiêu biểu nhất là ở miền Nam Ấn Độ).Lễ hội này được diễn ra vào ngày 1 tháng 10 theo lịch Tamil ( nhằm tháng 1 Dương lịch). Và được diễn ra sầm uất nhất tại khu phố Campbell Lane).
Vào những ngày này, người dân Singapore sẽ tới nhà người thân, hàng xóm, bạn bè để vui chơi, thăm hỏi và chúc sức khỏe. Ngày này cũng là ngày mà nông dân Singapore tôn vinh gia súc, gia cầm, máy móc nông nghiệp để họ đem về cho mình một mùa màng bội thu.
Lễ hội thu hoạch Pongal ở Singapore
Lễ hội Hari Raya Haji (Lễ hội Tế Thần của Hồi giáo)Lễ hội Tế Thần diễn ra để tưởng niệm lòng thành của Nhà Tiên Tri Ibrahim sẵn sàng hiến dâng con trai của mình cho Chúa. Theo lịch Hồi giáo, lễ hội bắt đầu từ ngày thứ 10 của tháng Dhul Hijja (tháng 12), tức 70 ngày sau tháng Ramadan ( tháng 9) linh thiêng. Lễ hội này được tổ chức lớn nhất tại khu Geylang và khu Kampong Glam,Singapore.
Lễ hội Hari Raya Haji, Singapore
Lễ hội diễn ra trong vòng ba ngày. Trong ba ngày này, những nam theo đạo Hồi giáo tụ tập tại các đền thờ để cầu nguyện và nghe thuyết giáo. Sau khi cầu nguyện theo tập tục của Lễ Hội Hari Raya Haji, họ hiến tế cừu, dê và bò – hành động này tượng trưng cho việc Tiên Tri Ibrahim sẵn sàng hiến tế người con trai ruột của mình cho Chúa. Sau đó, thịt được đóng gói và phân phát cho những người kém may mắn và cộng đồng Hồi giáo.
Đây là một trong những lễ hội lớn ở Singapore của người Hồi giáo. Ngày lễ nhằm nhắc nhở mọi người cần phải chia sẻ sự giàu có của mình với những người kém may mắn và nghèo khó hơn. Sau khi thực hành nghi lễ, các tín đồ Hồi giáo sẽ đi thăm gia đình,bạn bè, tụ họp lại và cùng nhau tổ chức vui chơi thoải mái.
Lễ hội Deepavali – Lễ hội Ánh Sáng (Lễ hội của đạo Hindu)Không phải tự nhiên mà lễ hội Deepavali được “lọt” vào top những lễ hội nổi tiếng tại Singapore. Bởi nó mang một ý nghĩa rất quan trọng.
Lễ hội Deepavali là ngày quan trọng nhất trong lịch của Âns Độ giáo – được diễn ra vào ngày ngày 26 tháng 10 dương lịch hàng năm. Lễ hội mang đậm nét văn hóa của người Ấn Độ. Chính vì vậy mà nó được diễn ra rất náo nhiệt và sôi động tại các khu phố – nơi tập trung người Ấn Độ ( khu tộc người Ấn Độ tại Little India). Không chỉ là lễ hội quan trọng và đặc sắc đối với Singapore, đây còn là ngày lễ quan trọng đối với những người theo đạo Hindu trên khắp thế giới. Có thể nói, cũng giống như văn hóa Trung Hoa, người Singapore cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ những nét văn hóa truyền thống từ người Ấn Độ.
Vốn dĩ, đây được gọi là lễ hội ánh sáng bởi nó đánh dấu sự thất bại của quỷ Narakasura dưới tay Chúa Krishna,người Hindu ăn mừng ngày này, xem ngày này là ngày ánh sáng đã đánh bại bóng tối, và cái tốt chiến thắng cái ác.
Lễ hội Ánh Sáng
Trong lễ hội Ánh Sáng, trên khắp đường phố của Singapore nhộn nhịp nhất là khu Tiểu Ấn – nơi diễn ra các cuộc diễu hành và biểu diễn nghệ thuật đẹp mắt, sôi động và cuốn hút bởi đây là ngày đánh dấu một năm mới và là một thời gian tuyệt vời để ăn mừng và đổi mới.
Little India tưng bừng nhộn nhịp với các quầy bán hàng bên đường buổi tối, bùng nổ với âm nhạc và các dây đèn nhiều màu sắc sặc sỡ. Người mua sắm đổ xô vào khu đường phố để tìm kiếm một sari vừa ý để mặc, chung vui và cũng là sắm đồ mới để đổi mới cho năm mới trong dịp lễ hội này.
Đây là những lễ hội quan trọng và lớn nhất năm tại Singapore mà người dân Singapore không thể bỏ qua bởi nó mang đặc trưng cho nhiều nét văn hóa của họ. Những giá trị tốt đẹp này đã được giữ gìn và phát huy cho đến tận ngày hôm nay. Hy vọng rằng, bài viết này có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hấp dẫn về lễ hội của một đất nước đáng sống trên thế giới.
Nguyễn Nga
Nguồn ảnh: Internet
Đăng bởi: Ngọc Nguyễn
Từ khoá: Top những lễ hội quan trọng nhất năm tại Singapore
Stt Chào Ngày Mới Hay Nhất ❤️ Chúc Ngày Mới Năng Lượng
Những Stt Chào Ngày Mới Hay Nhất ❤️ 1001 Status Chúc Ngày Mới Đầy Năng Lượng Tốt Lành ✅ Hài Hước, Bá Đạo, Lấy Tương Tác Bán Hàng, Vui Nhộn, Bằng Tiếng Anh…
✔️ Tuyển tập những câu chào buổi sáng hay nhất để gửi cho người yêu, đồng nghiệp, khách hàng.
Một ngày bắt đầu bằng bình minh và năng lượng vui vẻ bắt nguồn từ câu chào của mọi người. Stt chào ngày mới hay để bạn gửi tặng cho người thân yêu.
Tặng bạn trọn bộ 1001 😘 STT CHÀO NGÀY MỚI BÁN HÀNG 😘 Hay Nhất
Stt Chào Ngày Mới Bán Hàng Hay Nhất
Ngoài những stt hay chào ngày mới chúng tôi chia sẽ bạn thêm bộ cáp hay sau:
Một số stt chúc ngày mới tốt lành ý nghĩa đầy năng lượng trong ban mai:
Một ngày của bạn sẽ tràn ngập những niềm vui và điều may mắn khi được nghe những status chúc ngày mới tốt lành sau:
Top các stt chúc ngày mới tốt lành hay ý nghĩa dành tặng người yêu, bạn bè:
Tôi dậy sớm với một nụ cười trên môi, vì tôi nhớ đến tất cả những may mắn mà cuộc sống ban tặng. Và bạn là người đầu tiên trong số đó. Chúc buổi sáng tốt lành!
Một bàn tay gạt đi nước mắt lúc chúng ta thất bại còn quý giá hơn 10 bàn tay tung hô khi chúng ta thành công! Chúc cậu một ngày vui vẻ!
Ngày mới đang gõ cửa để chào đón cậu bằng một ngày đầy ắp niềm vui. Nó đang đợi cậu dang rộng vòng tay và mở rộng tấm lòng. Chúc cậu ngày mới với một khởi đầu mới!
Ngoài stt chúc ngày mới hay nhất Tặng bạn trọn bộ 😍 TIN NHẮN CHÚC NGÀY MỚI KÍ TỰ ĐẸP 😍
Bên cạnh các stt chúc ngày mới hay nhất Ngập tràn tiếng cười với 💝 Stt Hay Ngắn Gọn Vui 💝
Tặng bạn trọn bộ 💑 1001 BÀI THƠ CHÚC NGÀY MỚI HAY 💑
Một ngày tràn đầy năng lượng và niềm vui chỉ với những câu Stt Chào Ngày Mới Năng Lượng
Cần thêm stt chúc ngày mới năng lượng Suy ngẫm về tình yêu và cuộc sống qua 📝 Stt Ý Nghĩa 📝
Anh gửi cho em những cái ôm và nụ hôn của tình yêu trong tin nhắn chúc buổi sáng này và chúc em có một ngày tuyệt vời!
Những con chim đậu trên cửa sổ mỗi sáng và nhìn em thức giấc. Anh đã gửi chúng lời chào buổi sáng tới em, tình yêu của anh ạ.
Tối qua anh đi ngủ với một nụ cười vì anh biết anh sẽ mơ thấy em…Và sáng nay anh thức dậy cũng với một nụ cười vì anh biết em không phải là một giấc mơ.
Hãy nhận một món quà đơn giản của anh vào mỗi buổi sáng, được bao bọc bởi sự chân thành, được buộc lại bằng sự quan tâm và được gắn vào với lời cầu xin cho em được bình yên và hạnh phúc mỗi ngày!
Tâm hồn em đã trở lại từ xứ sở của những giấc mơ để đoàn tụ với gương mặt còn chút ngái ngủ, mở mắt ra nào cô bé để nhìn xem một ngày mới bắt đầu rồi kìa. Chúc buổi sáng tốt lành!
Thử Gửi Người Ấy Qua SMS 😍 XẾP HÌNH 😍 1001 Trái tim siêu Kute
Bên cạnh stt chúc ngày mới cho người yêu nếu bạn muốn có người yêu ngay sau khi đọc 💓 Stt Tình Yêu Chân Thành 💓
Hãy để niềm vui và năng lượng của mình lan tỏa tới những người xung quanh qua Stt Chào Ngày Mới Vui Vẽ cho bạn bè đồng nghiệp
Những stt chào ngày mới bá đạo nhất
Những stt chào ngày mới hài hước vui nhộn nhất
Ngoài stt chào ngày mới cho người yêu Thể hiện tình cảm với bạn bè qua 👭 Stt Bạn Thân 👭
Stt chào ngày mới bằng tiếng Anh ngắn gọn nhưng ngập tràn thông điệp vui và ý nghĩa.
Stt chào ngày mới tiếp thêm sức mạnh và sự lạc quan cho bạnStt Chào Ngày Mới Bằng Tiếng Anh Ý NghĩaSunday is over. Monday is here. To make a new day. Good morning Chủ nhật đã qua. Thứ Hai đã tới. Hãy bắt đầu ngày mới thôi. Chúc buổi sáng tốt lành.Wish you a great start of a week filled with motivation and inspiration of the work. Happy Monday Chúc cậu một khởi đầu tuyệt vời cho tuần mới, tràn đầy hứng khởi và động lực trong công việc. Thứ Hai tốt lành.Every new day is a new opportunity. Good Morning Mỗi ngày mới là một cơ hội. Chào buổi sángHave a beautiful day Chúc một ngày tốt lành!Good Morning. May today be as sweet as a strawberry Chào buổi sáng. Ngày hôm nay của bạn sẽ ngọt ngào như một quả dâu tây!Good Morning. New day, new hopes, new life Chào buổi sáng. Ngày mới, hy vọng mới, cuộc sống mới!In the morning you feel tired, sleepy and annoyed. But after reading my message you will feel fresh, active and happy. Have a nice day dear Vào buổi sáng bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và khó chịu. Nhưng chắc chắn sau khi đọc tin nhắn của tôi bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn, năng động và yêu đời hơn. Chúc một ngày tốt lành, thân!We all have to comply with different obligations, but we all have to do the best we can. Have a nice day Tất cả chúng ta đều phải thực hiện những nhiệm vụ riêng, nhưng hãy làm tốt nhất có thể. Chúc một ngày mới tốt lành!
🌊 Stt Về Biển 🌊 lắng đọng và dạt dào tâm tư
Stt chào ngày mới bằng tiếng Trung đầy mới lạ và độc đáo.
早上好!这是美好的一天。 (zhè shì měi hǎo de yī tiān): Chào buổi sáng! Hôm nay là một ngày đẹp trời.
早上好! 祝一切顺利!(Zǎoshang hǎo! Zhù yíqiè shùnlì!): Chào buổi sáng! Chúc mọi việc thuận lợi!
早上好!伊心所欲(Zǎoshang hǎo! Cóngxīnsuǒyù! ): Chào buổi sáng! Muốn gì được nấy!
早上好! 大展宏图!(Zǎoshang hǎo! Dà zhǎn hóngtú!): Chào buổi sáng! Sự nghiệp phát triển!
新的一天愉快 (xīn de yìtiān yúkuài): Ngày mới tốt lành
睡得好吗? (shuì dé hǎo ma?): Ngủ ngon không?
早上好! 恭喜发财!(Zǎoshang hǎo! Gōngxǐ fācái!): Chào buổi sáng! Chúc mừng phát tài!
早上好! 一帆风顺!(Zǎoshang hǎo! Yīfānfēngshùn!): Chào buổi sáng! Thuận buồm xuôi gió!
早上好! 东成西就!(Zǎoshang hǎo! Dōng chéng xī jiù!): Chào buổi sáng! Thành công mọi mặt.
‘Thánh Địa Của Lễ Hội’ Tưng Bừng Suốt 12 Tháng Trong Năm
Lễ hội ở Singapore là một nét văn hóa định danh, khiến đảo quốc sư tử trở thành một trong những điểm đến văn hóa đặc sắc nhất Đông Nam Á. Người dân quốc đảo này đón lễ hội mỗi tháng trong năm, với màu sắc văn hóa ấn tượng và sự đa dạng đáng kinh ngạc.
Singapore là một trong những quốc gia có lễ hội phong phú nhất Đông Nam Á. Ảnh: @erhanerdogar
Check-in lễ hội ở Singapore chìm đắm trong bầu không khí tràn ngập năng lượng
THÁNG 1
Lễ hội hành xác Thaipusam
Đây là lễ hội ở Singapore hết sức độc đáo của những tín đồ Hindu giáo. Tham gia lễ hội này người ta sẽ mặc trang phục có sắc vàng hoặc cam để diễu hành. Đặc biệt, một nghi lễ rùng rợn sẽ được thực hiện trong lễ hội này đó chính là người ta sẽ đeo khung kavadi và dùng kim loại móc vào cơ thể trước khi diễu hành.
Trong lúc những người đeo khung kavadi diễu hành thì người thân, bạn bè sẽ đi bên cạnh để tụng kinh cầu nguyện và khích lệ. Những vết thương sau đó sẽ được điều trị bằng tro nóng và cách chữa riêng của người Ấn Độ giáo, điều bất ngờ là họ sẽ không có bất cứ một vết sẹo nào khi thực hiện theo cách chữa trị riêng.
THÁNG 2
Lễ hội sông Hồng Bảo
Lễ hội sông Hồng Bảo diễn ra tưng bừng. Ảnh: @ngl312
Trong lễ hội này người ta sẽ bày bán những mặt hàng thủ công độc đáo và tổ chức các hoạt động văn hóa hấp dẫn như viết thư pháp, xem bói chỉ tay cùng các buổi trình diễn nghệ thuật đặc sắc.
Tết Nguyên Đán
Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Singapore, lễ hội này bắt đầu kéo dài trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu năm mới. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, Singapore như được thay áo mới với sắc đỏ lung linh của đèn lồng, đường phố náo nhiệt với ánh đèn lung linh.
Không khí tết Nguyên Đán ở Singapore rất tưng bừng. Ảnh: @the best tour time
Điểm đến lý tưởng nhất tại Singapore dịp này chính là khu Chinatown và sự kiện Lễ Thắp Sáng Chinatown với những màn trình diễn múa lân, nuốt lửa, các màn nhảy múa sôi động.
Lễ hội Diễu hành Chingay
Đây là cuộc diễu hành lớn nhất Singapore với những đoàn vũ công, tiết mục biểu diễn hoành tráng. Lễ hội ở Singapore này được tổ chức cực kỳ quy mô với rất nhiều hoạt động ấn tượng, thể hiện nét văn hóa người Hoa đặc sắc. Thời gian gần đây, lễ hội diễu hành Chingay còn được nâng tầm quốc tế với sự xuất hiện của các đoàn biểu diễn nghệ thuật đến từ nước ngoài như Đan Mạch và Papua New Guinea.
Lễ hội Chingay là lễ diễu hành lớn nhất ở Singapore. Ảnh: @erhanerdogar
THÁNG 3
Lễ hội tiết Thanh Minh
Vào thời gian diễn ra lễ hội ở Singapore này, các đền thờ hay nghĩa trang ở quốc đảo Sư Tử luôn đông đúc. Đây là dịp để những người còn sống thăm và thắp hương cho ông bà tổ tiên, người ta sẽ mang theo bánh ngọt, trái cây và các món ăn truyền thống để cúng người đã khuất. Bên cạnh đó, dịp này người ta cũng tổ chức một số nghi lễ văn hóa độc đáo, du khách có thể đến đền Đền Kong Meng San Phor Kark See để khám phá.
Tết Thanh Minh tại đền Kong Meng San Phor Kark See rất nhộn nhịp. Ảnh: @erhanerdogar.
THÁNG 4
Lễ thứ Sáu Tuần Thánh
Đây là ngày lễ tôn giáo rất quan trọng với người Kitô ở Singapore, ngày tưởng niệm chúa Giêsu bị đóng đinh. Vào dịp này các nhà thờ trên khắp quốc đảo sẽ tổ chức những buổi lễ cầu nguyện và hoạt động kỉ niệm sôi nổi.
Lễ thứ Sáu tuần Thánh là dịp các giáo dân đến nhà thờ. Ảnh: The Straits Times
THÁNG 5
Lễ hội Phật Đản
Nghi thức tắm Phật của lễ Phật Đản. Ảnh: Pinterest
THÁNG 6
Lễ tết Đoan Ngọ
Lễ hội ở Singapore này là của cộng đồng người Hoa, trong thời gian diễn ra lễ hội người ta sẽ tổ chức cuộc đua thuyền rồng rất sôi động. Đặc biệt món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này chính là món bánh tro.
Theo truyền thuyết lễ hội Đoan Ngọ được tổ chức để tưởng nhớ Khuất Nguyên, một người yêu nước đã nhảy xuống dòng sông Lịch La để phản đối những bất công. Truyền thống ăn bánh tro hay đua thuyền bắt nguồn từ việc người xưa đã sử dụng thuyền để tìm kiếm Khuất Nguyên và ném gạo xuống sông nhằm tránh việc đàn cá ăn thi thể của ông.
Hoạt động đua thuyền diễn ra vào lễ hội tết Đoan Ngọ. Ảnh: Pinterest
THÁNG 7
Singapore Triathlon
Đây vừa là lễ hội ở Singapore nhưng cũng có thể coi là một sự kiện thường niên, được tổ chức bởi Hiệp hội Triathlon của Singapore. Các vận động viên tham gia sự kiện này sẽ bơi 1,5km trên biển, đạp xe 40km và chạy 10km. Đây là sự kiện thể thao hấp dẫn và thu hút rất nhiều người tham gia mỗi năm.
Lễ hội này được tổ chức thường niên. Ảnh: activeSG
THÁNG 8
Lễ cô hồn
Vào tháng 8 tức tháng 7 âm lịch, người Singapore tin rằng đây là lúc xui xẻo nhất năm, bởi địa ngục sẽ mở cửa và các linh hồn sẽ lang thang tự do nơi trần thế. Vào dịp này người ta thường tổ chức thắp nhang, cúng lễ vật, để xoa dịu các linh hồn. Trẻ em không được ra khỏi nhà và người ta cũng kiêng mua nhà, tậu xe hay ký kết các hợp đồng làm ăn trong thời gian này.
Lễ cô hồn được tổ chức theo quan niệm dân gian. Ảnh: @the earthmonkey
Nhìn chung lễ cô hồn là thời điểm khá nhạy cảm, không khí khá nặng nề với những truyền thống và dị đoan. Du lịch Singapore tháng này bạn cũng cần lưu ý tôn trọng văn hóa của người bản địa.
THÁNG 9
Lễ Hari Raya Haji
Hari Raya Haji là lễ hội ở Singapore của người Hồi giáo, dịp này người ta sẽ tổ chức ăn mừng, đánh dấu cuộc hành hương của các tín đồ đến với thánh địa Mecca và kết thúc tháng ăn chay Ramadan. Trong dịp này tại khu vực Gey Lang hoặc Kampong Glang sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi, đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất năm ở đất nước nghìn đảo.
Hari Raya Haji là lễ hội của người Hồi giáo. Ảnh: Asia One
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu là lễ hội tinh thần không thể thiếu của người Singapore. Vào dịp này không khí đường phố ở đây cực kỳ náo nhiệt, đèn lồng lung linh, các buổi trình diễn múa lân, bắn pháo hoa tưng bừng. Tại những con phố được trang hoàng rực rỡ, người ta sẽ tụ tập, vui chơi và thưởng thức ẩm thực hấp dẫn. Bánh trung thu, mì vằn thắn, bánh trôi… chính là những món ăn truyền thống cho dịp này.
Trung Thu là lễ hội lớn ở Singapore. Ảnh: @touregoapp
THÁNG 10
Lễ hội ánh sáng Deepavali
Đây là lễ hội ở Singapore lớn nhất năm được tổ chức thường niên vào tháng 10. Ý nghĩa của lễ hội này là biểu trưng của ánh sáng của cái thiện sẽ soi sáng khắp thế gian, kể cả tại những nơi tăm tối nhất. Nguồn gốc của lễ hội ánh sáng Deepavali đến nay vẫn là một dấu hỏi, tuy nhiên nó vẫn là một trong những dịp đặc biệt nhất với người Hindu.
Lễ hội ánh sáng Deepavali là dịp lễ cực kỳ quan trọng ở Singapore. Ảnh: Time Out
Vào những ngày diễn ra lễ hội người ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, thắp những ngọn đèn nhiều màu sắc, các hoạt động vui chơi, chào mừng như ca múa nhạc, thả đèn hoa đăng, vẽ henna… diễn ra sôi động.
THÁNG 12
Lễ Giáng Sinh
Đây là lễ hội rất lớn trong năm thường diễn ra vào tối 24 và ngày 25/12. Trước lễ hội này cả tháng người ta đã trang hoàng và chuẩn bị cho lễ hội này bằng việc trang trí những biểu tượng của giáng sinh. Đường phố, các trung tâm thương mại lớn, quán ăn, nhà hàng trang hoàng lộng lẫy.
Các nhà thờ chính là điểm đến quen thuộc với người dân và các tín đồ du lịch tại Singapore dịp này. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, người Singapore cũng đón lễ Giáng Sinh đầm ấm cùng gia đình, dành tặng nhau những món quà và cùng quây quần thưởng thức bữa ăn đoàn viên ấm áp.
Giáng Sinh là một trong những lễ hội hoành tráng của Singapore. Ảnh: @vivianjblooming
Hồng Thọ
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Đăng bởi: Lệ Phúc
Từ khoá: Singapore – ‘Thánh địa của lễ hội’ tưng bừng suốt 12 tháng trong năm
Sơn La Có Lễ Hội Gì?
Lễ hội Hết Chá ở Mộc Châu – Sơn La
Các lễ hội ở Sơn La đều mang nội dung xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân; đặc biệt là lễ hội Hết Chá của đồng bào dân tộc Thái được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Năm nay, lễ hội được địa phương tổ chức trong hai ngày 26 – 27/3 tại xã Đông Sang.
Lễ hội Hết Chá ở Mộc Châu – Sơn La
Lễ hội Hết Chá là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc; đồng thời là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đây còn là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tạ ơn đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, mọi người ấm no, hạnh phúc và thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.
Được biết, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy cúng cũng vừa là người bốc thuốc Nam, đã chữa khỏi bệnh cho những người ốm và thầy cúng nhận họ làm con nuôi. Hàng năm, thầy cúng tổ chức lễ hội Hết Chá chính là lễ tạ ơn của những người được thầy mo chữa khỏi bệnh; đồng thời là lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần linh đã giúp cho con người sống ở trần gian duy trì được cuộc sống, đoàn kết xây dựng bản làng và cầu cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu. Mang ơn thầy các con nuôi lại đến tạ ơn, nhưng lúc đó là thời điểm đầu năm đang bận rộn cho Tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Từ đó, có lễ hội Hết Chá.
Theo ông Vì Văn Phịnh (bản Áng, xã Đông Sang), lễ hội Hết Chá rất có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc Thái ở Mộc Châu. Lễ hội không chỉ là dịp tạ ơn thầy thuốc, thầy mo đã cứu chữa khỏi bệnh cho dân bản, mà còn giáo dục và dạy con cháu cách làm ăn, cách sống. Lễ hội còn có ý nghĩa cầu sức khỏe, may mắn, mưa thuận, gió hòa cho dân bản; đồng thời là dịp để trai gái gặp gỡ, thành vợ, thành chồng.
Lễ hội Hết Chá ở Mộc Châu – Sơn La
Đồng bào dân tộc Thái xưa chủ yếu sống dựa vào thiên nhiên, chính vì vậy việc tìm thức ăn cũng dựa vào săn bắn, hái lượm. Tại lễ hội, các nghệ nhân đã tái hiện lại một chuyến đi săn, bắt cá dưới suối; cách người Thái xưa tập cho trâu cày ruộng. Cùng với đó là các tiết mục kịch câm dí dỏm, vui nhộn được biểu diễn đan xen để phê phán những thói hư tật xấu, khích lệ những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thường nhật. Ngoài ra, người dân và du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian, xem cách người Thái xưa lấy lửa bằng tre và thưởng thức những món ăn dân tộc hấp dẫn.
Lễ hội Hết Chá của đồng bào dân tộc Thái nơi đây mang nhiều giá trị lịch sử, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023.
Lễ hội Xen Pang Ả – Sơn LaDân tộc Kháng là một trong những dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam. Đến nay, đồng bào Kháng vẫn còn duy trì được một số lễ nghi nông nghiệp như lễ Xíp Xí, lễ mừng cơm mới. Tuy nhiên tiêu biểu nhất vẫn là Lễ hội Xen Pang ả, do Pa ả (thầy cúng) tổ chức. Lễ hội Xen Pang Ả được tổ chức với quy mô lớn, gồm nhiều bản, và cứ 2 hay 3 năm được tổ chức một lần vào khoảng từ tháng 10 tới tháng 12. Lễ hội được tổ chức với mục đích mời các “ma nhà”, “ma bản”, “ma trời” hưởng lễ vật và những người được Pa Ả chữa cho khỏi bệnh (được coi là con nuôi) đến dâng lễ, tạ ơn, đồng thời để Pa Ả cầu chúc cho hồn vía các con nuôi lành mạnh, không hay ốm đau, làm ăn phát tài.
Lễ hội Xen Pang Ả – Sơn La
Trong các bản của đồng bào dân tộc Kháng thường có một Pa ả chuyên làm việc cúng lễ cho dân bản. Pa ả là người thông minh, thuộc nhiều bài cúng và biết cách chữa bệnh thông thường, biết một số ảo thuật và biết nhiều điều mà người khác không biết. Có thể gọi họ là những trí thức dân gian, họ rất có uy tín, được dân bản tin và làm theo.
Lễ hội Xen Pang Ả ngoài phần lễ cúng cầu xin, còn là nơi nhân dân diễn lại các công việc nương rẫy, thu hái lâm sản trong đời sống thường nhật, thông qua các trò diễn; chơi các trò chơi dân gian; hát đối đáp giao duyên; múa ống, múa khăn.
Xen Pang Ả là ngày hội lớn, vô cùng có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc Kháng. Đây là dịp để mọi người tạ ơn tổ tiên và các thế lực siêu nhiên đã giúp đỡ cho họ có sức khỏe, bản mường yên bình, no ấm. Đây cũng là dịp để cộng đồng người Kháng vui chơi thư giãn, sau những tháng ngày lao động vất vả, một nắng hai sương. Đặc biệt lễ hội còn là dịp để lớp thanh niên chưa vợ chưa chồng tìm hiểu, hẹn hò nên vợ thành chồng, bởi vậy lễ hội Xen Pang Ả còn có ý nghĩa trong việc tái tạo cộng đồng dân tộc.
Lễ hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha – Sơn LaLa Ha là dân tộc ít người, định cư nhiều ở Sơn La, Lai Châu.. Lễ hội dâng hoa măng (Pang A Nụn Ban) của dân tộc La Ha có từ rất lâu đời, nhằm cảm tạ những người thầy lang chữa khỏi bệnh. Đây cũng là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng lớn nhất hàng năm của dân tộc La Ha bởi số lượng người tham gia lên tới hàng trăm người với quy mô không phải một xã, một bản mà có thể tới các xã, sang cả huyện khác. Họ đến đây để gặp nhau, giao lưu văn hóa – văn nghệ, trao đổi về tình hình bệnh tật và kinh nghiệm chữa chạy. Lễ hội được tổ chức vào trước ngày rằm hàng tháng trong mùa xuân.
Lễ hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha – Sơn La
Mùa xuân là mùa măng đắng khi cây tre lên măng. Ở Tây Bắc thường ít mưa, nên khi măng đội đất lên thì ăn rất đắng. Sau khi gặp mưa đầu mùa thì loại măng này chuyển dần sang ngọt. Măng đắng là món ăn đặc sản của dân tộc La Ha và là loại thuốc gia truyền của thầy lang. Trùng vào mùa măng đắng mọc còn có hoa Mạ Rệ nở trong rừng. Đây là họ cây cổ thụ, to cao, lá to dài, hoa thành từng chùm màu vàng đỏ. Loại hoa này ăn được và có mùi thơm như nước hoa. Đây cũng là vị thuốc trong bài thuốc của thầy lang nên khi tổ chức lễ hội dâng hoa măng cần phải có măng đắng và hoa Mạ Rệ.
Lễ hội gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ cảm tạ đất trời tổ tiên, sông núi đã phù hộ cho dân tộc La Ha mạnh khoẻ, ít ốm đau và mách bảo cho dân tộc La Ha có các loại thuốc lá chữa bệnh. Phần hội sôi động vui vẻ, khẳng định được tính sáng tạo. Các điệu múa xuất phát từ lao động, những công việc hàng ngày rất gần gũi với dân tộc La Ha, đồng thời khẳng định dân tộc La Ha luôn cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, bản làng ít bệnh tật, dòng tộc phát triển hạnh phúc.
Lễ hội Mương A Ma dân tộc Xinh Mun – Sơn LaỞ Sơn La, đồng bào Xinh Mun thường cư trú ở vùng rẻo giữa và rẻo cao, kinh tế chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Cũng như nhiều dân tộc khác, đồng bào Xinh Mun theo quan niệm vạn vật hữu linh, họ tin rằng, các cánh rừng, con suối… đều có thần linh cai quản. Do vậy, họ có nhiều nghi lễ nông nghiệp, trong đó nổi bật là lễ hội Mương A Ma (lễ hội cầu mùa). Lễ hội Mương A Ma thường từ 3- 5 năm tổ chức một lần, diễn ra trong 2 ngày vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong và năm đó được mùa, lúa ngô đầy nhà và nuôi được nhiều gà, lợn…
Lễ hội Mương A Ma dân tộc Xinh Mun – Sơn La
Người đứng ra tổ chức, chủ trì lễ hội là những người làm thầy mo trong bản. Lễ hội Mương A Ma được tổ chức trong phạm vi gia đình, nhưng lực lượng tham gia làm công việc chuẩn bị lễ vật, cỗ bàn và đặc biệt là lực lượng tham gia phần hội thì bao gồm cả bản, từ các ông, bà già, thanh niên nam nữ và cả trẻ nhỏ, mọi người đều tham dự lễ hội với tinh thần tự giác, hăng say và nhiệt tình.
Lễ hội Mương A Ma có phần lễ và phần hội rõ ràng. Phần lễ trang nghiêm, thành kính, thầy mo thay mặt dân bản cúng tế các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, để lúa sai bông, để ngô mẩy hạt, để lợn gà trâu bò không bị dịch bệnh, sinh sôi đầy chuồng, để con người khỏe mạnh không bị ốm đau, để bản mường mãi mãi hưng thịnh. Khác với không khí trang nghiêm của phần lễ, ở phần hội, trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, trong sự nồng say của men rượu cần, tinh thần của người dân được thăng hoa, mọi lo toan thường nhật phút chốc tan biến, mọi người thả mình theo những điệu múa, trò chơi dân gian rất vui vẻ, diễn tả hiện thực cuộc sống của cộng đồng dân tộc Xinh Mun, mang tính nghệ thuật và giáo dục cao như múa Tăng bu, To luồng, múa kéo thuyền… chơi “to miếng” (đấu võ), chơi “giắc klsù” (bắt tổ ong) v.v.
Lễ hội Mương A Ma là một nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Xinh Mun, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể lành mạnh, góp phần tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi, hướng người dân theo những cái thiện, xa rời cái xấu.
Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai – Sơn LaCộng đồng dân cư ở Quỳnh Nhai chủ yếu là người Thái, sinh sống bằng nghề chính là trồng lúa nước, khai thác lâm sản và đánh bắt cá. Bởi vậy từ bao đời nay, bà con rất gắn bó với sông nước và chèo thuyền là công việc thường ngày, trở thành thói quen và nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất. Theo quan niệm của bà con, những ai giỏi chèo thuyền là người có khả năng chinh phục sông nước và thuận lợi hơn trong làm ăn, sinh sống. Từ đó, trong bản làng đã hình những cuộc đua thuyền quy mô nhỏ và dần dần trở thành những lễ hội văn hoá truyền thống của vùng đất này.
Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai – Sơn La
Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng hết sức độc đáo và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống cao đẹp của dân tộc. Lễ hội có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thách thức để vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song những ấn tượng và dư âm tốt đẹp của lễ hội còn mãi đọng lại trong trái tim và suy nghĩ của những người tham dự để cùng nhau hẹn ước đến mùa lễ hội sau.
Tết Xíp Xí Của Người Thái Trắng – Sơn LaỞ Việt Nam, người Thái có số dân hơn một triệu người, chia làm hai nhóm: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao). Đồng bào sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái trắng có Tết Xíp xí được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch hằng năm. Trong Tết Xíp xí, gia đình nào cũng phải có thịt vịt. Tết Xíp xí, gia đình nào cũng buộc phải có vịt để cúng cầu cho mọi người trong gia đình được mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Cầu cho trâu khỏe mạnh, có sức kéo cày làm ra nhiều hạt thóc cho chủ nhà. Theo tục của người Thái và các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái như: Tày, Nùng, Giáy (trừ Thái Đen), ngày 14 tháng 7 âm lịch, trong mâm lễ cúng nhất thiết phải có thịt vịt để cho cái xấu, cái hạn theo con vịt đó trôi đi. Con vịt là giống ở nước, dòng nước sẽ cuốn trôi đi hết những rủi ro và khó khăn.
Tết Xíp Xí Của Người Thái Trắng – Sơn La
Tết Xíp xí cũng là dịp để đồng bào bày tỏ lòng biết ơn đối với con trâu, con bò, công cụ sản xuất…, tất cả đều được tắm rửa, lau chùi sạch sẽ và được bày mâm cúng vía với các lễ vật, đặc biệt là thịt vịt, xôi nếp nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng. Tết, chủ nhà được ăn thì trâu bò cũng được liên hoan. chủ nhà nào cũng chuẩn bị sẵn cỏ non từ hôm trước để bồi dưỡng cho Chúng. Sau khi cúng xong, trâu bò sẽ được chủ nhà (thường là các em đã chăn dắt chúng) bón xôi màu trộn muối, đổ chén rượu lên đầu lấy may.
Tết Xíp xí được tổ chức theo từng gia đình, có nơi theo dòng họ và tùy theo từng hoàn cảnh gia đình mà tổ chức to, nhỏ khác nhau. Dịp này, gia đình nào càng mời được nhiều bà con, khách khứa đến dự càng may mắn. Người Thái Trắng dù đi xa, nhưng đến ngày Tết Xíp xí ai cũng mong muốn về sum họp vui vẻ cùng gia đình.
Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu Tháng 5 – Sơn LaKhông chỉ hấp dẫn du khách với đồi chè xanh mướt, rừng thông bản Áng, thác Dải Yếm, còn có cả một thung lũng mận hơn 100ha đầy ắp những trái mận hậu đỏ au, giòn ngọt đang chờ du khách vào ngày hội hái mận thường niên lại được tổ chức tại thị trấn Nông trường vào tháng 5 hàng năm
Lễ hội hái mận Mộc Châu tháng 5 – Sơn La
Lễ hội hái mận với nhiều phần thi hấp dẫn, đó là: Thi hái quả, trình bày mâm quả và thi ăn mận. Phần thi này sẽ gồm 6 đội được lựa chọn từ trước, sẽ tham dự vào 3 phần thi liên tiếp:
Phần thi hái quả
Sẽ có một vườn mận đã được ban tổ chức lựa chọn từ trước. 6 đội thi sẽ bốc thăm để chọn cho mình một cây mận. Trong vòng 5 phút, đội nào hái được nhiều mận hơn và chất lượng quả tốt sẽ được chấm điểm cao.
Trình bày mâm quả
Ngay sau khi phần 1 kết thúc, các đội sẽ dùng số mận đó để trình bày thành một mâm quả sao cho đẹp mắt nhất. Tiếp theo sẽ là phần thi thuyết minh về đội thi, dụng cụ và kỹ thuật hái cùng với ý nghĩa của mâm quả.
Phần thi ăn mận
Một trong những phần thi nhận được sự cổ vũ đầy nhiệt tình từ du khách đó chính là phần thi Ăn Mận. 6 đội sẽ cử ra 6 đại diện để liên tục ‘’ăn’’ trong vòng 90 giây và ai ăn được nhiều nhất thì đội thi sẽ tháng cuộc.
So tài kiến thức về mận hậu Mộc Châu
Những đội chơi phải thể hiện thật ấn tượng bài thuyết trình của mình và bắt buộc phải đảm bảo những yếu tố nội dung như sau: nguồn gốc mận hậu, diện tích trồng mận, sản lượng hàng năm; những sản phẩm được chế biến từ quả mận; giá trị kinh tế; hàm lượng dinh dưỡng; tác dụng tuyệt vời của mận hậu đối với con người.
Kết thúc bài thuyết trình, đội thi sẽ bốc thăm để lựa chọn một câu hỏi mà BTC đã chuẩn bị từ trước. Đội thi nào trả lời đúng sẽ được cộng điểm.
Vinh danh những cá nhân tiêu biểu trong việc phát triển mận hậu Mộc Châu
Năm cá nhân xuất sắc nhất, đạt được nhiều thành tựu sẽ được lựa chọn để được vinh danh trong Lễ Hội Hái Mận – Ngày Hội Hái Quả nơi đây.
Những hoạt động vui chơi khác
Thi kéo co (phần thi cho đội thi hái mận)
Trò chơi Rồng ấp trứng
Thi bắn nỏ (phần thi đặc biệt dành cho khách du lịch)
Du khách sẽ mua tên của BTC sau đó bắn nỏ vào bia để tính điểm. Một lượt bắn bao gồm 3 tên và sẽ tính thành tích với tên điểm cao nhất. Tên đạt 8 điểm trở lên sẽ có phần thưởng.
Thi cắm trại
Sẽ có 6 trại văn hóa đến từ 6 đội thi được dựng lên mang phong cách đặc trưng của từng dân tộc. Trong trại sẽ phải có những vật dụng, sản phẩm đặc trưng như dụng cụ lao động, sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực, trang phục dân tộc.
Thi trưng bày ẩm thực dân tộc
Du khách sẽ là những người trực tiếp tham dự vào trong phần thi này. Điều đặc biệt là ngoài việc chiêm ngưỡng những món ăn đặc trưng ra thì du khách còn có thể thưởng thức trực tiếp để đánh giá về ẩm thực vùng này nói chung.
Thi văn hóa cộng đồng
Đây chính là phần thi năng khiếu mà thông qua đó mỗi đội thi sẽ thể hiện được văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Triển lãm mận hậu
BTC sẽ dành từ 01-02 gian hàng chỉ để phục vụ triển lãm, giới thiệu và bán những quả mận hậu tươi ngon nhất. Ngoài ra còn giới thiệu về sản phẩm chế biến từ mận hoặc dụng cụ, quy trình sản xuất mận hậu đạt chuẩn.
Trải nghiệm hái quả chín trên cây
Nhiều gian hàng cho thuê trang phục dân tộc được mở ra để khuyến khích khách du lịch mặc và chụp hình khi tham gia ngày hội.
Không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi rưng, du khách sẽ thích thú khi được trải nghiệm làm một người nông dân đeo chiếc lù cở, hay chiếc bế sau lưng vít từng cành mận xuống tỉa những quả mận thật chín còn nguyên lớp phấn trắng xuống. Du khách sẽ được thưởng thức cả mận sấy khô từ quả tươi và được trả tiền cho những trái mận hái được.
Chợ tình Mộc Châu – Sơn LaDu lịch Mộc Châu, Cao nguyên Mộc Châu không chỉ có đặc sản là chè, những cô gái dân tộc duyên dáng mà ngày nay, phiên chợ tình tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hằng năm cũng là một món “đặc sản” níu khách thập phương về với vùng cao nguyên nhiều mây và đầy bí ẩn này.
Chợ tình Mộc Châu – Sơn La
Chả thế mà các cô gái Mông đến tuổi cập kê đã chuẩn bị váy áo từ vài tháng trước đó để chờ đợi phiên vui chợ tình đằm thắm, tìm cho được “ý trung nhân”. Ngày nay, khi chợ tình Sa Pa và Khau Vai đã phần nào vơi đi sự hấp dẫn thì chợ tình nơi này (Sơn La) lại là điểm đến của bà con dân tộc thiểu số từ Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La đến Yên Bái, Lào Cai. Du khách trong và ngoài nước, dân “phượt” cũng không bỏ qua cơ hội này.
Tết độc lập người Mông – Sơn LaQuốc khánh 02/09 là một dịp để bạn cùng với người thân có một kỳ nghỉ tuyệt vời. đến với Mộc Châu tham dự tết độc lập người Mông và chìm đắm trong những cánh đồng hoa đầy màu sắc sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ.
Tết độc lập người Mông – Sơn La
Đối với riêng người Mông, họ có 2 ngày lễ lớn nhất năm. Một là tết Nguyên đán đón năm mới và hai là Tết độc lập 2/9 – ngày Quốc khánh Việt Nam. Tết được tổ chức trong 3 ngày từ 31/8 – 2/9 với nhiều hoạt động đầy thú vị, hấp dẫn, rất đậm màu văn hóa phong tục của người H’Mông.
Các đội đăng ký tham gia muốn giành chiến thắng thì bên cạnh tốc độ phải nhanh thì phải đảm bảo được bánh dày ngon cùng với hình thức đẹp mắt. Món bánh dày biểu trưng cho nét văn hóa độc đáo của vùng Tây Bắc nói chung và cao nguyên mảnh đất này nói riêng. Sau khi ban giám khảo chấm điểm xong, các đội thi sẽ mời người dân cùng du khách thưởng thức hương vị vùng cao này.
Là một trò chơi dân gian, Ném pao thường được tổ chức vào các dịp lễ tết. Ngoài ra, quả pao cũng được biết đến như là một minh chứng khi đôi lứa yêu nhau.
Em không bắt
Em không yêu
Quả pao rơi rồi…”
Quả pao to cỡ bằng quả cam được làm bằng vải lanh, ở bên trong nhồi bông vải hoặc hạt lanh. Tùy thuộc vào mỗi người làm ra mà quả Pao sẽ có màu sắc, hoa văn khác nhau. Thậm chí có người còn dùng lụa tơ tằm để cho pao có sự mềm mại.
Đem đến một không khí cực kỳ sôi động và cuồng nhiệt đó chính là cuộc thi đẩy gậy. Những thanh niên trai tráng người Mông sẽ cầm một đầu của gậy, đẩy cho đối phương ra khỏi vòng tròn thì sẽ giành chiến thắng. Đẩy gậy yêu cầu người chơi có sức mạnh kèm sự khéo léo cần thiết.
Tháng 9 cũng là mùa hoa tam giác mạch nở rộ. Bạt ngàn dọc đường QL6 trước khi vào thị trấn hoặc tại thung lũng, quả đồi bạn sẽ đắm chìm trong sắc hoa trắng tím đầy mê hoặc này. Còn gì tuyệt vời hơn bằng việc lưu giữ lại những hình ảnh của chính mình. Đứng giữa cả một thiên đường hoa để hòa mình vào thiên nhiên Tây Bắc và hòa chung trong không khí lễ hội tết độc lập của người Mông – Mộc Châu.
Lễ hội Gội đầu – Sơn LaLễ hội gội đầu được gắn với truyền thuyết nàng Han – vị tướng anh hùng cầm quân đánh đuổi giặc phương Bắc. Dẹp xong giặc, vào trưa 30 Tết Âm lịch, nàng Han ban lệnh cho quân sĩ nghỉ ngơi tắm gội để ăn mừng chiến thắng và đón năm mới. Lễ hội gội đầu còn có tên gọi là lễ hội Lung Ta.
Lễ hội Gội đầu – Sơn La
Đây là lễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con người Thái nói chung và người Thái Trắng Quỳnh Nhai – Sơn La nói riêng. Lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mang tính nhân văn sâu sắc và thân thiện của con người với tự nhiên. Theo quan niệm của người Thái Trắng, khi hết một năm cũ, mọi người đều phải thực hiện nghi lễ gội đầu để gột rửa những điều không may mắn, tống tiễn điều xấu theo dòng nước, trôi đi các điều không may. Đồng thời, mọi người, mọi nhà cầu mong một năm mới đến với nhiều điều tốt lành và gặp nhiều may mắn.Sau lễ hội là các trò chơi dân gian: tó má lẹ, ném còn… tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho bà con đón năm mới và tăng cường mối quan hệ đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Lễ hội gội đầu được huyện Quỳnh Nhai tổ chức hàng năm nhằm giữ gìn, phát huy và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Lễ Hội Cầu Mưa – Sơn LaCứ vào dịp rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, người Thái tại Mường Sang – Mộc Châu – Sơn La lại tổ chức lễ hội cầu mưa. Đây là thời điểm bắt đầu cho mùa màng của năm mới, để cầu cho dân bản được một năm bội thu, đồng thời giáo dục các thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.
Lễ Hội Cầu Mưa – Sơn La
Người Thái ở Sơn La quan niệm rằng, thần linh cai quản mưa gió thương những đứa trẻ sinh ra không có cha (do mẹ chúng chửa hoang), không có mái nhà che đầu, nên đã không làm mưa xuống khiến cho trời hạn hán.Vì vậy dân bản phải làm lễ cầu mưa, cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối, để mời thần linh về nghe nguyện vọng của bà con, đồng thời trách phạt những người phụ nữ đó đã không biết giữ mình.Việc tổ chức Lễ hội cầu mưa, nhằm mục đích củng cố và nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước, đồng thời giáo dục con cháu về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Lễ hội cầu mưa còn thể hiện bản sắc văn hóa của người Thái cần được gìn giữ và phát huy đến với đông đảo quần chúng nhân dân.
Lễ hội khinh khí cầu Quốc tế – Sơn LaLễ hội khinh khí cầu Quốc tế – Sơn La
Thông qua Lễ hội này, tỉnh Sơn La mong muốn sẽ quảng bá du lịch, đồng thời góp phần nâng cao sức hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến với Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Nếu như ban ngày, du khách được chiêm ngưỡng những chiếc khinh khí cầu rực rỡ và đẹp mắt thì buổi tối sẽ được hòa mình vào không gian sôi động của âm nhạc và ánh sáng trong đêm nhạc hội khí cầu.
Lễ hội Xên Mường – Sơn LaLễ hội “Xên Mường” hay còn gọi Lễ hội Hoa Ban tại “Đông xên” bản Mé, xã Chiềng Cơi, thành phố Sơn La được tổ chức vào ngày 31/12.
Lễ hội Xên Mường – Sơn La
Trước đây cứ 2 năm tổ chức 1 lần vào dịp năm hết, Tết đến, thu hoạch xong mùa màng, với quan niệm của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản mường đoàn kết vượt khó khăn, giúp nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Địa điểm chọn lễ cúng mường thường là tại một cánh rừng già được gọi là “Đông Xên”. Lễ vật gồm mổ trâu, lợn, gà, sản vật, thóc gạo, hoa quả…
Lễ hội gồm các nghi lễ: Lễ rước Nàng Tánh về dự hội, bà Một cúng cầu may, lễ đi qua cầu Mường; lễ té nước cầu phúc. Phần lễ trong Xên Mường (cúng bản mường) gồm ông mo, bà “một” (người khấn vái chính) gọi “mời” các vị thần linh như thần sông, thần núi, thần thổ địa, thần cai quản ruộng nương, vùng miền, các linh hồn người có công dựng bản mường, đất nước và những linh hồn của những người trong bản mường đã mất về dự, “ăn”, nhận các lễ vật do bản mường, con cháu dâng lễ.
Lễ hội Xên Mường – Sơn La
Phần hội được diễn ra ngay sau phần cúng lễ kết thúc, gồm các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, bắn nỏ, tó má lẹ (một trò chơi dân gian), trò chơi đánh chân đánh đầu, múa xoè bên đống lửa, tổ chức dân ca dân vũ, thăm hỏi, chúc tụng nhau. Tổ chức giao lưu văn hóa – văn nghệ, thi đấu các trò chơi dân gian giữa các xã, phường, thưởng thức ẩm thực các món ăn dân tộc.
Lễ hội Xên Mường đã thực sự cuốn hút được đông đảo quần chúng bởi nhiều tiết mục ca – múa – nhạc đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống được các đội văn nghệ không chuyên đem đến giao lưu biểu diễn. Kết thúc đêm hội, mọi người được hòa chung vòng xòe đoàn kết, uống rượu cần trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng.
Lễ hội chọi trâu – Sơn LaĐã thành thông lệ, lễ hội chọi trâu Sơn La lại được tổ chức vào ngày mùng 5 tết hàng năm. Mục đích của lễ hội này là thúc đẩy, gắn kết tinh thần đoàn kết dân tộc miền núi phía Bắc, đồng thời phát triển văn hóa phi vật thể và khuyến khích phong trào nuôi gia súc ở đây.
Lễ hội chọi trâu – Sơn La
Khi tham dự lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc và ý nghĩa khi du lịch, phượt Sơn La này bạn không chỉ được hòa mình vào không khí náo nhiệt, vui vẻ của lễ hội chọi trâu, chứng kiến những trận đấu sừng hấp dẫn mà còn được thưởng thức hoặc mua vài đặc sản Sơn la làm từ trâu về nữa đó.
Đăng bởi: Thảo Phươngg
Từ khoá: Sơn La có lễ hội gì?
Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Hội Chào Năm Mới trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!