Xu Hướng 9/2023 # Kể Bạn Nghe Vị Thanh Ngọt Trong Câu Chuyện Của Quả Táo Mèo # Top 14 Xem Nhiều | Yvju.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kể Bạn Nghe Vị Thanh Ngọt Trong Câu Chuyện Của Quả Táo Mèo # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kể Bạn Nghe Vị Thanh Ngọt Trong Câu Chuyện Của Quả Táo Mèo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thông tin về nơi sản sinh ra quả táo mèo, mùi vị của táo mèo như thế nào?

Táo mèo có tên gọi khác quả sơn tra nhưng tên này ít được dùng nên chắc nhiều bạn nghe hơi lạ. Táo mèo Việt Nam xuất hiện ở vùng núi cao Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu,… Loài cây này ưa mọc ở nơi có nhiệt độ tương đối thấp nhưng ở vùng núi cao nên nó chịu nhiều sương gió. Chính vì vậy mà tạo hóa đã ban cho vùng núi nơi đây loại quả đặc trưng có đầy đủ vị thanh ngọt nhưng không quá ngọt đi kèm vị chua lại xen lẫn một chút chát và đắng.

Nếu bạn đã từng ăn thử táo mèo nhưng nó lại không săn chắc và thịt rất ngọt thì đó không phải là táo mèo Việt Nam. Chính vì quả táo mèo có đầy đủ vị như đã giới thiệu ở trên nên khi mới ăn bạn sẽ cảm thấy khó ăn. Nếu ăn quen bạn sẽ cảm thấy ghiền giống như nghiện người yêu. Nó chỉ thanh ngọt chứ không ngọt như các loại trái cây khác. Táo mèo dễ làm say đắm người ăn bởi mùi vị đọng lại sau khi ăn.

Công dụng của táo mèo

Táo mèo có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ giải quyết một số vấn đề đầy hơi, khó chịu, hỗ trợ tiêu thực.

Bên cạnh đó, táo mèo rất tốt cho người mỡ máu. Táo mèo giúp giảm lượng mỡ trong máu đối với những người bị máu nhiễm mỡ.

Ngoài ra táo mèo còn rất tốt cho hệ tim mạch và tốt cho người bệnh gan.

Đối với những bạn nữ muốn giảm cân thì táo mèo là thực phẩm vàng cho bạn.

Với những công dụng bên trên bạn nên một lần mua táo mèo để thưởng thức được món đặc sản của vùng Tây Bắc này.

Mách bạn cách chọn mua đúng táo mèo Việt Nam

Chỉ khi bạn mua đúng táo mèo Việt Nam bạn mới cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của loài trái cây đặc sản này. Trên thị trường hiện nay có táo mèo Trung Quốc đã trà trộn vào và giả danh táo mèo Tây Bắc. Cách nhận biết đúng táo mèo Việt Nam cũng không quá khó. Bạn có thể nhận dạng bằng các cách bên dưới:

Bằng mắt thường bạn sẽ nhìn được táo mèo Việt Nam có màu xanh và vỏ ngoài hơi sần sùi.

Táo mèo Trung Quốc bên ngoài có vẻ nhẵn bóng và quả to hơn.

Khi ăn táo mèo Việt Nam chỉ có vị hơi ngọt xen lẫn chua không có ngọt nhiều như táo Trung Quốc.

Bên cạnh đó táo mèo Việt Nam thường rất cứng, khi ăn có độ giòn, táo Trung Quốc thường mềm và xốp.

Táo mèo có thể dùng được dùng để làm gì?

Táo mèo cũng giống như cóc, ổi hay mơ bạn có thể biến tấu được nhiều món từ loại quả này.

Táo mèo dầm chua ngọt, bạn có thể cắt táo mèo thành những khoanh nhỏ dầm cùng một ít đường và một tí muối. Bạn sẽ có được món ăn vặt chua chua ngọt ngọt giống như xoài, cóc, ổi dầm chua.

Ô mai táo mèo được làm từ táo mèo tươi. Đây là món ăn vặt cũng như món quà bạn có thể mua tặng người thân khi có dịp du lịch tại khu vực Tây Bắc.

Siro táo mèo được làm từ táo mèo tươi dầm cùng với đường. Đây là loại thức uống chua chua ngọt ngọt thêm một chút đá giải khát ngày hè thật lý tưởng.

Táo mèo tươi ngâm mật ong. Tương tự như táo mèo ngâm đường bạn chỉ cần thay mật ong bằng đường là đã có ngay hủ táo mèo ngâm mật ong tuyệt vời. Đây là loại thức uống rất tốt cho sức khỏe.

Rượu táo mèo: rượu có thể được ngâm từ táo mèo tươi hoặc táo mèo khô. Rượu táo mèo có nhiều tác dụng dành cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.

Mua táo mèo đặc sản, đúng chuẩn ở đâu tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên hệ: Chung cư Tây Thạnh, Đường S11, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.

Số điện thoại đường dây nóng bạn có thể liên hệ: 0901 486 486

Táo Mèo – Loại Quả Biểu Tượng Cho Khí Chất Vùng Cao

Táo mèo – chỉ cần nhắc tới tên thôi là đủ gợi cho ta một miền cảm giác xa ngái, nghĩ tới miền rừng núi trập trùng, thời tiết khắc nghiệt.

Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 12/07/2023

Táo mèo – chỉ cần nhắc tới tên thôi là đủ gợi cho ta một miền cảm giác xa ngái, nghĩ tới miền rừng núi trập trùng, thời tiết khắc nghiệt. Nơi có những nếp nhà sàn đơn sơ ẩn hiện và những con người chịu thương chịu khó với sức sống vươn lên mãnh liệt.

Cây táo mèo có sức sống mãnh liệt

Quả táo mèo có hương vị như thế nào?

Người ta nói rằng táo mèo là loại quả hiếm có mang đủ vị, đủ sắc thái của cuộc sống. Thoạt nhìn thì trông chúng khá ngon. Cầm lên ngửi thì có hương thơm dịu nhẹ. Khi vừa ăn thì chua chát, nuốt vào bình thường, ngồi chơi một xíu thì ngọt nhẹ…Vào đúng mùa thu hoạch, táo mèo có ở khắp nơi. Trong sân nhà, trên xe ngựa, ngoài chợ, đầy ắp trên gùi của những cô sơn nữ.  Bất kỳ quán nước ven đường nào tại xứ sở táo mèo Tây Bắc cũng có món táo mèo muối xổi. Món táo mèo muối xổi có cách làm khá giống với các món trái cây lắc. Cũng cắt nhỏ, cho thêm muối, đường, ớt và lắc cho đều. Chỉ cần nếm một miếng sẽ thấy vị chua, cay, mặn, ngọt, giòn, thơm vương vấn mãi.

Quả táo mèo có đủ sắc thái của cuộc sống!

Táo mèo có mấy loại?

Trong Đông Y, táo mèo có một cái tên gọi khác là sơn tra. Và chúng có nhiều loại. Một loại quả nhỏ xinh xinh, màu hơi vàng hoặc ửng đỏ, ra quả rải rác từ đầu vụ đến cuối vụ. Loại này thì Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái… đều có, chủ yếu để phục vụ khách du lịch mua về làm quà. Một loại nữa quả nhỉnh hơn ngón tay cái, màu xanh hơi ngả trắng, trông cứng đơ, khô đét và xấu xí. Loại này là nguyên liệu tốt để cắt miếng, phơi khô làm vị thuốc. Một loại khác bự hơn xíu, mọng nước và thơm phức. Táo mèo này mà ngâm rượu thì “khỏi nói”, vì dù chúng chua, chát thế nào thì sau thời gian ngâm ủ đúng cách cùng rượu, chúng sẽ tạo ra một loại đồ uống rất ngon và có mùi thơm đặc trưng. Muốn làm táo mèo ngâm rượu ngon, hãy cứ lựa những quả nhỏ, quả có sâu vì đó mới thực là những quả táo chín thơm và ngọt.

Rượu táo mèo uống nhẹ, thơm, ngon!

Sự sinh trưởng của cây táo mèo

Mùa xuân táo mèo nở hoa và mùa thu chúng cho thu hoạch quả. Cây táo mèo mọc và sinh trưởng tự nhiên trên những cánh rừng chứ không ai có thể trồng được. Nhờ sự phát tán của tự nhiên và con người nên cây mọc không tập trung, có khoảng cách. Dù nằm rải rác khắp nơi nhưng khi ra hoa, chúng vẫn đủ sức nhuộm cả vùng núi rừng với sắc trắng tinh khôi. Từng chùm hoa trắng nở bung trên những thân cành khẳng khiu.

Táo mèo là loài quả sạch 100%

Sinh trưởng tại nơi có nền nhiệt độ đặc biệt – mùa hè nóng và nắng do ảnh hưởng của gió Lào. Mùa đông thì chịu ảnh hưởng của giá lạnh vùng cao – nên táo Mèo được kết tinh từ hương của rừng, thấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao. Chúng là loại quả “sạch 100%”. Táo Mèo cũng không phải là loại quả mỏng manh, yếu đuối. Phía dưới trái có một cái cuống to và chắc đỡ trái, giúp quả táo mèo không rụng khi gặp cuồng phong hay gió bão. Khi thu hái, người dân bản địa phải dùng lực mới bứt được nó ra khỏi cành. Còn chuyện bứng cây táo mèo về xuôi là điều không thể vì chúng cắm rễ sâu và chắc trong lòng rừng núi.

Cây táo mèo – biểu tượng cho khí chất của vùng cao

Dưới miền xuôi, thước đo thời gian tính bằng tuần, bằng tháng. Còn trên đỉnh núi cao kia, nhịp thời gian chỉ tính bằng sự sinh trưởng của cây táo mèo, là những ngày cây ra hoa trắng, những ngày cây trổ quả xanh. Trong nhịp sống 9 tháng ra hoa – kết trái của loài cây trên núi cao ấy, còn có cả phong tục khẩu chíu của người Mông, cả nhịp gùi lắc lư theo bước chân những người sơn nữ… Và táo mèo chính là loại cây kiên cường nhất mà cũng… nữ tính nhất. Ngày ngày hấp thụ đất, nước, khí trời, những mưa gió dập vùi, cố chắt chiu lấy chút dư vị ngọt thơm cho đời… Thật không ngoa khi nói rằng táo mèo chính là biểu tượng cho khí chất của vùng cao.

Là loài quả sạch, có thể chế biến thành nhiều món, hoặc ngâm ủ làm đồ uống thơm ngon nên trái táo mèo đang rất được ưa chuộng trong ẩm thực và cuộc sống hằng ngày của người dân ở mọi miền đất nước.

Hiện chúng tôi là cầu nối đưa các sản phẩm táo mèo vùng cao tới TPHCM và các tỉnh phía Nam. Thời điểm này, chúng tôi đang có táo mèo tươi, táo mèo khô, rượu táo mèo, táo mèo ngâm mật ong…, các sản phẩm chất lượng cao, an toàn. Bạn có thể nhắn tin/gọi điện (có thể qua Zalo) tới số: 0901 486 486 để được tư vấn, trao đổi trực tiếp.

Vẻ Đẹp Hùng Vĩ Của Cây Táo Mèo Cô Đơn

Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 01/06/2023

Cây táo mèo ngự trị lẻ loi trên đỉnh Gió, thuộc xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, Sơn La. Từ Tà Xùa, để tìm đến cây táo mèo cô đơn, bạn có thể đi theo hướng Hồ Tùng Mậu rồi đến Nhổn hướng về Sơn Tây rồi tiếp tục hành trình đến Trung Hà – Thu Cúc – Phù Yên – Bắc Yên. Rồi khi đến ngã ba Xím Vàng, trông qua phía bên trái đường và men theo 2.5 km là có thể đến được cây táo mèo cô đơn.

Cây táo mèo vẫn cứ sững sững đứng ở nơi đấy theo thời gian, như người lính oai hùng canh giữ một góc trời nơi vùng đất ấy. Một mình cô đơn qua năm tháng, nhưng vẫn luôn mạnh mẽ và rực rỡ và xinh đẹp theo cách riêng mình. Cây táo mèo dẫu cô đơn đến thế, lại toát lên sức hút lạ kỳ, đẹp đến xao xuyến lòng. Chẳng rõ vì sao, nơi đây chỉ có duy nhất một cây táo mèo lặng lẽ ở nơi bờ vực trên đỉnh Gió. Phải chăng đó là sự sắp đặt của riêng thiên nhiên, hoặc có chăng là thiên nhiên đã ưu ái để cho cây táo mèo một mình một cõi toát lên vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ của riêng mình mà chẳng phải so bì với bất cứ cây táo mèo nào khác.

Đứng cạnh cây táo mèo trên đỉnh Gió, bạn sẽ được thưởng thức một bức tranh thiên nhiên nên thơ của riêng vùng đất này, được đắm mình vào những cơn gió lạnh ngày đông, hít hà bầu không khí trong lành và cảm nhận hơi thở của khí trời tươi xanh nơi đây. Ở nơi khung cảnh ấy, cảnh vật hiện ra đẹp lung linh như một bức tranh. Những người lữ khách phương xa đều muốn lưu giữ trọn vẹn từng khoảnh khắc, từng giây phút tươi đẹp nơi đấy.

Trên đỉnh nơi này, bạn sẽ được thu vào tầm mắt khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng của một biển mây bồng bềnh, đẹp đến ngẩn ngơ. Khung cảnh cứ ngỡ trong những câu chuyện cổ tích, khi bạn vẫn còn mơ về một biển mây trắng xóa, mềm mại và bồng bềnh, nơi bạn có thể thỏa thích khám phá những điều thú vị, trải nghiệm những điều độc đáo theo cách của riêng mình. Vào những ngày đầy mây, cả một đại dương mây sẽ hiện ra trước mắt bạn, bạn sẽ được lạc trôi vào một thế giới huyền ảo. Khi ấy, ở nơi đây bạn chỉ cần đưa nhẹ tay ra là có thể chạm đến những làn mây hững hờ thoáng trôi qua.

Hòa mình với thiên nhiên, trốn khỏi thế giới phồn hoa và ồn ào, khói bụi, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống này có biết bao điều tươi đẹp. Ở nơi rẻo cao, thiên nhiên vẫn cứ nguyên sơ chẳng phải chạy đua theo sự hiện đại tàn khốc đến ô nhiễm của nơi đô thị. Ở nơi đây, bạn sẽ thấy lòng mình bình lặng hơn, an nhiên hơn, chẳng phải bận tâm bất cứ điều chi. Cứ đơn giản tận hưởng những khoảnh khắc êm đềm, dịu êm cùng thiên nhiên.

Chỉ cần can đảm bước chân ra khỏi mảnh đất mà bạn đã sống những tháng ngày nhàm chán lặp đi lặp lại ngày qua ngày, bạn sẽ có được trải nghiệm mới ở nơi xa. Những chuyến đi đều sẽ mang đến cho những dòng cảm xúc mới, được trải nghiệm, được khám phá và thêm trân trọng cuộc đời rực rỡ của chính mình, của cuộc sống tươi đẹp xung quanh mình.

Tập Làm Văn Lớp 5: Kể Lại Câu Chuyện Người Đi Săn Và Con Nai (4 Mẫu) Kể Chuyện Lớp 5 Tuần 11

Tranh 1: Từ chập tối người đi săn đã chuẩn bị đồ nghề để vào rừng săn nai.

Tranh 2: Người đi săn bước xuống con suối:

– Đi đâu tối thế?

– Đi săn nai.

– Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai.

Tranh 3: Người đi săn tiếp tục đi, tới gốc cây trám. Cây trám hỏi:

– Đến chơi với tôi à?

– Không phải.

– Thế đi đâu?

– Đi săn nai.

– Ác quá, cút đi!

Tranh 4: Người đi săn tiếp tục đi, thế rồi trên lưng đồi sẫm đen, dưới ánh trăng, bóng nai hiện ra. Con nai đẹp quá, người đi săn quên mất thịt nai ngon, chỉ còn nhớ lời suối, lời cây: Muông thú và cỏ cây trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn.

Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!

Người đi săn bước đến con suối. Suối róc rách hỏi:

– Đi đâu tối thế?

– Đi săn con nai.

Suối bảo:

– Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!

Người đi săn lùi lũi bước đi. Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:

– Đến chơi với tôi à?

– Không phải.

– Thế anh đi đâu? Ở đây vắng quá! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy!

– Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!

– Sao?

– Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy, cái súng này để bắn chúng.

– Ác thế!

– Thịt nai ngon lắm.

Cây trám rưng rưng:

Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen, dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay đã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!

Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.

Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.

Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.

Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.

– Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!

Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!

Sau những cơn mưa nước suối dâng lên, cây trám trắng trên đồi đã có quả chín rụng. Hươu, nai kéo về tác tác gần xa. Đêm nào cũng có con nai về nhặt trám.

Từ chập tối, người đi săn đã sửa soạn. Lôi súng từ gấc bếp xuống lau chùi. Xem lại cái kíp, cái mỏ vịt. Mỗi viên đạn chì được soi lên, xếp vào túi chàm. Người đi săn buộc chít hai ống quần lại, không cho con vắt chui lên tận bẹn được. Anh ta đeo chiếc đèn ló vào giữa trán rồi xách súng đi vào rừng.

Theo bóng đèn ló lấp loáng, người đi săn bước đến bên suối. Suối róc rách hỏi:

– Đi đâu tối thế ?

– Đi săn con nai.

– Con nai hay đến soi gương vào mặt suối. Đừng bắn con nai.

Người đi săn lần mò đến cây trám trên đồi. Ánh trăng lấp lánh mở ra những con mắt ngạc nhiên. Quả đồi tròn xoe hỏi:

– Đi đâu tối thế ?

– Đi săn con nai đây. Cái đèn ló rọi vào mắt nai, nó đứng yên không chạy được. Viên đạn chì sẽ bay vào ngực nó.

– Đừng bắn nó. Mỗi năm con nai chỉ về chơi mấy ngày đầu thu.

– Nhưng, thịt nai khô gác bếp nướng lên, chén ngon lắm.

– Bắn thế thì hết con nai.

Người đi săn bước sấn tới gốc cây trám. Những quả trám chín rụng xuống. Người đi săn ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló, soi vào các đồ nghề. Bao đạn lách cách. Cò súng nổ tiếng khô lộp độp. Anh ta lại đeo chiếc đèn ló lên trước trán, ngồi rình.

Cây trám hỏi:

– Đến chơi với tôi à ?

– Không phải.

– Thế đi đâu ? Ở đây vắng quá. ít bạn bè đến chơi. Chỉ mùa trám chín, con nai mới về.

– Ừ, nai.

– Anh ở lại chơi. Con nai sắp về đấy.

– Tớ chỉ mong có thế. Cái đèn ló này sẽ chiếu thắng vào mắt nó. Ngón tay này sẽ bóp cò. Viên đạn sẽ bay thẳng vào trán, vào tim con nai.

– Ác thế !

– Thịt nai ngon lắm mà.

Cây trám rưng rưng. Cây trám nổi giận:

– Thế thì cút đi.

Trăng thượng tuần chênh chếch. Cánh rừng như một giấc mơ. Bỗng con nai xuất hiện. Lưng nai đẫm ánh trăng. Con nai bước rất êm đi đến gần cây trám. Rừng khuya xào xạc. Người đi săn ngồi xuống hòn đá bên bụi sim. Chiếc đèn ló được vặn nhỏ lại bằng mũi kim, bé hơn con đom đóm. Người đi săn ngồi rình.

Con nai lặng yên trắng muốt trong ánh trăng. Chiếc đèn ló vụt sáng lên chiếu thẳng vào mắt nai. Con nai đứng ngây ra. Con nai đẹp quá. Gió rừng thì thào. Người đi săn run run, mơ màng. Anh ta quên thịt nai rất ngon. Anh ta quên khẩu súng, đạn lên nòng đang nằm trong tay. Anh ta chỉ còn nhớ lời suối, lời đồi, lời cây: “Muông thú và cây cỏ trong rừng, trên trái đất này là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn…”.

Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi ướt đầm trên trán. Trám rụng. Con nai rừng chạy biến vào rừng sâu. Người đi săn luống cuống. Cái đèn ló lệch chúi xuống. Cây súng chúi xuống khi hai tay người đi săn buông ra.

Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.

Suối hỏi một câu, không ra chế giễu, không ra đùa:

– Về không à ?

Cởi súng và bao đạn treo lên hóc cột, người đi săn ngồi xuống trước bếp lửa. Đêm ấy, trong giấc mơ, anh thấy con nai ngơ ngác, hiền lành. Anh nói trong mơ: “Có bao giờ lại gặp con nai đáng yêu đến thế”…Người đi săn lội qua suối. Vầng trăng đã ngả xuống mái nhà khẽ nói: “Chúc ngủ ngon”.

Đoạn 1: “Mùa trám chín, nai sẽ về nhiều, chuẩn bị đi săn thôi”. Nghĩ vậy, người thợ săn vội vàng chuẩn bị súng kíp, đạn dược xếp vào túi vải và đeo cái đèn ló lên đầu, vào rừng. Khi di qua một con suối, suối hỏi:

Advertisement

– Đi đâu mà tối thế, hở anh bạn?

– Đi săn con nai — Người thợ săn trả lời.

– Đừng bắn nai! Nai hay đến đây soi gương lắm ông bạn ạ.

Người thợ săn không nói gì, lầm lũi bước đi. Đến gốc cây trám, anh ta ngồi nghỉ, hạ chiếc đèn ló xuống.

Cây trám hỏi:

– Anh đến đây chơi với tôi à?

– Tôi đợi nai về cho nó một phát.

– Sao anh ác thế?

– Thịt nai ngon lắm.

Vậy thì anh hãy cút đi!

Người đi săn như không hề nghĩ đến những lời trám nói, lẳng lặng ngồi chờ.

Đoạn 2: Thế rồi trên lưng đồi, bóng một con nai xuất hiện. Ánh đèn ló trên trán người đi săn bỗng sáng rực lên. Hai con mắt nai đỏ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra, đẹp quá đến nỗi đi săn quên mất thịt nai ngon, quên đưa súng lên, cứ ngắm hoài ngơ ngác của con nai. Rồi anh ta chợt nhớ lời con suối và cây trám đã nói: muông thú và cây cỏ trong rừng đều là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!

Đoạn 3: Con nai vẫn lặng yên, trắng muốt trong luồng ánh sáng. Vẻ đẹp của nó đã làm cho người thợ săn cảm mến. Xúc động. Ánh đèn ló lệch xuống, mất bóng con nai. Người đi săn luống cuống điều chỉnh luồng sáng nhưng con nai đã biến mất.

Đoạn 4: Người đi săn bàng hoàng, ngơ ngẩn bước xuống đồi. Vầng trăng nhìn anh mỉm cười:

– Ngủ ngon được rồi đây! Chúc ngủ ngon!

Người thợ săn trở về nhà, cất khẩu súng, bao đạn và chiếc đèn ló vào chỗ cũ. Đêm ấy, trong giấc ngủ êm đềm, anh mơ thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy nó đẹp và đáng yêu như thế.

Tập Làm Văn Lớp 3: Kể Lại Một Đoạn Câu Chuyện Ông Tổ Nghề Thêu (2 Mẫu) Kể Chuyện Lớp 3 – Tuần 21

Kể chuyện Ông tổ nghề thêu

Tài liệu bao gồm 2 mẫu, hy vọng có thể giúp cho các em học sinh lớp 3 khi hoàn thiện bài viết của mình.

Đoạn 1:

Thuở nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học mọi lúc khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Đến tối, trong nhà không có đèn. Cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để đọc sách. Đến khi lớn lên, Trần Quốc Khái thi đỗ tiến sĩ, rồi ra làm quan trong triều đình.

Đoạn 2:

Trần Quốc Khái được cử đi sứ sang Trung Quốc. Nhà vua Trung Hoa muốn thử tài, sai dựng một cái lều cao rồi mời ông lên chơi, sau đó sai người cất thang đi. Ông liền ở lại trên lầu. Trên lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

Đoạn 3:

Bụng đói cồn cào, nhưng không có cơm ăn. Ông đọc ba chữ trên bức tường rồi mỉm cười, bẻ tay pho tượng ra nếm thử. Hóa ra hai pho tượng được nặn bằng chè lam. Ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ tượng mà ăn. Nhân lúc nhàn rỗi, ông học cách thêu và làm lọng.

Đoạn 4.

Sau khi học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Khi nhìn thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, sai mở tiệc thiết đãi rồi tiễn về nước.

Đoạn 5.

Khi về đến nước, Trần Quốc Khái truyền dạy cho nhân dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nghề thêu lan rộng ra khắp mọi nơi. Sau khi ông mất, nhân dân vùng Thường Tín, quê hương của ông đã lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

– Đoạn 1:

Khi còn nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Chẳng bao lâu, ông thi đỗ tiến sĩ, rồi được làm quan to trong triều đình nhà Lê.

– Đoạn 2:

Trần Quốc Khái được cử đi sứ Trung Quốc. Vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách nên đã mời ông lên chơi trên một cái lều cao, rồi cất thang đi. Trên lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

– Đoạn 3:

Bụng đói cồn cào, nhưng không có cơm ăn. Ông nhìn thấy ba chữ trên tường, mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra pho tượng được làm bằng bột chè lam. Hằng ngày ông bẻ tượng phật mà ăn, lấy nước trong vò mà uống. Nhân lúc nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, học cách thêu và làm lọng.

Advertisement

– Đoạn 4:

Ông tìm đường để xuống. Khi nhìn thấy những con dơi bay lượn trên trời như những chiếc lá. Ông ôm chiếc lọng vừa làm xong rồi nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài, đặt tiệc lo tiễn về nước.

– Đoạn 5:

Về tới nước, ông bèn truyền dạy cho dân cách thêu và nghề làm lọng cho nhân dân. Dần dần, nghề thêu lan rộng khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

Kể Chuyện: Chiếc Đồng Hồ

KỂ CHUYỆN: CHIẾC ĐỒNG HỒ

1.Chuẩn bị kể chuyện:

– Đọc tên truyện: “Chiếc đồng hồ”, quan sát tranh trong SGK, xem tranh vẽ những ai, họ đang làm gì?

– Nghe thầy, cô giáo kể lần 1 câu chuyện, cố gắng nhớ và ghi lại những chi tiết chính theo trình tự câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc).

– Nhớ nghĩa của một số từ ngữ:

+ Tiếp quản: thu nhận và quản lí những thứ đối phương giao lại.

+ Đồng hồ quả quýt: đồng hồ bỏ túi, nhỏ, hình tròn, to hơn đồng hồ đeo tay.

– Nghe thầy cô giáo kể lần 2, kết hợp quan sát tranh để ghi nhớ nội dung của câu chuyện.

II. Tập kể chuyện

Câu 1. Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện.

– Em cùng bạn bên cạnh dựa vào tranh và ý chính đã ghi để tập kể lại từng phần của câu chuyện.

– Em và bạn thay nhau kể từng phần của câu chuyện theo tranh.

Gợi ý:

Tranh 1. Được tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang bàn tán rất sôi nổi, ai cũng háo hức muốn đi. Tư tưởng của các cán bộ có chiều phân tán.

(Em nên kể đoạn 1, 2 bằng giọng sôi nổi, có lúc hồi hộp).

Tranh 2. Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm. Các đại biểu dự hội nghị vô cùng phấn khởi, ùa ra đón Bác.

Tranh 3. Bác Hồ rất hiểu nỗi băn khoăn và lòng mong mỏi được về thủ đô của các cán bộ. Trong lúc nói chuyện về nhiệm vụ của toàn Đảng trong thời điểm này, Bác rút chiếc đồng hồ quả quýt trong túi mình ra nói rằng các bộ phận của chiếc đồng hồ cũng giống như các cơ quan của một nhà nước, nhiệm vụ nào cũng quan trọng và không thể không làm.

(Em chú ý sử dụng giọng kể thật phù hợp để phân biệt lời kể của em, lời của Bác Hồ và lời của các cán bộ).

Tranh 4. Bằng câu chuyện chiếc đồng hồ, chỉ trong ít phút, Bác đã làm cho các cán bộ hiểu thấm thía về nhiệm vụ cách mạng, xoá tan trong họ những thắc mắc riêng tư.

(Nên kể đoạn 4 bằng giọng chậm rãi, sâu lắng, thể hiện rõ ý nghĩa của câu chuyện).

Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện

– Em tập kể cho bạn bên cạnh nghe hoặc đứng lên kể cho cả lớp nghe câu chuyện. Chú ý sử dụng giọng kể, vẻ mặt và cử chỉ cho phù hợp, làm cho câu chuyện em kể hấp dẫn hơn.

Tham khảo

CHIẾC ĐỒNG HỒ

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán…

Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu… Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:

– Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?

Mọi người đồng thanh:

– Cái đồng hồ ạ.

– Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?

– Có những con số ạ.

– Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?

– Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.

– Cái máy bên trong dùng để làm gì?

– Để điều khiển cái kim chạy ạ.

Bác mỉm cười, hỏi tiếp:

– Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

– Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?

– Thưa không được ạ.

Nghe mọi trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:

– Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ …, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.

Theo sách Bác Hồ Kính Yêu

Câu 3. Câu chuyện khuyên ta điều gì?

Câu chuyện Chiếc đồng hồ khuyên chúng ta hãy nghĩ tới lợi ích của tập thể, làm tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi người không nên suy bì tị nạnh với người khác, không nên chỉ nghĩ tới quyền lợi của riêng mình. Trong xã hội, mỗi người gắn bó với một công việc; công việc nào cũng có ích, cũng đáng quý.

chúng tôi

KỂ CHUYỆN: CHIẾC ĐỒNG HỒ

1.6

(32.06%)

647

votes

(32.06%)votes

Cập nhật thông tin chi tiết về Kể Bạn Nghe Vị Thanh Ngọt Trong Câu Chuyện Của Quả Táo Mèo trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!