Xu Hướng 10/2023 # Khám Phá Chùa Trấn Quốc – Ngôi Chùa Gần 1500 Năm Cực Bình Yên Ở Thủ Đô # Top 14 Xem Nhiều | Yvju.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Khám Phá Chùa Trấn Quốc – Ngôi Chùa Gần 1500 Năm Cực Bình Yên Ở Thủ Đô # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khám Phá Chùa Trấn Quốc – Ngôi Chùa Gần 1500 Năm Cực Bình Yên Ở Thủ Đô được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nội dung chính

1. Giới thiệu đôi nét về chùa Trấn Quốc Chùa Trấn Quốc ở đâu?

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ

Chùa Trần Quốc tọa lạc ở đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ. Đây được xem là một vị trí đắc địa hay nằm ở ngay gần Hồ Tây cũng như trung tâm của thủ đô. Do đó, bạn có thể ghé tới đây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn sẽ phải bắt xe số 50.

Ảnh: @nhat_bun

Lịch sử của chùa Trấn Quốc

Theo tìm hiểu, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa theo hệ phái Bắc Tông đã được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (541-547) tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời vua Lê Trung Hưng thì chuyển vào trong đê Yên Phụ. Sau đó, vào các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng.

Ảnh: @marcusdanby

Trước đây, chùa có tên gọi là chùa Khai Quốc. Đến thời vua Lê Hy Tông thì chuyển thành Trấn Quốc cho đến ngày này. Chùa Trấn Quốc đã từng là trung tâm Phật Giáo vào thời Lý Trần và thường được các vị vua và quan triều đình ghé tới để vãn cảnh và ngự giá trong các dịp lễ trong năm. Cho đến ngày nay, chùa Trấn Quốc vẫn luôn là một địa điểm được rất nhiều du khách thập phương ghé tới để cầu bình yên.

2. Khám phá kiến trúc đặc biệt ở chùa Trấn Quốc

Ngôi chùa cổ gần 1500 năm tuổi này tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ ở Hồ Tây. Vì là chùa cổ lâu đời nên chùa Trấn Quốc đã trải qua nhiều lần tu sửa. So với kiến trúc ban đầu, chùa hiện nay đã có quy mô hoành tráng và vẫn giữ được những nét cổ kính từ năm 1815 đến giờ. Đặc biệt, vào năm năm 2023, báo Daily Mail của Anh đã bình chọn chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

Ảnh: @dw_places

Cũng giống với những ngôi chùa ở Hà Nội khác, chùa Trấn Quốc được thiết kế theo trình tự và nguyên tắc của Phật Giáo. Chùa gồm 3 ngôi chính là Tiền Đường, nhà Thiêu Hương và nhà Thượng Điện. 3 nhà này nối với nhau thành chữ Công (工). Chùa Trấn Quốc sở hữu diện tích lên tới hơn 3000m2 gồm nhiều khu vực khác nhau.

Ảnh: @barrytnz

Khu nhà Tiền Đường có hướng quay về phía Tây. Hai bên nhà Thiêu Hương và Thượng Điện có hai dãy hành lang. Phía sau khu Thượng Điện là gác chuông với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Phía bên tay trái của khu Thượng Điện là nhà bia. Hiện nay, tại chùa Trấn Quốc vẫn còn lưu giữ 14 tấm bia với nhiều ý nghĩa về văn hóa cũng như lịch sử.

3. Những công trình đặc biệt nhất của chùa Trấn Quốc  Tòa Bảo Tháp lục độ đài sen 

Một trong những công trình tiêu biểu nhất ở chùa Trấn Quốc không thể không nhắc đến chính là tòa Bảo Tháp lục độ đài sen. Ngay từ phía ngoài đường Thanh Niên bạn cũng có thể nhìn thấy tòa Bảo Tháp này đó.

Ảnh: @dailytraveldestination

Tòa Bảo Tháp lục độ sen đài được xây dựng từ năm 1998 đến năm 2003 thì hoàn thành. Ngôi Bảo Tháp này sở hữu chiều cao lên tới 15m gồm 11 tầng. Điều đặc biệt ở tòa Bảo Tháp này chính là bên trong mỗi tầng tháp sẽ được đặt 6 pho tượng Phật bằng đá quý màu trắng trong những ô cửa hình vòm. Trên đỉnh của tòa có một tháp sen 9 tầng hay còn gọi là Cửu phẩm liên hoa được làm bằng đá quý tạo nên sự uy nghiêm, linh thiêng cho ngôi chùa.

Ảnh: @world_travel_design

Trên đỉnh của tháp có một tháp sen 9 tầng hay còn được biết đến là Cửu phẩm liên hoa. Tháp sen được tạc bằng đá quý nhưng vô cùng mềm mại. Đây cũng là công trình thường được nhiều du khách ghé tới tham quan và tìm hiểu nhất.

Một số ngôi chùa ở Hà Nội đẹp khác:

Cây bồ đề từ Ấn Độ

Đối xứng với tòa Bảo Tháp bạn sẽ thấy có 1 cây bồ đề. Được biết, cây bồ đề này đã được chính tổng thống Ấn Độ tặng trong chuyến thăm Hà Nội vào năm 1959. Điều tạo nên sự đặc biệt cho cây bồ đề chính là chúng được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng – nơi Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỉ.

Ảnh: sưu tầm

Kho tàng kỉ vật Phật Giáo

Đến với chùa Trấn Quốc bạn sẽ được khám phá một pho tàng Phật Giáo đồ sộ và mang tính lịch sử văn hóa tín ngưỡng lớn. Ngôi chùa cổ đại này sở hữu những pho tượng Phật và Bồ Tát được làm từ các loại đá quý được đặt trong tòa Thượng Điện. Đặc biệt, vào bên trong bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được sơn son thiếp vàng vô cùng tinh xảo.

Ảnh: sưu tầm

4. Lưu ý khi đi chùa Trấn Quốc

Vì là một địa điểm du lịch tâm linh nên khi tới đây bạn nên lựa chọn những trang phục lịch sự, kín đáo. Không nên mặc hở hang, quần đùi, áo cộc.

Vào các ngày lễ Tết hay ngày rằm, mùng 1, chùa đón rất đông du khách ghé tới tham quan cũng như cầu may. Chính vì vậy, khi tới chùa vào những ngày đông đúc bạn nên tự bảo quản tư trang của mình.

Không sờ tay vào các pho tượng bên trong chùa

Nếu là một người thích tìm hiểu về lịch sử và văn hóa hay đơn giản muốn tìm cho mình một nơi bình yên, thanh tịnh thì chùa Trấn Quốc chắc chắn sẽ là một điểm dừng chân lý tưởng. Không quá hào nhoáng hay tráng lệ, ngôi chùa cổ gần 1500 năm tuổi này níu chân du khách nhờ vẻ đẹp cổ kính và yên bình giữa thủ đô Hà Nội.

Đăng bởi: Như Hà

Từ khoá: Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa gần 1500 năm cực bình yên ở thủ đô

Chùa Bái Đính Ninh Bình – Khám Phá Ngôi Chùa Đạt Nhiều Kỷ Lục Tại Việt Nam

Chùa Bái Đính Ninh Bình là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Với tuổi đời hơn 1000 năm, ngôi chùa trải qua nhiều thời đại phong kiến Việt từ nhà Đinh, Tiền Lê đến nhà Lý. Được vinh danh là một trong những ngôi chùa trong quần thể du lịch Bái Đính – Tràng An, chùa Bái Đính gây ấn tượng bởi kiến trúc hoành tráng, những bảo tháp nguy nga và cảnh quan làm say đắm lòng người.

@nomad_dazz

Giới thiệu về chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính Ninh Bình nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An. Diện tích chùa Bái Đính khá rộng lớn – với hơn 1.000 ha. Trong đó khu chùa Bái Đính cổ rộng 27ha và khu chùa Bái Đính mới với hơn 80ha cùng nhiều công trình và khuôn viên xanh hóa.

Không ngoa khi chùa Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Ngôi chùa được biết đến với nhiều kỷ lục như: Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á, Hành lang La Hán dài nhất châu Á, Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam…

@temroxanne1412

Lịch sử chùa Bái Đính

Năm 1136, trụ trì chùa Bái Đính cổ – Thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập và xây dựng trên đỉnh núi Bái Đính. Đến năm 2003, chùa Bái Đính được trùng tu và mở rộng trở thành quần thể chùa Bái Đính. Năm 2008, hoàn thành giai đoạn 1. Năm 2023, hầu hết các hạng mục chính của chùa đã được hoàn thành. Năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.

Năm 1943–1944, đồng chí Trần Tử Bình đã chọn núi Bái Đính làm khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu. Ông đã kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Năm 2014, Quần thể Danh thắng Tràng An (trong đó có chùa Bái Đính) đã được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận là Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam về văn hóa và thiên nhiên.

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, chùa Bái Đính vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa của lịch sử Đất Việt. Các triều đại tại kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ đều xem trọng Phật giáo. Do đó, xung quanh Ninh Bình được xây dựng rất nhiều ngôi chùa, trong đó nổi bật là chùa cổ Bái Đính được xây dựng trên núi Tràng An. Đây còn là nơi được vua Đinh Tiên Hoàng chọn lập đàn cầu tế mong đánh thắng giặc, đem lại hòa bình cho nhân dân trước khi dẹp loạn 12 sứ quân.

Chùa Bái Đính ở đâu? Hướng dẫn đường đi chùa Bái Đính

Địa chỉ chùa Bái Đính: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là điểm du lịch tâm linh nằm trong Quần thể danh thắng Bái Đính – Tràng An. Và chỉ cách trung tâm TP. Ninh Bình khoảng 18 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Miền Bắc và Miền Trung có khá nhiều cách để đi du lịch Tràng An Ninh Bình. Trong khi miền Nam chỉ có 3 phương tiện di chuyển chính gồm: xe khách, tàu lửa và máy bay.

Thời gian du lịch chùa Bái Đính Tràng An thích hợp nhất

Mỗi mùa, quần thể du lịch Tràng An lại khoác lên mình một vẻ đẹp riêng làm say đắm lòng người. Vì thế, du khách có thể đến tham quan chùa Bái Đính Tràng An vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Tràng An thì lúc vào xuân (từ tháng 1-3 âm lịch) là thời điểm đẹp nhất trong năm. Thời tiết mát mẻ, nắng đẹp, thích hợp thưởng ngoạn không khí đầu xuân. Cũng vào khoảng thời gian này (ngày 6 tháng giêng), lễ hội chùa Bái Đính sẽ được tổ chức lớn nhất trong năm.

@benz.mind

Khu chùa Bái Đính Ninh Bình có gì đặc biệt?

Động tối lớn hơn hang sáng, gồm 7 buồng và các hang trên dưới thông nhau qua các ngách đá. Các hang uốn lượn không đồng nhất, có hang gồ ghề, có hang lại bằng phẳng. Động còn được thắp sáng bằng hệ thống đèn màu tạo cảm giác huyền ảo khi du khách bước vào tham quan. Trong động tối còn có giếng ngọc do nước động lại rồi rơi xuống tạo thành.

@nie.nie159

@josesebastian

@_veo.ss

Những kỷ lục nổi bật tại chùa Bái Đính ở Ninh Bình

Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á

Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á

Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á

Hành lang La Hán dài nhất châu Á

Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam

Khu chùa có giếng nước lớn nhất Việt Nam

Tượng phật chùa Bái Đính

Tượng Phật cao lớn tại chùa

Đăng bởi: Tản Đinh Thị

Từ khoá: Chùa Bái Đính Ninh Bình – Khám phá ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục tại Việt Nam

Khám Phá Vẻ Đẹp Của Ngôi Chùa Chùa Vàm Ray Lớn Nhất Miền Tây

Chùa Vàm Ray được biết đến là ngôi chùa Khmer lớn nhất ở miền Tây với kiến trúc đồ sộ như một cung điện hoàng gia. Nhờ vẻ đẹp kiến trúc đó mà chùa luôn là điểm thu hút khách du lịch hàng năm. Bạn có thể tham quan chùa Vam Ray bằng cách tự túc hoặc đi theo tour vì địa danh này có vị trí thuận lợi, kết nối với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác của miền Tây.

Hành trình khám phá của chùa Vàm Ray

Chùa Vàm Ray nằm tại xã Hàm Tân, huyện Trà Cú của tỉnh Trà Vinh. Đây là ngôi chùa Phật giáo phái Nam tông lớn nhất Việt Nam. Hằng năm ngôi chùa này đón nhận hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan kiến trúc và khám  phá những câu chuyện tâm linh huyền bí.

Bạn có thể đến chùa Vam Ray bất kỳ mùa nào trong năm vì thời tiết ở đây quanh năm mát mẻ, giúp du khách dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp lộng lẫy nơi đây. Nếu muốn hòa mình vào bầu không khí lễ hội của người Khmer thì bạn có thể đến đây vào dịp năm mới, lễ cúng ông bà hoặc lễ cúng trăng rằm.

Chùa Vàm Ray

Chùa Vàm Ray nằm ở vị trí khá thuận lợi nên bạn có thể làm một chuyến du lịch ở chùa rồi tham quan thêm nhiều địa danh lân cận khác như ở Sóc Trăng, Bến Tre hay Cần Thơ. Bạn có thể đi bằng phà hoặc bằng đường bộ đều được.

Mê mẩn vẻ đẹp cổ kính của chùa Vàm Ray

Chùa Vàm Ray mang phong cách kiến trúc Angkor đặc trưng của người Khmer. Vì vậy, khi bạn nhìn từ ngoài vào sẽ thấy chùa giống như một cung điện dát vàng tráng lệ. Chưa kể, màu sơn nhũ vàng kết hợp với cổng chùa kiểu Tam quan Á Đông càng làm cho ngôi chùa này có một sức hút ấn tượng.

Khi du khách bước qua cổng những ngọn tháp chồng lên nhau sẽ đi vào khuôn viên của chùa. Ở giữa sân là một cột hình trụ cao vút hình rắn thần Naga có 5 đầu. Đến chính điện, bạn sẽ nhìn thấy 4 cổng quay về 4 hướng, không gian không quá nhiều tượng phật tạo nên sự thanh tao, thoát tục.

Đặc biệt, tại chùa Vàm Ray còn có tượng Phật Thích Ca dài đến 54m được đặt trên bệ cao. Toàn bộ tượng phật đều sơn son thiếp vàng. Khi đến đây, bạn sẽ được nghe những câu chuyện kể về Phật tử ông Trầm Bề trong quá trình dựng nên ngôi chùa như hiện nay.

Tượng Phật Thích Ca nằm lớn nhất miền Tây tại chùa Vàm Ray

Những ngôi chùa Khmer nổi tiếng khác ở miền Tây

Ngoài chùa Vàm Ray, ở miền Tây còn có nhiều ngôi chùa Khmer nổi tiếng khác mà chúng tôi muốn giới  thiệu đến bạn đọc như chùa Âng, chùa Cò, chùa Hang.

Chùa Âng

Đây là địa điểm du lịch tâm linh được đông đảo du khách viến thăm mỗi khi đến miền Tây. Chùa Âng nằm ở phường 8, TP. Trà Vinh với diện tích rộng 3.5ha. Ngôi chùa này nổi bật với thiết kế chùa Khmer đặc trưng có nét đẹp cổ kính của gam màu vàng nổi bật.

Chùa Âng

Chùa Âng tồn tại đến nay đã 100 năm và được xây dựng ngoảnh mặt về phía Đông như việc thể hiện triết lý Phật thích Ca ở Tây Phương về phương Đông phổ độ chúng sanh.

Chùa Hang

Cái tên gọi chùa Hang bắt nguồn từ thiết kế cổng chùa giống hình hang. Theo tài liệu, ngôi chùa này được khởi công xây dựng năm 1637 và tồn tại đến nay. Chùa Hang có điểm nhấn nổi bật nằm ở kiến trúc tinh xảo đậm phong cách Khmer.

Chùa Hang

Khi tham quan chùa Hang, bạn sẽ thấy cột cờ có cấu trúc tượng thần rắn Naga 7 đầu. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng những bức họa vẽ lại cuộc đời và hành trình tu của đức Phật.

Chùa Cò

Chùa Cò là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở miền Tây nằm tại ấp Cây Da, xã Đại An huyện Trà Cú. Đến đây, bạn sẽ bị thu hút bởi gam màu vàng rực rỡ nổi lên giữa nền xanh cây cối. Nếu tham quan chùa vào buổi chiều, bạn sẽ nhìn thấy đàn cò trắng bay rợp trời.

Chùa Cò

Đăng bởi: Đoàn Tuấn Dũng

Từ khoá: Khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa Chùa Vàm Ray lớn nhất miền Tây

Du Lịch Trung Quốc: Khám Phá Thủ Đô Bắc Kinh

Du lịch Trung Quốc – Bắc Kinh được biết đến là thành cổ lịch sử, văn hóa nổi tiếng thế giới nói chung và thủ đô nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nói riêng, Bắc Kinh tự hào là cầu nối nước nhà với thế giới.

Bắc Kinh là thành phố lớn thứ hai của Trung Quốc nếu xét theo dân số đô thị, xếp sau Thượng Hải. Nơi đây lưu giữ được khá nhiều cảnh quan văn vật, danh lam thắng cảnh lâu đời, tinh hoa văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc. Người dân Bắc Kinh tự hào là thành phố thương mại tổng hợp, tràn đầy khí thế, tiềm tàng khả năng, Bắc Kinh – trung tâm giao lưu lịch sử, văn hóa, chính trị, giao thông xứng đáng là trái tim của Trung Quốc.

Trung tâm lịch sử của Bắc Kinh tập trung tại Tử Cấm thành, tổ hợp cung điện khổng lồ đã từng là nơi ở của các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh; Tử Cấm thành có bảo tàng Cố cung, bao gồm các bộ sưu tập đế vương về nghệ thuật Trung Quốc. Xung quanh Tử Cấm thành là một vài ngự hoa viên, công viên, khu cảnh vật cũ, đáng chú ý là Bắc Hải, Thập Sát Hải, Trung Nam Hải, Cảnh Sơn và Trung Sơn.

Những nơi này, đặc biệt là công viên Bắc Hải, được mô tả là kiệt tác của nghệ thuật viên lâm Trung Quốc, và là các điểm đến du lịch phổ biến do có tầm quan trọng to lớn về mặt lịch sử; trong kỷ nguyên hiện đại, Trung Nam Hải cũng là trung tâm chính trị của các chính quyền và chế độ khác nhau tại Trung Quốc và nay là trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện. Từ quảng trưởng Thiên An Môn, đối diện với Tử Cấm thành, có thể tiếp cận một số điạ điểm nổi tiếng như Thiên An Môn, Tiền Môn , Đại lễ đường Nhân dân, Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân, và Lăng Mao Trạch Đông. Di Hòa Viên và Viên Minh Viên đều nằm ở phần phía tây của thành phố; trong đó Di Hòa Viên là một di sản thế giới của UNESCO

Có rất nhiều khách du lịch Trung Quốc khi đến Bắc Kinh đều thừa nhận rằng bắt đầu yêu quý thành phố này từ 1 trận tuyết đầu mùa. Vì tuyết chỉ trong 1 đêm có thể biến tất cả các công trình kiến trúc trở nên tĩnh mịch, khiến người ta có thể đi sâu vào nội tâm thành phố.

Có một Bắc Kinh bốn mùa thay đổi rõ rệt, từng thời khắc đều đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu. Bởi thế nên thủ đô khi mùa xuân mềm mại, bừng sáng; Hạ vào yểu điệu và đa tình; Thu lại sâu lắng mà dịu dàng; Đông sang thuần khiết, ngọt ngào. Chính vẻ đẹp đặc trưng đó đã khiến cho bạn càng khám phá lại càng say mê, muốn tìm tòi thêm nhiều điều nữa. Tóm lại, chỉ cần bạn muốn lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời thì: Hãy mau đến ngay! Bắc Kinh tám thành và mười khu ngoại ô vẫn đang chờ đón bạn.

Đăng bởi: Trần Đình Quang

Từ khoá: Du lịch Trung Quốc: Khám phá thủ đô Bắc Kinh

Khám Phá Chùa Yên Tử Quảng Ninh – Nơi Tìm Về Chốn An Yên

Giới thiệu vài nét về chùa Yên Tử Lịch sử hình thành chùa Yên Tử Quảng Ninh

Theo tìm hiểu, núi Yên Tử được Phật Hoàng Nhân Tông chọn để tu hành sau khi truyền ngôi cho con trai. Tại đây, ông còn là người giảng đạo cho chư tôn, tăng ni. Sau đó một thời gian, Phật Hoàng Nhân Tông quyết tâm xây dựng và thành lập ra Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Đóng góp vào việc này còn có hai môn đệ của ông là thiền sư Huyền Quang và Pháp Loa. Có thể nói, đây là một trong những ngôi chùa mang đậm tín ngưỡng văn hóa bậc nhất Việt Nam.

Kiến trúc của chùa Yên Tử có gì ấn tượng?

Ngôi chùa linh thiêng này sở hữu kiến trúc Phật giáo cực kỳ đặc trưng. Đó là thiết kế ấn tượng của cổng tam quan với hai tầng và 8 mái. Bên cạnh đó, mái của chùa có hình vảy được lợp theo kiểu uốn cong lên trời. Chính vì thiết kế này mà nhìn từ xa ta càng cảm nhận rõ sự uy nghiêm toát ra.

Bước sâu vào bên trong, du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước vẻ đẹp lộng lẫy trong khuôn viên chùa. Vẻ đẹp ấy đến từ từng cách bày trí đến những chạm khắc rồng phượng tỉ mỉ trên từng thiết kế.

Ở mỗi gian chùa đều có những hàng cột thẳng tắp và bao quanh chúng phía dưới là những phiến đá. Ngoài ra, vì làm bằng gỗ lim nên những cây cột rất chắc chắn và giữ nguyên được chất lượng như mới. Hơn nữa, các gian chùa cũng được nghiên cứu cách thiết kế kỹ lưỡng để đảm bảo có đủ ánh sáng và sự thoáng mát.

Chùa Yên Tử ở đâu?

Chùa Yên Tử có vị trí tọa lạc tại thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. Đây là mảnh đất “vàng” của người dân tỉnh Quảng Ninh với thiên nhiên hiền hòa và khí hậu mát mẻ. Bên cạnh đó, nơi này được chọn vua Trần Thánh Tông chọn làm nơi tu hành đắc đạo thời bấy giờ.

Bên cạnh đó, ngôi chùa còn được biết đến rộng rãi khi nằm trên lưng chừng núi Yên Tử ở độ cao hơn nghìn mét. Đứng tại vị trí này, ta sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh cây cối xung quanh hòa với làn mây mù trắng xóa huyền ảo. Chưa hết, ngôi chùa còn được xem là ranh giới phân chia của Quảng Ninh và Bắc Giang.

Hướng dẫn di chuyển tới chùa Yên Tử Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô con

Nếu bạn đang ở muốn đi theo hướng Hải Phòng, Nam Định hay Thái Bình thì ta chỉ cần lái xe đến địa phận thành phố Uông Bí. Tại đây, du khách đi theo dọc quốc lộ 10 để đến được ngã ba quốc lộ 18. Sau đó, ta tiếp tục rẽ trái sẽ đi qua đền Trình ngay gần đó. Đến đây, du khách chỉ cần chạy xe thêm khoảng 10km nữa là đã tới được chùa Yên Tử rồi đấy.

Nếu bạn muốn di chuyển từ Hà Nội thì đây được xem là hướng đi ngắn và nhanh nhất. Trước hết, du khách bắt đầu khởi hành theo hướng đi Bắc Ninh. Đi theo hướng này, ta sẽ đến được quốc lộ 18 và rẽ trái tương tự hướng đi trên.

Hướng dẫn di chuyển bằng xe khách Hướng dẫn di chuyển lên đỉnh núi Yên Tử

Để tới được đỉnh núi Yên Tử, du khách chỉ có thể lựa chọn giữa đi bộ hoặc đi cáp treo.

Đi bộ

Đi bộ lên núi cũng là một trải nghiệm khá thú vị dành cho thu khách. Tuy nhiên, hình thức này sẽ thích hợp với những bạn trẻ thích khám phá, sức khỏe và sức bền tốt.

Theo tìm hiểu, quãng đường đi lên đó là những bậc thang trải dài khoảng 6km. Vừa đi vừa tản bộ ngắm cảnh cũng là cách giải tỏa tâm trạng và chinh phục giới hạn của bản thân phải không nào.

Đi cáp treo

Nếu bạn không muốn đi bộ một quãng đường dài thì hoàn toàn có thể lựa chọn đi cáp treo. Đây sẽ là hình thức tiết kiệm được thời gian di chuyển tối ưu và không mất sức cho bạn. Được biết, độ cao của cáp treo khoảng 450m so với mặt đất và dài hơn 1km. Vì thế, đi cáp treo sẽ là một gợi ý không tồi giúp bạn nhanh chóng đặt chân tới chùa Yên Tử.

Nên đến tham quan chùa Yên Tử vào thời gian nào trong năm?

Chùa Yên Tử luôn mở cửa quanh năm để đón du khách thập phương tìm về tham quan và cúng bái. Thời điểm được cho là sôi động và thú vị nhất trong năm phải kể đến dịp tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Lúc này, chùa tổ chức lễ Xuân Yên Tử nên du khách cực kỳ đông và nhiều hoạt động. Điển hình như lễ dâng hương, rước kiệu, bái tổ Trúc Lâm,…

Bên cạnh đó, với những ai không thích cảnh bon chen, khó chịu thì nên đi vào những dịp sau tháng 3 là lý tưởng nhất. Bởi thời điểm này lượng khách không quá đông và việc di chuyển cũng thoải mái hơn rất nhiều.

Những địa điểm gần chùa Yên Tử Rừng quốc gia Yên Tử

Nằm ngay bên cạnh chùa Yên Tử, đây được xem là điểm đến lý tưởng tiếp theo cho bạn tham khảo. Rừng quốc gia Yên Tử gây ấn tượng với diện tích 2783 ha. Đây là nơi bảo tồn nhiều loại động vật quý hiếm của tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, không khí trong lành, xinh đẹp nơi đây hứa hẹn sẽ không làm các tín đồ yêu thiên nhiên thất vọng.

Chùa Trình

Cách chùa Yên Tử chỉ khoảng 10km, chùa Trình gây ấn tượng với lối kiến trúc chữ Nhất cực độc lạ. Chùa được xây dựng theo hướng Tây Nam trên một sườn đồi của làng Bí Thượng.

Trải qua sự những biến động của thời gian, đến nay chùa đã qua 2 lần sửa chữa. Nhờ vậy, không gian nơi đây khá khang trang mà vẫn giữ nguyên được những nét độc đáo trong kiến trúc Phật Giáo đời đầu.

Suối Giải Oan

Một trong những điểm đến mới lạ cho bạn tham khảo đó là suối Giải Oan. Nơi đây khiến nhiều người không khỏi ấn tượng và tò mò về ý nghĩa đằng sau cái tên của nó.

Theo dân gian truyền miệng kể lại rằng, các phi tần vì quá thương xót vua nên đã tìm đến núi xin vua quay lại triều đình. Vì đều bị từ chối mà các phi phần đành đắm mình xuống suối để tự vẫn. Cũng kể từ đó mà nơi đây đã trở thành nơi siêu độ cho họ.

Ngoài ra, bên trong suối còn có chùa Hạ với 6 ngọn tháp. Chúng tạo thành một kiến trúc cực kỳ vững chắc và uy nghiêm. Bên trong tháp có thờ vua Trần Nhân Tông cùng với hai môn đệ của ông. Lần lượt là mộ sư Pháp Loa và Huyền Quang cũng có những đóng góp không nhỏ trong thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Suối Tắm

Đây là một khu dích tích quốc gia của tỉnh Quảng Ninh thuộc địa phận thị xã Đông Triều. Nơi đây được đánh giá cao với thế đất tựa Đầu Rồng. Chưa hết, trước cửa chùa là một con suối nhỏ và bao quanh là những cây cổ thụ lên tới 500 năm tuổi.

Được biết, sở dĩ chùa có cái tên như vậy là do vua Trần Nhân Tông khi xuống núi đã từng đến tắm ở đây. Bên cạnh đó, chùa Suối Tắm gây ấn tượng với kết cấu ba gian hình chữ Đinh. Đây được gọi là nhà Tam Bảo với tổng diện tích là 200m2.

Tiếp đến, kiến trúc ngay bên trái của chùa là nhà thờ Tổ rộng khoảng 100m2. Những họa văn cổ và cách thiết kế mang đậm kiến trúc Phật giáo Đại Thừa chắc chắn sẽ khiến du khách không khỏi ấn tượng.

Cổng trời Bia Phật

Một số lưu ý khi đến chùa Yên Tử

Để lên tới chùa Yên Tử cũng khá xa vì vậy du khách nên chọn mang cho mình loại giày thể thao. Đồng thời, bạn có thể mang thêm một hoặc hai bộ đồ để thay phòng khi leo núi bị đổ nhiều mồ hôi. Hơn nữa, ăn mặc lịch sự và giữ gìn vệ sinh cũng là điều cần chú ý khi tới địa điểm linh thiên như ngôi chùa này.

Đăng bởi: Vũ Lê

Từ khoá: Khám phá chùa Yên Tử Quảng Ninh – Nơi tìm về chốn an yên

Khám Phá Chùa Vàng Ninh Bình Nổi Tiếng Linh Thiêng

Nội dung chính

1.Tìm hiểu chung về Chùa Vàng Ninh Bình

Chùa Vàng cách trung tâm thành phố Ninh Bình chỉ khoảng 1km di chuyển về hướng Đông. Chùa có lối kiến trúc được xây dựng dựa trên nền của chùa Bát Long có tuổi đời hơn 1000 năm tuổi, dưới thời vua Lê Đại Hành. Diện tích của chùa lên tới 28ha tọa lạc giữa hồ Cá Voi. Khuôn viên rộng lớn, nhiều cây xanh kết hợp 3 ngôi chùa nhỏ được ví von là Đảo Chùa Vàng.

Chùa Vàng mới được sửa chữa và đi vào hoạt động từ đầu năm 2023 nhưng với kiến trúc đẹp nên được rất nhiều du khách yêu thích. Đây cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất của Ninh Bình.

Ảnh: @krthaohien_

Trước khi ghé vào thăm chùa, bạn có thể ghé qua chợ Rồng Ninh Bình – sắm sửa đồ cúng.

2.Hướng dẫn đường đi chùa Vàng Ninh Bình

Chùa Vàng rất gần với trung tâm thành phố Ninh Bình. Bạn cứ đi dọc trục đường Tràng An, tiếp đến danh thắng Tràng An, vượt qua cổng chào nhìn sang tay phải là thấy chùa. Muốn ra đảo chùa Vàng, bạn tiếp tục thuê thuyền ở bờ hồ là đến.

Ảnh: @one_wander_at_a_time

3.Những điều độc đáo chỉ có chùa Vàng Ninh Bình

Chùa Vàng được xây dựng theo kiến trúc bát giác, nghĩa là 8 cạnh chia ra nhiều hướng, mỗi hướng lại tượng trưng cho 1 vị nguyên thần dưới thời 12 xứ quân. Kiến trúc này được kế thừa từ chùa Bát Long cũ. Chùa thờ các vị: Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Ngô Xương Xí, Phạm Bạch Hổ, Kiều Thuận, Nguyễn Khoan, Đỗ Cảnh Thạc.

Đặc biệt, kiến trúc chùa tất cả đều dùng gỗ lim đen, bên trên có mái ngói được thiết kế theo phong cách cổ điển với hình ảnh mái đao, phần đuôi vút cong đem đến vẻ trầm mặc cho ngôi chùa. Thiết kế chùa cũng theo không gian 3 chiều tạo nên sự thanh thoát, bình yên.

Ảnh: @laz2173

Các công trình bên trong khuôn viên của chùa Ninh Bình này đều được làm hoàn toàn bằng đá xanh. Khuôn viên chùa có rất nhiều chậu cây bonsai thường xuyên được cắt tỉa, hòa quyện với ngôi chùa và hồ nước, tạo nên không gian rất đỗi bình yên.

Ngoài kiến trúc chùa nhìn từ trên cao xuống có 3 ngôi chùa nhỏ nằm ở giữa hồ, trong đó ngôi chùa 3 tầng nằm ở giữa đẹp nhất.

Ảnh: @cisnerosviaja

Bức tranh sơn thủy hữu tình ở chùa Vàng Ninh Bình đẹp nhất là vào sáng sớm, khi màn sương vẫn còn bao phủ tạo nên chốn bồng lai hiếm có. Khi màn đêm buông xuống, chùa rực rỡ trong những ánh đèn vàng soi bóng xuống mặt hồ, tạo nên không gian thanh tịnh, nhẹ nhàng.

Đảo chùa Vàng nằm ngay giữa lòng hồ mênh mông sóng nước. Bạn có thể tha hồ chụp ảnh đẹp khi di chuyển đến hồ. Khuôn viên của chùa cũng rất đẹp, thiết kế gọn gàng là điểm đến thích hợp cho những ai muốn tìm đến không gian thanh tịnh hiếm có.

Ảnh: @truongtrikien

4.Lưu ý khi đi chùa Vàng ở Ninh Bình

Chùa là chốn tâm linh thanh tịnh nên khi đến thăm chùa bạn cần chú ý:

Về trang phục: Nên mặc đồ lịch sự, kín đáo.

Không nên cười nói to, nhất là trong các giờ hành lễ của nhà chùa.

Không xả rác trong khuôn viên chùa.

Ảnh: @keikomiyazaki

5. Một số địa điểm du lịch gần chùa Vàng Ninh Bình

Địa điểm  Khoảng cách 

6 km

Tràng An 6 km

Thung Nham 15 km

Chùa Bái Đính 15 km

Tam Cốc Bích Động 13 km

Chùa Non Nước Ninh Bình – Vẻ đẹp tâm linh giữa thiên nhiên hùng vĩ

Kinh nghiệm tham quan chùa Bái Đính chi tiết từ A – Z

Đăng bởi: Dơn Lò

Từ khoá: Khám phá chùa Vàng Ninh Bình nổi tiếng linh thiêng

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Chùa Trấn Quốc – Ngôi Chùa Gần 1500 Năm Cực Bình Yên Ở Thủ Đô trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!