Bạn đang xem bài viết Du Lịch Côn Đảo Tháng 2 Có Gì Hấp Dẫn? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Du lịch Côn Đảo vào tháng 2 được xem là khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Không những thuận lợi về thời tiết mà tháng 2 còn là thời gian diễn ra nhiều hoạt động quan trọng và ý nghĩa tại Côn Đảo mà khách du lịch có thể trải nghiệm khi đi Côn Đảo.
I- Thời tiết Côn Đảo tháng 2
@sanra.san
Tháng 2 – là tháng thuộc những tháng của mùa khô hay còn gọi là mùa gió chướng do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc của miền Bắc. Nhiệt độ trung bình thấp khoảng 21oC, nhiệt độ trung bình cao là 31oC, tháng 2 là tháng có lượng mưa ít nhất trong năm. Tuy thời tiết khô ráo nhưng trong tháng này vẫn xuất hiện gió lớn, biển động, tàu bè khó khăn trong quá trình hoạt động nên không thích hợp cho những chuyến đi đến Côn Đảo.
II- Chi phí vé máy bay du lịch Côn Đảo tháng 2
@dduonganh
Hiện nay việc du lịch Côn Đảo bạn có thể lựa chọn phương tiện máy bay, tiết kiệm thời gian và giúp bạn chủ động trong các hoạt động.
Vé máy bay đi Côn Đảo tháng 2 cũng không quá đắt chi phí phụ thuộc vào thời điểm bạn đặt vé, bạn nên đặt vé sớm trước ít nhất 2 tuần để có giá hợp lý nhất. Du lịch Côn Đảo tháng 2 sẽ có gió khá lớn nên nếu bạn là người bị say sóng nặng thì không nên lựa chọn di chuyển bằng tàu.
III- Đi lại tham quan du lịch Côn Đảo
@tammy.ffan
Nếu đi máy bay, bạn sẽ đáp xuống sân bay Cỏ Ống cách thị trấn 12km. Bạn có thể di chuyển bằng taxi tập trung gần sân bay.
Bạn có thể thuê xe máy tham quan vòng quanh đảo với chi phí 100.000 đồng/ngày, chưa bao gồm xăng.
IV- Du lịch Côn Đảo tháng 2 có gì?
1/ Thời điểm du lịch tâm linh lí tưởng
@t.a.n.p.h.u.n.g
Du khách khi đi du lịch Côn Đảo tháng 2 vừa có thể ngắm cảnh, thăm thú các di tích vừa có thể đi lễ tạ tại các địa điểm như nghĩa trang Hàng Dương, viếng mộ cô Võ Thị Sáu, miếu bà Phi Yến,… để thoải mãn tâm linh và cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.
Nghĩa trang Hàng Dương là nơi an nghỉ của hàng ngàn tù nhân chiến tranh. Viếng nghĩa trang Hàng Dương khiến du khách thêm biết ơn những người đã vĩnh viễn ngã xuống và quý trọng hơn hạnh phúc hiện tại.
Đến Côn Đảo thì không thể không viếng mộ cô Sáu. Đã từ lâu người dân Côn Đảo coi cô Sáu như một vị thánh bảo vệ bình an cho cư dân trên đảo. Đây được xem là ngày giỗ linh thiêng mà mỗi người du khách đến đây đều mong muốn được thăm viếng đúng dịp này.
Miếu bà Phi Yến là ngôi miếu rất linh thiêng trên đảo, người dân hay khách thập phương ghé qua Côn Đảo đều đến miếu bà Phi Yến để cầu mong bình an, may mắn cho gia đình, người thân.
2/ Trải nghiệm các hoạt động du lịch
@sanra.san
Ngoài viếng thăm các điểm đến tâm linh linh thiêng trên đảo, khách du lịch Côn Đảo còn có thể tận hưởng một chuyến du lịch nghỉ dưỡng đúng nghĩa. Côn đảo là quần thể các đảo lớn nhỏ với rất nhiều trải nghiệm thú vị đang chờ đoán du khách tại Bãi suối nóng, vịnh đầm tre, Hòn Cau,…
Bãi Suối Nóng: đây được đánh giá là một trong những bãi biển hoang sơ và đẹp nhất tại Côn Đảo. Không chỉ có làn nước trong xanh và bãi cát trắng trải dài, bãi Suối Nóng còn hấp dẫn khách du lịch bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo mà không phải nơi nào cũng có được.
Vịnh Đầm Tre là một vịnh khá nhỏ nhưng lại níu giữ bước chân của du khách bởi phong cảnh và nét yên tĩnh, hoang sơ vốn có. Từ vịnh Đầm Tre, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm hòn Trứng phía xa, ngắm những dãy núi non hùng vĩ bao quanh vịnh. Hoạt động được ưa thích nhất ở vịnh là cắm trại qua đêm, lặn ngắm san hô và ngắm bình minh.
Khách đi du lịch Côn Đảo vào mùa này cũng không nên bỏ lỡ trải nghiệm cắm trại trên bãi biển. Hòn Cau sở hữu bờ biển đẹp, nước biển sạch và thời điểm tháng 2 biển êm rất thích hợp cho du khách vui chơi, trải nghiệm cắm trại qua đêm và ngắm bình minh.
Đăng bởi: Ngọc Thúy
Từ khoá: Du lịch Côn Đảo tháng 2 có gì hấp dẫn?
Du Lịch Đà Nẵng Có Gì Hấp Dẫn?
1. Ghé thăm các điểm thăm qua đặc sắc ở Đà Nẵng
– Làng cổ Phong Nam: Đây là một ngôi làng mang đậm những nét cổ kính ở huyện Hòa Vang của thành phố Đà Nẵng. Là một trong những nơi duy nhất của Việt Nam còn lưu giữ về một làng quê Việt Nam với màu xanh bao la của đồng lúa, của những ngôi nhà gạch mái ngói, và cả những con đường đất.
Tới đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp cổ xưa ấy. Mà còn được khám phá cuộc sống của những người dân địa phương, và có thể là tự mình trải nghiệm cuộc sống bình dị ấy.
– Bãi Rạng: Nếu bạn yêu thích biển thì đây là một điểm đến hấp dẫn dành cho bạn, giải tỏa cơn khát “vitamin sea” của mình. Có thể nói thiên nhiên đã rất ưu ái cho Đà Nẵng với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng.
Tuy vẫn mang những vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên, nhưng nơi đây có không ít những nhà nghỉ nằm ngay bờ biển đang được phát triển mạnh hơn để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. Tuy nhiên vẫn mang những nét tự nhiên, với những mái lều bằng lá cọ, hài hòa với thiên nhiên.
– Ngũ Hành Sơn: Ngũ hành Sơn – một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng. Nếu như bạn vẫn hay nghĩ rằng non nước hữu tình chỉ có trong thơ ca xưa thì tới đây, bạn sẽ tận mắt được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy.
2. Đà Nẵng hấp dẫn du khách bởi những món ăn đặc sản cực ngon
Ẩm thực Đà Nẵng rất đa dạng, nơi đây nổi tiếng với nhiều món ăn gia truyền ngon nức lòng người. Để mỗi khi nhớ lại, bạn không chỉ ấn tượng về một Đà Nẵng đẹp tuyệt vời mà còn với rất nhiều những món ăn ngon.
– Bún chả cá: Là một món ăn khá quen thuộc, nhất là với người Hà Nội, nhưng có gì làm nên điều đặc biệt của món bún chả cá Đà Nẵng.
Mang một màu cam đỏ đặc trưng, bắt mắt, bún chả cá Đà Nẵng luôn có hương vị thơm ngon, đậm đà. Mỗi quán lại có một cách chế biến riêng để tạo nét đặc trưng làm cho thực khách sẽ nhớ mãi về hương vị ấy. Nên thật khó lòng để lựa chọn một địa chỉ ăn ngon. Nhưng một dãy các quán bún chả cá mà bạn không thể bỏ qua là ở đường Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu.
Điều đầu tiên chính là vẻ bắt mắt của món ăn, với màu vàng từ trứng, mọt chút đỏ của thịt bò và xanh từ lá hành. Chỉ cần nhìn thôi là đã cảm thấy sự ngậy ngậy của bánh, và muốn được cắn luôn rồi. Tiếp đến là hương vị ngọt bùi, béo ngậy trong tuengf miếng bánh mang lại cho bạn. Và cuối cùng phải kể đến là giá thành của một miếng bánh. Với đầy đủ nguyên liệu và tới tận 2 quả trứng, song chỉ từ 5000 – 12000 là đã có ngay một chiếc bánh cho bạn thưởng thức rồi.
3. Đà Nẵng với những điểm Check in – “Sống Ảo” tuyệt đẹp
– Cầu vàng – Bà Nà Hills
Chỉ mới mở cửa đón khách từ tháng 6 năm nay, cây Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills ngay lập tức gây sốt trên toàn mạng xã hội, trở thành một trong những địa điểm check-in nóng hổi mà bất kì ai cũng muốn đến để chiêm ngưỡng tận mắt công trình kỳ vĩ này.
Nằm tại độ cao 1414m so với mặt nước biển, Cầu Vàng lơ lửng giữa chốn bồng lai tiên cảnh của Bà Nà. Đặc biệt, tạo hình 2 bàn tay khổng lồ đang nâng lên “đường chân trời” là điểm nhấn làm tăng thêm sự độc đáo và hùng vĩ nơi đây. Du khách có thể rảo nhẹ bước, phóng tầm mắt ra những cánh rừng nguyên sinh trải dài đến vô tận hay tận hưởng cảm giác ngàn mây lướt nhẹ qua người.
– Đỉnh BГ n Cб»ќ – BГЎn Д‘бєЈo SЖЎn TrГ
Tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà ở độ cao 700m so với mực nước biển, là “nóc nhà” của thành phố biển đẹp và hiện đại nhất miền trung, đỉnh Bàn Cờ là địa điểm mà bạn không thể không một lần đặt chân đến.
Đứng trên đỉnh Bàn Cờ, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, hít thở không khí se lạnh trong lành. Đặc biệt đây là nơi có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn thành phố Đà Nẵng trẻ trung, hiện đại cùng những cây cầu bắc ngang sông Hàn nên thơ ngay “dưới chân mình”.
Không chỉ thế, đường lên đỉnh Bàn Cờ cũng là một trải nghiệm thú vị dành cho bạn. Với một bên là rừng núi rợp bóng, bên kia là biển xanh bao la, thành phố Đà Nẵng cứ thế thoắt ẩn thoắt hiện theo từng vòng xoay của bánh xe. Bấy nhiêu thôi cũng đã đủ thuyết phục để đỉnh Bàn Cờ trở thành địa điểm “must go” của Đà Nẵng.
– Phim trường Island
Là một “tân binh” trong danh sách những điểm tham quan của thành phố Đà Nẵng, nhưng phim trường Island đã bản lĩnh chứng tỏ độ nóng của mình khi trở thành địa điểm check-in điên cuồng của giới trẻ với từng góc bối cảnh xinh xắn.
Nằm trên đường Lê Văn Duyệt, quận Sơn Trà, đây là một phim trường mới với một diện tích khá rộng lớn. Phim trường với những thiết kế vô cùng độc đáo, được lấy cảm hứng từ những khung cảnh làng quê phương Tây. Từ cánh đồng với những cối xay gió, đến căn nhà gỗ hay hàng cột trong một nhà thờ, đều khiến du khách phải trầm trồ, xuýt xoa trước sự tinh tế, tỉ mỉ của nó.
Một bầu trời Tây ngay tại Việt Nam, phim trường Island – Đà Nẵng là lựa chọn hoàn hảo cho những ai đam mê chụp ảnh. Đồng thời cũng đủ lãng mạn để các cặp đôi đem về cho mình một bộ ảnh lung linh. Còn chần chừ gì mà lại không bỏ túi cho mình một bức ảnh check-in tại một địa điểm thật tuyệt vời này.
– Bãi Rạn Nam Ô
Từng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 nơi có bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, không một du khách nào đến Đà Nẵng lại không nao lòng trước vẻ đẹp của những bãi biển nơi đây. Bãi Rạn Nam Ô nổi trội trong danh sách đó khi được các tín đồ mê khám phá rỉ tai nhau tìm đến.
Nằm giữa một vùng biển xanh trong trong vịnh Đà Nẵng, Rạn Nam Ô khoác lên mình một vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và tĩnh lặng do vẫn còn ít khách du lịch biết đến. Nổi bật nhất ở đây là bãi đá ngầm dày đặc nằm ngổn ngang đầm mình dưới làn nước biển trong vắt, tô điểm cho bức tranh thiên nhiên mộng mơ, thanh bình.
Còn điều gì hấp dẫn ngoài thiên nhiên của Nam Ô? Đó chính là nguồn hải sản đầy ắp – món quà biển cả đặc biệt tặng cho khách du lịch. Trong đó, gỏi cá Nam Ô là một món ăn nhất định phải nếm thử khi đặt chân đến đây.
– Cầu tàu tình yêu
Cầu tàu tình yêu là điểm thu hút hàng nghìn du khách thập phương về đây để chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp lãng mạn, ngọt ngào của một trong những cây cầu thú vị nhất Đà thành.
Ngoài ra, Cầu tàu tình yêu là một trong những nơi thích hợp nhất để ngắm nhìn trọn vẹn sự nên thơ, huyền ảo của sông Hàn về đêm. Từ đây có thể phóng tầm mắt thấy những công trình được xem là biểu tượng của thành phố Đà Nẵng như: cầu Rồng, cầu sông Hàn hay tượng Cá chép hóa rồng… Một công nhưng được quá là nhiều việc, Cầu tàu tình yêu hiển nhiên trở thành địa điểm hot dành cho mà bất kì tín đồ “sống ảo” khi đến thành phố Đà Nẵng.
4. Những hoạt động vui chơi trải nghiệm đầy thú vị ở Đà Nẵng
– Dana Beach Club
Địa chỉ: Công viên Sao biển , Mỹ Khê , Đà Nẵng.
– Coral Reef
Địa chỉ: Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
Các hoạt động chính trong giải trí Biển Đà Nẵng:
– Cắm trại, dã ngoại ,tắm suối ,câu cá
Đà Nẵng nổi tiếng khắp miền đất nước bởi những bãi biển tuyệt đẹp. Tuy nhiên, ở Đà Nẵng còn có những điểm đến hấp dẫn không kém nhưng lại ít người biết đến đó là các khu du lịch sinh thái Suối Hoa ,suối Lương . Đến với Khu Du lịch Sinh thái này, bạn sẽ được đắm mình dưới những chân thác gắn liền với các hồ tự nhiên trong veo, xanh sạch và mát lạnh. Thú vị nhất khi được ngâm mình trong làn nước trong mát, lắng nghe âm thanh róc rách của suối, tiếng ầm ào của thác, tiếng lao xao của gió.
Ngoài ra bạn có thể tham gia các hoạt động khác như dạo chơi ven suối, leo núi, đá bóng, câu cá, cắm trại , cưởi ngựa…
Khu Du lịch Sinh Thái Suối Hoa
Địa chỉ: thuộc thôn Phú Túc, xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng
Khu Du lịch sinh Thái Suối Lương
Địa chỉ : Phường Hoà Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng gần đèo Hải Vân.
Khu du lịch sinh Thái Ngầm Đôi
Địa chỉ : thuộc thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
– Đạp xe ,leo núi
Không chỉ trứ danh bởi những bãi biển đẹp, Đà Nẵng cũng mang nét hấp dẫn riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, lại có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển. Nhờ vậy, Đà Nẵng có con đèo Hải Vân được mệnh danh “thiên hạ đệ nhất hùng quang” với cảnh quang nhìn ra biển vô cùng ngoạn mục và những khúc lượn hiểm trở. Từ ngày hầm đường bộ Hải Vân dài nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng, xe cộ lưu thông Bắc Nam dễ dàng và an toàn hơn trước và đèo Hải Vân dần trở thành điểm đến của những người say mê thưởng ngoạn thiên nhiên hay cho những “cua rơ” muốn thử sức trên những con đèo dốc lượn.
– Chơi golf
Nhiều sân golf đẳng cấp quốc tế đã hình thành dọc theo tuyến đường biển Sơn Trà – Điện Ngọc sẽ là điểm giải trí lý tưởng của du khách. Đà Nẵng hiện có sân golf 18 lỗ đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế sẵn sàng đáp ứng sở thích của những yêu golf.
Sân Golf Dunes Course Đà Nẵng:
Địa chỉ: Sơn Trà – Điện Ngọc, Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng – ĐT: +84 (511) 3961 800
Sân Golf Dunes Course của CLB golf Đà Nẵng là Sân golf 18 lỗ nằm bên bờ biển miền Trung Việt Nam được thiết kế bởi huyền thoại Greg Norman với những đường golf xuyên qua những bãi cát trắng khiến người chơi dễ liên tưởng đến những đường golf bên bờ biển Scotland, quê hương của bộ môn golf. Tạp chí Golf World của Anh, số ra tháng 8, đã so sánh sân golf Dunes Course của CLB Golf Đà Nẵng với 2 sân golf nổi tiếng của Mỹ là Pinehurst và Pine Valley. Còn tạp chí Hong Kong Golfer số ra tháng 6 vừa qua đã dùng từ “há hốc mồm” để nói về thiết kế độc đáo của sân golf Dunes Course tại Đà Nẵng. Sân gôn được đầu tư xây dựng với các trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, sân tập rộng có thể sử dụng đồng thời cho nhiều người và khu nhà hàng, quầy bar…
– Tắm bùn khoáng , Suối nước nóng ,massage vật lý trị liệu..
Khu du lịch tắm khoáng nóng Phước Nhơn với các dịch vụ: tắm và bơi ở bể nước nóng công cộng ngoài trời; ngâm mình trong bồn gỗ có nước khoáng nóng; ngâm mình trong bùn; tắm khoáng hương liệu; massage vật lý trị liệu; chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách đến đây.
Địa chỉ : Huyện Hòa Vang , cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25km về hướng Tây Nam.
– Xem phim
Sự ra đời của những cụm rạp chiếu phim lớn, hiện đại đã góp phần làm cho việc đến rạp xem phim trở thành một trong những thú vui giải trí không thể thiếu đối với các bạn trẻ cũng như du khách.
******************
Đăng bởi: Đức Bùi
Từ khoá: Du lịch Đà Nẵng có gì hấp dẫn?
30 Tháng 4 Có Nên Đi Côn Đảo Không
Nếu như ngày trước Côn Đảo được biết đến là “chốn cầm tù đáng sợ”, “địa ngục trần gian” thì ngày nay, Côn Đảo là điểm du lịch nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước quan tâm. Đến với Côn Đảo là đến với hòn đảo hoang sơ, thanh vắng và yên bình. Đến với Côn Đảo là đến với cảnh đẹp tự nhiên và những bãi biển thơ mộng, xanh trong cùng hàng dừa cong vút. Nếu bạn là người yêu thiên nhiên, yêu biển đảo thì Côn Đảo là một lựa chọn thích hợp trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ – 30/4 & 1/5 sắp tới.
Giới thiệu chung về Côn ĐảoCôn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Côn Đảo còn được biết đến qua những cái tên khác nhau như Côn Sơn, Côn Lôn hay Côn Nôn, cũng có tên khác theo cách gọi của người Khmer là Koh Tralach. Quần đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất trên đất liền là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cách 40 hải lý. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975. Ngày nay, Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo.
Trong quá khứ, Côn Đảo từng được biết đến là một địa ngục trần gian, nơi ghi dấu ấn lịch sử của một thời kỳ đấu tranh của dân tộc vừa hào hùng vừa bi thương còn in dấu trên vùng đất Côn Đảo. Côn Đảo ngày nay trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốn kham phá vẻ đẹp hoang sơ và tìm hiểu lịch sử của đất nước Việt Nam. Nơi đây, bạn có thể lang thang để cảm nhận sâu sắc về quá khứ và khám phá thế giới đại dượng với dải san hô muôn màu cùng cánh rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phòng phú và hơn hết là để thoát ly cuộc sống ồn ào của đô thị. Từ một “địa ngục trần gian”, Côn Đảo nhanh chóng chuyển mình thành một trong những hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh, có thể làm lạc bước chân mỗi du khách khi đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này.
Cùng với mỹ từ “top 10 hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh” được bình chọn bởi tạp chí du lịch Lonely Planet, Côn Đảo cũng được nhắc đến là “một trong những hòn đảo bí ẩn nhất hành tinh” bởi tạp chí du lịch Travel and Leisure. Chính nhờ vẻ đẹp quyến rũ và sự bí ẩn vốn có, Côn Đảo đã thực trở thành một điểm đến đầy sức hút không chỉ với du khách trong nước mà còn đối với cả du khách quốc tế.
Thời điểm thích hợp để du lịch Côn ĐảoThời gian từ ra tết đến hết mùa hè, từ tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian tốt nhất để đi du lịch Côn Đảo. Tuy nhiên, từ tháng 10 đến tháng 2, mặc dù vùng biển Côn Đảo thường có sóng lớn nhưng vì thời gian này là mùa khô nên luôn có ánh nắng chan hòa và cũng là thời gian đáng để đến Côn Đảo. Đây là 2 khoảng thời gian đẹp nhất để đến tham quan Côn Đảo. Từ tháng 3 đến tháng 9 là mùa mưa, song các cơn mưa ở đây thường chỉ kéo dài khoảng một giờ. Hầu hết thời gian còn lại nắng chan hòa thích hợp cho hoạt động tham quan trên biển, lặn ngắm san hô. Đây cũng là dịp lý tưởng để du khách ngắm mùa vích (rùa biển) lên bờ đẻ trứng.
Côn Đảo trước đây chưa bao giờ được du khách nghĩ là điểm đến du lịch. Thế nhưng, ngày nay, cảnh vật hoang sơ cùng những dấu ấn lịch sử nơi hoang đảo này đã trở thành điều thú vị đối với du khách gần xa. Nhiều người ao ước được một lần tìm đến Côn Đảo. Nhiều người mong mỏi có được một chuyến đi đến nơi đây để tham quan cảnh đẹp, tìm hiểu lịch sử và trải nghiệm nhiều điều thú vị chỉ ở ở hòn đảo này. Du khách có thể đến Côn Đảo vào bất kỳ mùa nào trong năm, đặc biệt là những ngày đầu hè khi nắng không quá gắt. Và trong những ngày lễ 30/4 -1/5 sắp tới, sẽ là dịp rất thích hợp để du khách có thể đến đây vui chơi thỏa thích, tìm hiểu lịch sử dân tộc một cách chân thực, sâu sắc nhất. Trong những ngày Tháng Tư này, không gì thú vị bằng được thực hiện một chuyến đi vừa du lịch khám phá cảnh đẹp vừa có thể tìm hiểu cội nguồn, quá khứ đấu tranh của dân tộc. Du lịch Côn Đảo vào những ngày lễ là sự lựa chọn đúng đắn dành cho những du khách yêu thiên nhiên biển đảo và muốn có điều kiện tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
Khám phá ẩm thực Côn Đảo Cá Thu một nắngCá Thu là món ăn nhiều nơi đều có, bạn muốn biết cá Thu một nắng ở Côn Đảo có gì đặc biệt, hãy liếc nhẹ qua các lý do sau:
Cá Thu Côn Đảo được rửa qua bằng nước biển hoặc nước muối sau khi bắt lên
Chỉ phơi một lần nắng, không ướp thêm bất kì chất bảo quản nào
Do đó, cá Thu một nắng Côn Đảo vừa không có mùi tanh như cá tươi, vừa không khô dai do phơi nhiều lần nắng mà lại còn có vị mằn mặn vừa miệng tự nhiên từ biển. Đến Côn Đảo, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon làm từ cá thu một nắng. Trong đó, món ăn níu chân nhiều thực khách nhất chính là cá thu kho sốt cà chua, ăn cùng cơm trắng dẻo thơm. Vị ngọt của cá tươi, vị mặn của cá biển làm cho bữa cơm trắng thường ngày trở thành một món ăn đặc sản, ăn một lần là hoài nhớ hương vị. Đó chính là điểm đặc biệt của cá thu một nắng Côn Đảo.
Địa chỉ: có thể mua tại nhiều nơi như quán ăn ven đường, siêu thị, nhà hàng. Để mua được cá thu một nắng giá rẻ thì nên tạt qua chợ Côn Đảo.
Ốc vú nàngỐc vú nàng, nghe tên thôi là biết món này “hot” đến chừng nào rồi phải không nè. Loài ốc này có cái tên gợi cảm như vậy là vì hình dáng giống với nhũ hoa, nhưng điều khiến ốc vú nàng trở thành đặc sản Côn Đảo không chỉ đến từ ngoại hình mà còn vì hương vị hấp dẫn bên trong.Ốc vú nàng có nhiều cách chế biến từ nướng, xào, làm gỏi hay món trộn nhưng ngon nhất vẫn là cách chế biến dân dã nhất đó là ốc vú nàng luộc.
Món này chỉ cần chấm với muối tiêu chanh là “bá cháy”. Thịt ốc vú nàng giòn, ngọt, không quá béo như các loại ốc khác, lại cũng chẳng quá dai như ngao, sò, ăn lại vừa miệng chứ không “chả bỏ kẽ răng” như hến.
Một lần ăn ốc vú nàng Côn Đảo, bạn sẽ nhớ hoài vị thơm ngậy không lẫn vào đâu của món ăn đặc sản này.
Địa chỉ: có thể thưởng thức ốc vú nàng ngon tại các nhà hàng sau:
– Nhà hàng Phương Hạnh: 38 đường Nguyễn Huệ, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Nhà hàng Tri Kỷ: Nguyễn Đức Thuận, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Nhà hàng Thu Ba: Khu 7 Võ Thị Sáu, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Quán Gia Đình: Khu 5, Trần Phú, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu
Cháo hàuCháo hàu là món ngon Côn Đảo nhiều dinh dưỡng, “lấy lòng” thực khách đặt chân đến nơi đây.
Bí quyết làm nên một bát cháo hàu đặc sản Côn Đảo:
Hạt gạo quê ngon, tròn mẩy, khi nấu thêm chút nếp khiến cháo đặc và sánh lại
Hàu tươi – món quà giàu dinh dưỡng từ biển khơi
Đến Côn Đảo, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món cháo hàu nóng hổi, cảm nhận vị thịt hàu ngọt mát thăng hoa vị giác, vị cháo chín mềm sánh lại trong miệng kèm thêm hương thơm của tiêu, ngò, hành phi thỏa mãn khứu giác.
Ăn cháo hàu Côn Đảo một lần, không thể quên được hương vị của món ăn này. Điểm đặc biệt này đã khiến cháo hàu trở thành một trong những món ngon Côn Đảo 2023 chinh phục bất kỳ người sành ăn nào.
Địa chỉ: đến khu vực bãi biển hoặc trong chợ Côn Đảo sẽ thấy nhiều quán cháo hàu.
Cua mặt trăngCua mặt trăng là loài cua đặc biệt, sống tại các bãi đá san hô Côn Đảo. Trên lưng cua có nhiều đốm đỏ sắc độ khác nhau, loang lổ. Có lẽ chính nét tương đồng này mà loài cua được đặt tên là cua mặt trăng. Cua mặt trăng được chế biến thành nhiều món khác nhau, làm xiêu lòng người như nấu lẩu, món luộc, hấp,… Thịt cua mặt trăng rất thơm ngon và ngọt nên từ lâu đã trở thành đặc sản Côn Đảo vạn người mê.
Địa chỉ: nhiều nhà hàng tại Côn Đảo bán món cua mặt trăng này, nổi tiếng món này nhất phải kể đến là Nhà hàng Tri Kỷ: Nguyễn Đức Thuận, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu.
PV&BT: Nguyễn Nhật Minh
Đăng bởi: Lý Bùi
Từ khoá: 30 tháng 4 có nên đi Côn Đảo không
Du Lịch Tết Ở Vùng Cao Có Gì Hấp Dẫn?
Mùa Xuân về khắp núi rừng
Cảnh sắc vùng cao vào Xuân lại càng khiến lòng người say đắm hơn. Đến nơi đây ăn Tết, bạn sẽ được đắm mình trong sắc hoa Đào hồng thắm. Hoa Mơ, hoa Mận cũng đua nhau khoe sắc. Khắp bản làng, núi rừng đều căng tràn sức Xuân tươi mới, lộng lẫy, quyến rũ.
Mùa Xuân về trên khắp rẻo cao (Ảnh sưu tầm)
Cách ăn Tết vùng cao của một số dân tộc tiêu biểu Tết của dân tộc NùngNgười Nùng ăn Tết gần giống với người Kinh. Tuy nhiên họ không làm lễ rước ông Công, ông Táo vào 23 tháng chạp.
Người Nùng ăn Tết khá to. Họ chuẩn bị Tết từ rất sớm. Người Nùng cũng thắp hương cúng ông bà tổ tiên trong các ngày Tết, bắt đầu từ 30 tháng chạp. Sáng mùng 1, người lớn trong gia đình cũng sẽ mừng tiền( giống với tục lì xì của người Kinh) cho con cháu và những người hàng xóm thân thiết. Các gia đình có rể mới cũng sẽ đi Tết bố mẹ vợ.
Người Nùng ăn Tết (Ảnh sưu tầm)
Tết của dân tộc Hà NhìNgười Hà Nhì sẽ ăn Tết sớm hơn so với Tết cổ truyền của người Kinh. Thường sẽ bắt đầu từ tháng 12 dương. Những già làng, trưởng bản sẽ là người quyết định ăn Tết lúc nào. Tết thường diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày Thìn.
Vào đêm được chọn là đêm giao thừa, người Nùng sẽ làm bán giày, mổ lợn để chúc mừng năm mới.
Những người già trong bản sẽ họp và chia thành nhóm đi chúc Tết các gia đình. Ngày mùng 1 tết, người Hà Nhì rất thích các em bé dưới 12 tuổi cả trai lẫn gái đến xông nhà để lấy may.
Người Nùng ăn Tết rất lớn. Trong suốt những ngày Tết, khắp bản làng rộn rã, tưng bừng, nhộn nhịp.
Cảnh ăn Tết của người Nùng (Ảnh sưu tầm)
Tết của dân tộc Phù LáNgười Phù Lá ăn Tết trong 3 ngày chính (từ mùng 1 đến mùng 3). Riêng hoạt động vui Xuân thì kéo dài đến nửa tháng.
Từ đầu tháng Chạp, người Phù Lá đã chuẩn bị lợn gà, củi lửa, gạo nếp để chế biến các món ăn ngày Tết.
Các phiên chợ cuối năm của người Phù Lá rất tưng bừng, đông vui. Người Phù Lá đến chợ để mua sắm mọi thứ cần thiết, đồng thời để vui Xuân.
Người Phù Lá cũng dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại căn nhà cho trang hoàng, sạch sẽ nhất. Ngày mùng 1 Tết, những bộ quần áo mới sẽ được trưng diện để đi chúc Tết và chơi Xuân.
Cả tháng Tết, bản làng người Phú Lá không lúc nào thôi rộn ràng trong tiếng đàn ca. Trai gái, trẻ con, người lớn đều hòa mình trong các trò chơi truyền thống.
Cách người Phù Lá ăn Tết (Ảnh sưu tầm)
Tết của người MôngNgười Mông cũng ăn Tết sớm hơn người Kinh. Khoảng cuối tháng 11 âm là họ đã bắt đầu ăn Tết. Chỉ cần mùa màng xong là người Mông nghỉ ngơi để mừng công, báo cáo tổ tiên, vui Xuân.
Người Mông có một tục lệ kiêng rất nghiêm ngặt. Ngày 30 Tết người Mông sẽ “treo niêu”, không ăn uống một ngày. Họ quan niệm nếu ai ăn sẽ dẫn đến cháy nhà.
Người Mông cũng cúng giao thừa. Sáng mùng 1, tất cả, trừ người đàn ông sẽ ngủ đến khi tỉnh thì thôi. Họ quan niệm nếu đang ngủ mà bị gọi dậy sẽ khiến sâu bọ về, mùa màng bị ảnh hưởng.
Ngày mùng 2, người Mông sẽ thực hiện nghi thức “lạy Tết”. Đây là nghi lễ để con gái đi lấy chồng tạ ơn với cha mẹ đẻ.
Tết về trên các bản người Mông (Ảnh sưu tầm)
Tết nhảy của người DaoTết nhảy là nghi lễ cúng Bàn Vương – thủy tổ của dân tộc Dao. Tết nhảy diễn ra theo chu kỳ 15 đến 20 năm, được tổ chức vào tháng 12 âm lịch.
Lб»… hб»™i Tбєїt nhбєЈy gб»“m cГЎc nghi lб»…: CГєng Tбєїt NguyГЄn Д‘ГЎn; cГєng chuyб»ѓn tiбєїp – Д‘Гўy lГ
Lễ vật dâng tế gồm: Hương, hoa, đăng, quả, thủ lợn, gà, xôi, bánh dày, rượu, nước, tiền đồng xu, cờ các loại, dao thờ…
Phần hội của Tết Nhảy diễn ra rất náo nhiệt. Người Dao sẽ diễn xướng các hoạt động sinh hoạt đặc trưng và trình diễn các điệu múa Chuông, múa Rùa, múa Kiếm và đọc các bài thơ về các vị thần.
Hoạt động nổi bật trong Tết nhảy của người Dao (Ảnh sưu tầm)
Tết của dân tộc MườngNgười Mường ăn Tết trùng với Tết nguyên đán của người Kinh. Tết của người Mường bắt đầu từ 27, 28 tháng chạp. Người Mường cũng cúng gia tiên, đón giao thừa.
Người Mường sẽ dựng cây nêu trước nhà bằng cây tre cao, khỏe mạnh để làm dấu dẫn đường cho tổ tiên về ăn Tết, đồng thời xua đuổi tà ma.
Người Mường thích ăn Tết chung. Nhiều gia đình đến nhà nhau chúc tụng, uống rượu và trò chuyện vui vẻ.
Những hình ảnh ăn Tết của người Mường (Ảnh sưu tầm)
Những phong tục tập quán kỳ lạ của người Tây bắc Tục gội đầu chiều 30 của người TháiCũng giống như người Kinh, người Thái quan niệm về sự sạch sẽ, mới mẻ trong đầu năm mới. Chiều 30 Tết, tất cả những người Thái Trắng đều gội đầu, tắm rửa sạch sẽ. Người Thái quan niệm rằng việc tắm gội sẽ rửa trôi mọi xui xẻo, bệnh tật của năm cũ, đón chào những cái mới tốt đẹp.
Người Thái dùng những bát nước gạo ngâm chua để gội đầu rồi làm sạch bằng nước suối. Cảnh tượng những người phụ nữ xếp hàng gội đầu, vẩy nước, xôn xao cười nói rất vui vẻ.
Tục gội đầu chiều 30 của người Thái Trắng (Ảnh sưu tầm)
Tục cướp giọng gà của Người Pu PéoNgười Pu Péo trong ngày Tết sẽ thi hát với gà. Phong tục nghe rất kỳ lạ nhưng lại được người Pu Péo coi trọng và thực hiện hoàn toàn nghiêm túc.
Người Pu Péo thức chờ giao thừa không phải để xem pháo hoa mà là để canh những chú gà đầu tiên cất tiếng gáy. Người Pu Péo quan niệm rằng, nếu ai cướp được tiếng gà gáy đầu tiên, giống nhất thì sẽ có một năm mới may mắn, nhiều sức khỏe, đặc biệt họ sẽ có một giọng hát hay.
Phong tục lỳ lạ này thuộc về người Pu Péo (Ảnh sưu tầm)
Đêm 30 khi những chú gà vỗ cánh, người Pu Péo sẽ đốt pháo ném vào chuồng gà. Đàn gà sẽ sợ hãi, nháo nhác rồi kêu lên. Lúc này mọi người sẽ đồng loạt hát múa để át tiếng gà. Riêng người đàn ông thì sẽ giả giọng tiếng gà.
Người Dao đỏ, người Lô Lô quan niệm ăn trộm để cầu mayHái lộc đầu năm chắc ai cũng nghe nhiều nhưng ăn trộm để cầu may có lẽ với rất nhiều người sẽ là lần đầu tiên.
Người Lô lô ở Hà Giang quan niệm ăn trộm được thứ gì đó đầu năm sẽ mang đến may mắn cho cả năm sau. Họ không lấy những thứ giá trị mà chỉ lấy những vật tượng trưng như củ hành, củ tỏi, hay bất cứ thứ gì (có giá trị nhỏ) của nhà người khác.
Hành động này đúng nghĩa là “Trộm” vì người Lô Lô luôn đi lẻ để gia chủ không biết. Nhưng nếu vô tình bị phát hiện cũng không ai trách phạt hay coi là điều không may mắn. Họ cười chào với nhau rồi lại tiếp tục tìm nhà khác.
Riêng người Dao đỏ ở xã Mồ Sì San, Lai Châu nếu bị bắt sẽ phải uống hết chén rượu phạt của gia chủ.
Người Lô Lô có tục lệ trộm cầu may rất “dị” trong ngày Tết (Ảnh sưu tầm)
Ngày Tết, đàn ông H’Mông sẽ đảm nhiệm cơm nước sớmChỉ nghe tới thôi, chắc hẳn đã có nhiều chị em rất xốn xang thích thú. Sáng mùng 1 Tết, công việc bếp núc sẽ được trao lại cho người đàn ông trong gia đình. Đàn ông Mông sẽ dậy thật sớm, đi chợ và nấu cơm. Trong 3 ngày Tết họ còn kiêng hoàn toàn không đánh thức người phụ nữ dậy sớm. Tục lệ này có khiến bạn muốn trở thành những người phụ nữ Mông không?
Người Mông quan niệm người đàn ông là trụ cột gia đình, việc bếp núc cũng là công việc họ phải thể hiện và giữ truyền thống.
Đàn ông dân tộc Mông sẽ đảm nhiệm việc bếp núc 3 ngày Tết (Ảnh sưu tầm)
Người Cao Lan niêm phong nhà bằng giấy đỏĐối với người Cao Lan, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Những ngày sát Tết, họ dán giấy đỏ quanh nhà, bàn thờ, giường tủ, cửa chính, cửa sổ ,bếp, chuồng trâu, chuồng gà. Khắp các ngóc ngách ngôi nhà đều được dán giấy đỏ.
Người Cao Lan quan niệm việc dán giấy đỏ sẽ mang lại điều may mắn, xua tan những điều không may.
Giấy đỏ để dán cũng rất đơn giản, không cắt chữ hay hình văn hoa. Giấy được để nguyên hình chữ nhật, dán 5 chấm vàng tượng trưng, 4 cái ở 4 góc, 1 cái ở giữa.
Tục niêm phong nhà bằng giấy đỏ (Ảnh sưu tầm)
Người Mường gọi Trâu về ăn TếtNgười Mường rất quý trọng những vật nuôi của mình, ngày Tết họ cũng không quên những con vật đã giúp họ có cuộc sống ấm no, đủ đầy.
Người Mường ở Hòa Bình chuẩn bị sẵn mõ gọi Trâu. Qua giao thừa, người dân sẽ đốt đuốc để vào rừng gọi vía Trâu về ăn Tết. Người Mường coi con Trâu là người bạn thân thiết giúp họ cày cấy, mang về mùa màng bội thu. Tục gọi Trâu về ăn Tết để bày tỏ sự cảm ơn của họ.
Tục gọi Trâu về ăn Tết (Ảnh sưu tầm)
Vỗ mông để ăn TếtPhong tục này thật kỳ lạ. Nhưng thực chất đây là cách chào hỏi không hề phản cảm trong ngày Tết của người Mông. Mọi người đều có thể vỗ mông nhau, không riêng nam nữ, già hay trẻ. Đây được coi là củ chỉ thân thiện chứ không phải sàm sỡ hay bất lịch sử. Giống như một cách chúc tụng, sẽ không ai cảm thấy không thoải mái.
Tục vỗ mông trong ngày Tết của người Mông (Ảnh sưu tầm)
Những hoạt động vui chơi – Tết vùng cao của người Tây BắcNgày Xuân vùng cao nổi bật với những lễ hội đặc sắc. Phần lễ chủ yếu là hoạt động tâm linh, cúng bái nhằm cầu may cho cả năm. Phần hội náo nhiệt với các trò chơi đặc trưng của các dân tộc. Nếu đến vùng cao vào ngày Tết, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động văn hóa, trải nghiệm các trò chơi độc đáo.
Lễ hội nhảy lửaLễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn thuộc tỉnh Tuyên Quang.
Lễ nhảy lửa được tổ chức nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ bội thu và cũng để cầu chúc cho vụ mùa năm sau. Đống lửa tượng trưng cho sự ấm áp, may mắn, xua đi cái khắc nghiệt của mùa đông đang tới.
Lửa được đốt bằng những thân gỗ lớn cho đến lúc đượm than hồng. Thầy mo sẽ làm lễ cúng nhập đồng cho các thanh niên bản ngồi xung quanh. Sau khi nhập đồng, từng người một sẽ đứng lên múa quanh đống lửa rồi nhảy thẳng vào đống than, đá các cục than hồng bắn tung lên trời.
Họ làm liên tục, thay phiên nhau cho đến khi lửa tàn. Bên cạnh những điệu nhảy như say rượu, họ đá than hồng tung lên trời, có lúc lại nhặt than hồng cho vào miệng nhai. Cảnh tượng có thể khiến bạn sợ hãi, nhưng những người nhảy lửa rất thích thú, dường như họ không cảm thấy bỏng, nóng hay đau đớn gì.
Những hình ảnh lấp lánh như pháo hoa trong đêm (Ảnh sưu tầm)
Lễ hội tung cònTung còn là trò chơi dân gian gắn liền với đồng bào dân tộc Thái. Đến Tết, người dân lại kéo nhau về khu đất trống, dựng cột cao có vòng tròn đủ rộng. Những quả còn được kết có một đầu nặng làm bằng gỗ, buộc sợi dây dài tầm 60 – 80cm. Người chơi đứng ở vạch cách cột khoảng 8 – 10m, quay còn rồi tung sao cho vượt qua được chiếc vòng treo trên cột cờ.
Người dân tộc rất yêu thích trò chơi này. Từ trẻ con đến người lớn, đặc biệt là thanh niên chia làm 2 đội, đứng đối diện nhau tung còn rất náo nhiệt.
Trò chơi truyền thống được tổ chức vào ngày Tết của người Thái (Ảnh sưu tầm)
Đẩy gậyĐẩy gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống. Trò chơi thu hút mọi đối tượng tham gia từ những nam thanh niên khỏe mạnh, chị em phụ nữ đến người già và trẻ nhỏ đều yêu thích.
Môn thể thao đối kháng, giúp nâng cao thể lực, rèn luyện ý chí rất tốt. Những màn so găng kịch tính không chỉ trên sân khấu mà còn lan tỏa đến những người xem.
Môn thể thao đẩy gậy của đồng bào các dân tộc trong ngày Xuân (Ảnh sưu tầm)
Chơi đuChơi đu là trò chơi thu hút những cặp đôi nam nữ nhất. Ngoài ra trẻ em và cả những người có tuổi cũng thích chơi.
Đu được làm bằng thân tre hoặc thân gỗ, dựng cao tầm 20 – 25m. Người chơi đu sẽ đứng chứ không ngồi. 2 người đứng đối diện nhau. Để đu di chuyển. đầu tiên sẽ có người đẩy giúp, khi đu lắc về bên nào thì người phía đối diện sẽ ngồi xuống, nhún. Nhún càng mạnh, đu càng cao và nhanh hơn. Không chỉ người chơi phấn khích mà người xem cũng vô cùng đã mắt.
Trò chơi đu được các cặp nam – nữ rất yêu thích (Ảnh sưu tầm)
Chọi gà, chọi dêNgười dân tộc, đặc biệt là cánh mày râu rất thích mang các vật nuôi ra chọi. Tại khu đất trống, các sân chọi được quây lại có đường kính từ 2 – 4 m. Các con vật được ưu tiên nhất là gà và dê.
Những con vật được nuôi chuyên đi chọi. Những trận đấu nảy lửa nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người xem. Họ hò hét rồi vỡ òa khi có bên nào thắng.
Chọi gà trong hội Xuân (Ảnh sưu tầm)
Chọi dê cũng rất được ưu thích (Ảnh sưu tầm)
Tu LuTu Lu là trò chơi dân gian của người dân tộc Mông mang tinh thần thượng võ. Đây là trò chơi chỉ dành riêng cho những chàng trai khỏe mạnh. Sự khéo léo và dẻo dai giúp người chơi dễ dàng chiến thắng.
Để chơi được Tu Lu cần có sự luyện tập đạt đến độ thuần thục và căn chỉnh chính xác.
Để chuẩn bị cho trò chơi Tu lu, các chàng trai người Mông thường chuẩn bị con quay được đẽo gọt từ loại gỗ cứng, dẻo như gỗ đinh, sến… Dây quay phải được kết bằng sợi xe bông, sợi lanh nhỏ. Dây phải đủ chắc, dẻo dai và chịu được lực văng tốt để con quay không bị văng hay đứt ra.
Trẻ em vùng cao coi Tu Lu là trò chơi hàng ngày, học tập và say mê từ nhỏ. Nhiều nơi, người Mông còn tổ chức hội thi đấu trong ngày Xuân để tìm ra người chơi Tu Lu giỏi nhất.
Loại trò chơi thu hút nhiều người tham gia, tò mò và muốn thử nghiệm (Ảnh sưu tầm)
Tó Má LẹTó Má Lẹ là trò chơi dân gian thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân tộc Thái. Trò chơi được các chị em phụ nữ rất yêu thích. Đây là trò chơi truyền thống xuất hiện lâu đời nhất của đồng bào Thái.
Đồ chơi được làm từ một loại đỗ trên núi rất cứng, dẹt, đường kính 4 – 6 cm. Người chơi chia làm 2 đội. Mỗi đội từ 5 – 7 người. Trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, chính xác của người chơi.
Tó Má Lẹ rất được các chị em người Thái yêu thích (Ảnh sưu tầm)
Thưởng thức ẩm thực Tết vùng caoẨm thực ngày Tết của đồng bào các dân tộc rất đa dạng và hấp dẫn. Một năm trồng trọt, chăn nuôi, họ dành những lương thực, thực phẩm ngon nhất cho 3 ngày Tết.
Mâm cỗ điển hình ngày Tết vùng cao (Ảnh sưu tầm)
Nếu đến vào dịp Tết, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sắc sau:
Bánh chưng đenBánh chưng đen là nét đẹp ẩm thực của đồng bào Thái, Mường. Bánh có nguyên liệu cơ bản giống bánh chưng của người Kinh như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Để có màu đen, người dân tộc cho thêm nước lá cây Núc Nác. Bánh được gói theo hình trụ dài.
Bánh chưng đen (Ảnh sưu tầm)
Xôi ngũ sắcXôi ngũ sắc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Tết. Những hạt nếp nương là thành quả mà người dân muốn báo cáo với thần linh và tổ tiên để bày tỏ lòng cảm ơn và hi vọng sự phù hộ trong năm tiếp theo.
Xôi được nhuộm màu bằng các loại nước được lấy từ hoa, quả rừng.
Xôi ngũ sắc – món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết (Ảnh sưu tầm)
Bánh dày
Bánh giày là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết. Chiều 30 Tết khắp các bản làng… vang vọng tiếng chày giã bánh. Bánh được giã nhuyễn từ xôi nếp, sau đó nặn thành hình tròn, to, dày hơn bánh dưới xuôi. Bánh giày biểu tượng cho sự sung túc, và cầu mong năm mới tròn đầy, hạnh phúc, viên mãn.
Hoạt động giã bánh giày ngày Tết (Ảnh sưu tầm)
Nậm PịaMón ăn “kinh dị” đối với nhiều thực khách nhưng lại là món truyền thống của nhiều dân tộc vùng cao. Hương vị béo ngậy đặc trưng, vị hơi đắng, tê tê đầu lưỡi là món nhậu khoái khẩu được dùng trong ngày Tết.
Nậm Pịa – món ăn độc, lạ nhất vùng cao (Ảnh sưu tầm)
Thắng cốMón ăn hấp dẫn nhưng cũng khiến thực khách e dè không kém Nậm Pịa. Nồi Thắng cố sốt nóng, thơm lừng, thịt mềm tan trong miệng, hương thảo quả, mắc khén lưu luyến kích thích vị giác. Có bát Thắng cố ăn trong ngày đầu năm hơi se lạnh sẽ là cảm giác tuyệt vời để đón Xuân.
Thắng cố (Ảnh sưu tầm)
Thịt lợn cắp náchNgày Tết, nhà nào cũng mổ lợn, thịt và nội tạng được chế biến thành các món khác nhau như nướng, luộc, nướng cả con và làm thịt gác bếp.
Thịt lợn ngày Tết (Ảnh sưu tầm)
RượuKhi tham dự các bữa cơm người dân tộc, chắc chắn bạn sẽ không thể từ chối vài ba ly rượu. Mỗi dân tộc lại có các loại khác nhau: Rượu sâu chít, rượu táo mèo, rượu cần …
Bạn có thể yên tâm về độ an toàn của rượu. Tuy hơn nặng độ nhưng uống không bị đau đầu, đau bụng hay bỏng họng như rượu cồn dưới xuôi.
Ngày Xuân, người Thái – Mường đâu đâu cũng uống rượu cần (Ảnh sưu tầm)
Cái Tết vùng cao thật bình yên và ấm cúng. Chẳng rộn ràng xe cộ, pháo hoa lộng lẫy nhưng lại cuốn hút bằng chính sự giản dị, mộc mạc, truyền thống. Đến với Tết vùng cao bạn sẽ lạc trong tiên cảnh núi rừng, say nồng trong men rượu, hương tình đằm thắm.
Kim Khánh
Đăng bởi: Đoàn Thị Khánh Huyền
Từ khoá: Du lịch Tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
Tour Du Lịch Đà Nẵng – Bán Đảo Sơn Trà 3 Ngày 2 Đêm Đầy Hấp Dẫn
Những bãi tắm tuyệt đẹp ở bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng
Tour du lịch Đà Nẵng – Bán đảo Sơn Trà 3 ngày 2 đêm sẽ đưa bạn đến những bãi biển mộng mơ, đẹp thơ mộng, mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị. Cụ thể như:
Bãi BắcBãi Bắc của Bán đảo Sơn Trà hướng về phía Đông Bắc, nếu bạn muốn đi tham quan bãi Bắc thì nên đi vào khoảng thời gian từ tháng 10 – tháng 11 Âm lịch. Thời gian này là lúc mà bãi Bắc có nhiều xanh biển xanh sẫm bám trên các tảng đá dọc theo 2 gành đẹp mê hồn.
Du lịch Đà Nẵng – Bãi NamLà bãi biển hướng chính Nam, là một trong những bãi biển đẹp nhất tại bán đảo Sơn Trà cùng những dịch vụ du lịch độc đáo, luôn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khó quên.
Bãi Nam bãi biển đẹp như tiên cảnh
Bãi BụtLà địa điểm tham quan vô cùng hấp dẫn bởi những ngôi biệt thự, công trình cùng với kiến trúc cổ kính và được ẩn mình giữa sắc xanh của rừng núi. Bãi Bụt đẹp tựa như trong tranh. Nếu du khách đứng từ chùa Linh Ứng nhìn xuống thì bãi Bụt trở nên đẹp hoang sơ và thanh khiết nhất. Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với những trò chơi thể thao mạo hiểm cực kỳ thú vị và hấp dẫn dành cho du khách.
Bãi đá ObamaNơi đây chính là điểm sống ảo lý tưởng nhất của giới trẻ hiện nay cùng nhiều bãi đá lớn nhỏ khác nhau trải dài và nối tiếp. Nước biển nơi đây trong xanh và mát mẻ, đem lại cảm giác yên bình, thư giãn nhất dành cho du khách tứ phương.
Bãi đá Obama tựa như thiên đường sống ảo của giới trẻ
Những trải nghiệm thú vị tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng mà bạn không thể bỏ quaBạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những trải nghiệm thú vị và khó quên ngay tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng. Cụ thể như sau:
Lặn ngắm san hôNgắm nhìn biển xanh, đàn cá bơi tung tăng cùng những rặng san hồ đầy lung linh và rạng rỡ luôn là trải nghiệm khó quên và ai cũng muốn tham gia dù chỉ 1 lần khi đến Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.
Ngắm Voọc chà vá chân nâuBán đảo Sơn Trà chính là nơi cư ngụ của rất nhiều loài động vật quý hiếm. Trong đó nổi bật nhất vẫn chính là Voọc chà vá chân nâu, đây là loài được nằm trong mức nguy cấp trong sách đỏ của Việt Nam. Loài vật này thường đi theo đàn vào thời điểm như sáng sớm và đầu giờ chiều. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp cả loài động vật quý hiếm này thì bạn nên mang theo cả ống nhòm để có thể quan sát chúng từ xa.
Voб»Ќc chГ vГЎ chГўn nГўu quГЅ hiбєїm tбєЎi BГЎn Д‘бєЈo SЖЎn TrГ
Tour du lịch Đà Nẵng – Bán đảo Sơn Trà 3 ngày 2 đêm đầy hấp dẫnNếu bạn không muốn chuyến du lịch của bạn trở nên nhàm chán hay sự chuẩn bị không đủ cho một chuyến đi hoàn hảo thì việc tham gia Tour du lịch Đà Nẵng – Bán đảo Sơn Trà 3 ngày 2 đêm chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Cụ thể như sau:
Ngày 1: TP.Hồ Chí Minh – Đà Nẵng – Sơn Trà
Sáng: Xe và hướng dẫn viên sẽ đón đoàn tại sân bay Đà Nẵng và bắt đầu di chuyển đến Bán đảo Sơn Trà cách trung tâm thành phố khoảng 10km hướng Đông Bắc. Trên đường đi, du khách có thể tham quan viếng chùa Linh Ứng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao nhất Việt Nam với độ cao 67m. Sau đó là tham quan vẻ đẹp tuyệt vời với cái tên “1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh” – Biển Mỹ Khê.
Chùa Linh Ứng nổi tiếng với tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao nhất
Trưa: Du khách dùng bữa trưa tại nhà hàng, sau đó di chuyển về khách sạn để làm thủ tục để nhận phòng và nghỉ ngơi.
Chiều: Du khách tự do tắm biển hay hồ bơi và tận hưởng những dịch vụ thú vị tại khách sạn.
Tối: Du khách ăn tối tại nhà hàng và tự do khám phá phố biển về đêm. Ngồi du thuyền sông Hàn hay vòng quay Mặt Trời Sun Wheel,…
Ngày 2: Du lịch Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An
Sáng: Du khách dùng điểm tâm sáng tại khách sạn, sau đó tiếp tục tận hưởng các dịch vụ nghỉ dưỡng tại khách sạn hoặc có thể tiếp tục tham quan tại KDL Bà Nà Hills với những khoảnh khắc giao mùa bất ngờ trong 1 ngày cùng nhiều điểm đến thú vị và những trò chơi hấp dẫn. Đặc biệt du khách có thể dạo bước trên mây và tận hưởng thiên nhiên kỳ vỹ cùng Cầu Vàng nổi tiếng.
Cầu Vàng – Nơi sống ảo OT nhất hiện nay
Trưa: Du khách ăn trưa tự túc.
Chiều: Xe sẽ đón đoàn khởi hành đến hội an và tham gia phố cổ với những địa điểm du lịch thú vị như Chùa Cầu Nhật Bản, Nhà cổ và tự do mua sắn tại nơi đây.
Tối: Du khách dùng buffet tại nhà hàng với các món đặc sản Quảng Nam độc đáo và tự do khám phá Đà Thành về đêm.
Ngày 3: Du lịch Đà Nẵng – TP.Hồ Chí Minh
Sáng: Đoàn tự do tắm biển và tận hưởng các dịch vụ của khách sạn và làm thủ tục trả phòng. Du khách đến tham quan Cá Chép Hóa Rồng là một trong những biểu tượng độc đáo của Đà Nẵng. Hay đến Cầu Tình Yêu là bến du thuyền với những ổ khóa dễ thương minh chứng cho tình yêu của các đôi bạn trẻ.
Biểu tượng du lịch mới của Đà Nẵng
Trưa: Sau khi ăn trưa thì xe sẽ đưa du khách ra sân bay để làm thủ tục bay về chúng tôi Kết thúc Tour du lịch Đà Nẵng – Bán đảo Sơn Trà 3 ngày 2 đêm đầy thú vị.
Lời kếtĐăng bởi: Trần Yến
Từ khoá: Tour du lịch Đà Nẵng – Bán đảo Sơn Trà 3 ngày 2 đêm đầy hấp dẫn
Đảo Lý Sơn – Du Lịch Biển Đảo Hấp Dẫn Trong Dịp Hè 2023
Khám Phá Đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi với đặc sản tỏi (Lý Sơn) nổi lên như một hiện tượng du lịch hấp dẫn với những bãi biển tuyệt đẹp được mệnh danh là Maldives của Việt Nam. Đây là hòn đảo hiếm hỏi vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ cùng với những bãi cát trắng trải dài với dòng nước trong xanh như ngọc và núi non hùng vĩ. Hôm nay, Saigon Star mới các bạn đi khám phá du lịch tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Đôi nét về Đảo Lý SơnLý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm cách đất liền khoảng 30km – khoảng 15 hải lý. Hòn đảo là vết tích của núi lửa với 5 miệng được hình thành cách đây từ 25 đến 30 triệu năm. Huyện đảo có hai đảo là Đảo Lớn (Lý Sơn hay còn được gọi là Cù Lao Ré), Đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) và ngoài ra còn có thêm một hòn Mù Cu ở phía đông Đảo Lớn.
Có lợi thế về khung cảnh hoang sơ, chi phí du lịch tiết kiệm, trong những năm gần đây đảo luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chương trình tour Cù Lao Ré tại đường link phía bên dưới.
Đến đảo Lý Sơn vào mùa nào thích hợp ?Với hai mùa mưa, nắng rõ rệt, thời điểm đẹp nhất để đi du lịch tại đảo Lý Sơn là từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Vào khoảng thời gian này thời tiết ổn định, trời ít mưa và có nắng phù hợp cho việc đi biển. Bên cạnh đó, bạn nên tránh đi vào mùa cao điểm từ tháng 4 đến tháng 6, để không phải chịu cảnh đông đúc.
Vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa, bão và biển động. Và từ cuối tháng 12 đến 4 năm sau là mùa rêu xanh phủ khắp những bãi đá ven biển Lý Sơn. Không chỉ vậy, mùa tỏi Lý Sơn bắt đầu được trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12.
Một góc nhìn đảo Lý Sơn từ trên cao
Lưu ý: Bạn cần theo dõi thời tiết trước khi khởi hành đi du lịch nhằm tránh tình trạng kẹt lại trên đảo từ vài ngày vì biển động, gió mùa,..
Những phương tiện di chuyển ra đảo Lý SơnCó nhiều cách để bạn có thể đến đảo Lý Sơn. Với mỗi hình thức đều có lợi ích hoặc hạn chế khác nhau:
Bằng máy bay: Bạn có thể mua vé đi từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) hoặc Nội Bài (Hà Nội) để bay đến sân bay Đà Nẵng hoặc sân bay Chu Lai (giá khoảng 3.000.000 đồng – 3.500.000 đồng/ vé khứ hồi), thời gian bay 1 tiếng 30 phút. Sân bay cách cảng Sa Kỳ khoảng 42km, bạn có thể di chuyển bằng taxi, giá một chiều khoảng 350.000 đồng hoặc đi xe bus dừng chặng tại TP Quảng Ngãi để tiết kiệm chi phí.
Sân bay Đà Nẵng – Du lịch Đảo Lý Sơn 2023
Ngoài ra, du khách có lựa chọn là bay tới Đà Nẵng, từ đây đi taxi hoặc tàu hỏa đến TP Quảng Ngãi, giá vé tàu 180.000 khứ hồi. Cảng cách trung tâm thành phố khoảng 20km.
Bằng xe khách: Bạn có thể đi bằng xe giường nằm để đến Quảng Ngãi, sau đó đi Cảng Sa Kỳ. Tại đây có nhiều nhà nghỉ ngay đường vào cảng, cách khoảng 200m, bạn có thể nghỉ ngơi tại đó.
Nếu xuất phát từ Sài Gòn và Hà Nội, bạn có thể chọn các hãng xe chất lượng cao như Camel, Hoàng Long, The Sinh Tourist…để đến đảo Lý Sơn và nên đặt trước ngày đi từ 2 đến 5 ngày (nếu đi trong dịp lễ thì cần đặt sớm nhất có thể). Giá vé xe khoảng từ 260.000 đồng – 300.000 đồng/chiều.
Phương thức di chuyển bằng tàu hoả giúp bạn tiết kiệm hơn trong chuyến du lịch của mình
Sau khi tới Quảng Ngãi nếu đoàn đông, bạn nên thuê một chiếc taxi đi từ Trung tâm ra tới cảng Sa Kỳ (khoảng 20km) hoặc tiết kiệm bạn có thể sử dụng tuyến xe buýt số 03. Tuy nhiên, bạn phải đi chuyến xe buýt sớm nhất lúc 5h sáng để đảm bảo có thể ra được cảng sớm và không bị lỡ tàu (thời gian đi của chuyến xe buýt là khoảng 1 tiếng đồng hồ).
Bằng xe máy: Khi đã đến Lý Sơn, nếu đi theo dạng tự túc, bạn có thể tìm đến những nơi cung cấp dịch vụ cho thuê xe gắn máy với giá dao động khoảng từ 120.000 đồng/chiếc/ngày cho loại xe số và 160.000 đồng/chiếc/ngày với loại xe tay ga.
Bằng ô tô: Nếu đi theo nhóm, gia đình, ô tô có lẽ là gợi ý phù hợp cho bạn với giá khoảng 700.000 đồng/chiếc ô tô 4 chỗ/ngày, 800.000 đồng/ô tô 7 chỗ/ngày, và 1.100.000 đồng/ô tô 16 chỗ/ngày.
Đặc điểm hấp dẫn du khách của đảo Lý Sơn Đảo LớnDu khách có thể thuê xe điện 300.000 đồng một lượt để khám phá vòng quanh đảo. Ngoài ra có thể thuê xe máy, giá 150.000 đồng một ngày để tham quan.
Đỉnh Thới Lới
Đỉnh Thới Lới là ngọn núi cao nhất của đảo Lý Sơn và là một trong 5 ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động 2,5 triệu của huyện đảo, với phần mỏm đá nhô ra nhìn xuống biển. Núi có độ cao khoảng 170m so với mặt nước biển và đỉnh núi là lòng chảo khổng lồ, với hồ nước ngọt cấp nước cho cả huyện đảo Lớn và đảo Bé. Bên cạnh đó, trên đỉnh còn có cột cờ tung bay phấp phới lá cờ Tổ Quốc với độ cao 20m và là điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi tới Lý Sơn.
Đặc biệt, đây còn là một địa điểm cho bạn một cái nhìn vô cùng ngoạn mục, bao quát toàn cảnh đảo với những trảng cỏ xanh ngắt mênh mông vô tận.
Đỉnh Thới Lới điểm check-in lý tưởng tại đảo Lý Sơn
Cánh Đồng Tỏi
Từ đỉnh Thới Lới, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn các cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn của người dân địa phương trên đảo Lý Sơn và đảo Bé. Do thổ nhưỡng, tỏi Lý Sơn khác những vùng trồng tỏi khác, nên khi đến đây vào mùa thu hoạch bạn sẽ thấy được điều tuyệt vời, với những cây tỏi nồng toả mùi hương trong không khí và xem cách người dân chăm sóc cây tỏi sẽ là một trải nghiệm thú vị khó quên.
Gặp gỡ những người dân thân thiện cùng cánh đồng tỏi trải dài trên đảo
Hang Câu
Hang Câu toạ lạc ở thôn Đông, xã An Hải, núi Thới Lới hướng về phía Đông Bắc, được sóng biển bào mòn vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Hang Cầu có cấu tạo một bên là các vách đá dựng thẳng đứng, một bên là bãi biển với bờ cát trắng mịn.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hang Câu cùng sự bào mòn của thiên nhiên đã trải qua hàng ngàn năm
Dưới vận động của tự nhiên, các vách đá mang nhiều hình thù đặc biệt. Nơi này nằm cách trung tâm khoảng 15 phút với không khí trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm đã tạo nên bức tranh hoang sơ, nên thơ mà hùng vĩ. Ở Hang Câu, hoạt động vui chơi, giải trí mà Saigon Star gợi ý là lặn ngắm san hô, chèo thuyền kayak.
Cổng Tò Vò
Cổng Tò Vò là một trong những điểm đến mang tính đặc trưng của đảo Lớn, nằm ở phía đông đảo và được biết đến như một cổng đá nham thạch tự nhiên đẹp nhất Việt Nam, cao khoảng 2,5m là điểm chụp hình, check in của nhiều du khách khi tới Lý Sơn. Từ cổng cầu cảng, rẽ trái men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát biển. Tương truyền rằng, nham thạch phun trào từ núi lửa cách đây 2 triệu năm trước, bị đông cứng khi gặp nước biển đã tạo thành cổng với hình dạng đặc biệt này.
Cổng Tò Vò – Du lịch Đảo Lý Sơn dịp hè 2023
Từ Cổng Tò Vò hướng về phía Nam là khu làng chài sung túc. Cảnh đón hoàng hôn vô cùng lãng mạn ở cổng Tò Vò là một trải nghiệm thú vị bạn nên thử.
Chùa Đục
Chùa Đục nằm giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiên, ngọn núi lửa ngủ quên trên đảo. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 2008 với 3 am thờ. Du khách khi muốn đến đây tham quan phải leo 100 bậc sườn núi. Còn được gọi là chùa không sư, theo như người dân kể lại, người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho người dân trên đảo để tránh thiên tai, bão lũ. Trước cửa hang là tượng Phật Bà Quan Âm cao 27m hướng ra biển, có tên là Quan Âm Đài.
Chùa Đục – Lý Sơn
Chùa Hang
Chùa Hang nằm ở phía Đông Bắc núi Thới Lới, ngôi chùa hơn 400 tuổi nằm trong hang đá lớn ở lưng chừng núi gần cổng Tò Vò. Để lên chùa Hang bạn phải cheo leo bám theo mép biển và qua nhiều bậc đá được tay người dân đẽo gọt. Trước mặt chùa Hang là một vách đá dựng đứng cao khoảng 20m và có khắc 4 chữ Hán, “Thiên Khổng Thạch Tự” như để thông báo cho du khách biết rằng trong động đá này có một ngôi chùa.
Dâng hương tại chùa Hang – Ngôi chùa có bề dày về lịch sử
Nơi đây dành để thờ Phật và các vị có công khai hoang hòn đảo này. Sân chùa lớn được bao quanh bởi hàng cây cổ thụ, nơi tượng Phật Bà Quan Âm nhìn ra biển. Ngoài ra, trong chùa là các bệ thờ tạc trên nhũ đá tự nhiên và di tích Chăm Pa.
Không những vậy, đoạn đường núi lên chùa cũng là một trong những điểm ngắm cảnh đẹp, với tầm nhìn về cánh đồng tỏi và xóm làng yên bình. Vào trong chùa thắp một nén hương để du khách sẽ có cảm giác như đang rơi vào cõi động tiên.
Đảo Bé – Hòn Mù CuĐảo Bé
Đảo Bé còn được gọi là đảo An Bình, nằm cách đảo Lớn khoảng 3 hải lý về phía Bắc, có diện tích nhỏ nhưng phong cảnh và nước biển đẹp không thua đảo Lớn. Để đến đảo Bé bạn có thể đi bằng tàu mất khoảng hơn 30 phút. Nhưng nếu đi bằng ca nô chỉ mất chừng 10 phút. Để ra đảo bạn có thể thuê ca nô với giá 2.500.000 triệu đồng, hoặc đi lẻ với giá 80.000 đồng một người. Giá vé khứ hồi đi về trong ngày.
Tàu từ cảng Lý Sơn đi đảo Bé khởi hành vào lúc 7h hoặc 11h20 là chuyến cuối trong ngày. Tàu từ đảo Bé xuất phát về đảo Lớn thì bắt đầu từ lúc 10h đến 14h20. Các chuyến cách nhau 20 phút. Nếu mua vé lẻ theo quy định, mỗi người chỉ được mua 2 vé. Bạn phải có chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người mua và người được mua hộ. Vé được bán bắt đầu từ lúc 6h sáng.
Du lịch Đảo An Bình – Lý Sơn
Ra đảo Bé, bạn như đến với thiên đường với biển xanh và nắng vàng. Nơi đây cũng rất lý tưởng để đón hoàng hôn. Ngoài ra, nơi đây còn có khoảng 100 hộ dân sinh sống, gắn bó với nghề trồng tỏi và đánh bắt thủy sản.
Hòn Mù Cu
Hòn Mù Cu nằm ở phía Đông đảo Lý Sơn, cách trung tâm khoảng 3,2km với vũng neo đậu tàu thuyền Hải An. Mù Cu nằm sát Đảo Lớn và là hòn đảo nhỏ nhất không có người sinh sống. Hòn đảo ở đây có những hòn đá đen được bàn tay thiên nhiên tạo thành nhiều hình thù độc đáo. Không những vậy, bạn còn có thể ngắm mặt trời mọc ở hòn Mù Cu.
Tận mắt chiêm ngưỡng những hòn đá được điêu khắc bởi thiên nhiên với những hình thù đặc biệt tại Hòn Mù Cu
Giá vé khứ hồi từ đảo Lớn tới đảo Bé 80.000 – 100.000 đồng. Đi theo đoàn đông, bạn có thể lựa chọn thuê tàu riêng với giá 800.000 đồng. Sau khi đến đảo, du khách có lựa chọn xe điện, xe tuk tuk hoặc xe ôm 50.000 đồng một lượt tham quan.
Làng Bích Họa
Gần khu vực cảng đảo Bé là làng bích hoạ, với những bức tranh tường nhiều màu sắc. Đây là một trong những địa điểm yêu thích chụp ảnh check in của du khách. Không những vậy, dù không lớn và đẹp như những làng bích họa khác trên cả nước nhưng làng bích họa An Bình cũng mang một vẻ đẹp riêng biệt, đặc thù hấp dẫn.
Bạn là người yêu nghệ thuật – Hãy đến ngay Làng Bích Hoạ để được thưởng thức những bức ảnh tuyệt vời
Bãi Ngang
Bãi Ngang được nhiều du khách ưu ái gọi là “Maldives của Việt Nam”, với làn nước trong vắt màu xanh ngọc. Bãi Ngang là nơi có nhiều loài cá màu sắc có thể nhìn thấy rõ khi du khách bơi hoặc lội nước.
Lặn biển ngắm san hô là trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi tới đảo Bé. Giá dịch vụ thuê đồ lặn và tắm nước ngọt là 110.000 đồng mỗi người.
Gần bãi tắm còn có cây cầu Tình Yêu, với phí tham quan 5.000 đồng/ người. Ở đây nước trong vắt, có thể nhìn rõ rong rêu và san hô, thích hợp cho những du khách yêu thích chụp ảnh.
Đặc sản ở đảo Lý SơnĐặc sản trên đảo Lý Sơn đa phần là hải sản, đặc biệt có thể kể đến như: cua huỳnh đế, tôm hùm, ốc cừ, cá tà ma, chả cá,…Ngoài ra, ở đây còn một số đặc sản khác là gỏi tỏi, nộm rong biển, bún riêu cua, dưa hấu hắc mỹ nhân, ốc tượng, bánh ít lá gai,…
Gỏi rong biển
Gỏi rong biển là món ăn phổ biến hằng ngày của người dân trên đảo Lý Sơn, dễ tìm, dễ làm món ăn và trở thành đặc sản đối với khách du lịch. Rong biển khi được mang về sẽ rửa sạch rồi thái nhỏ vừa ăn, trộn cùng các nguyên liệu sẵn có như rau sống, lạc giã cùng nước mắm, gia vị, tỏi, vậy là đã có một đĩa gỏi rong biển ngon lành.
Gỏi tỏi
Do đảo Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi” vì thế nơi đây trồng rất nhiều tỏi, ngoài phần củ đã được thu hoạch với phần thân, người ta còn có thể tận dụng để làm nên món gỏi tỏi thơm ngon, bổ dưỡng.
Bằng cách bỏ đi lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch rồi hấp chín, cuối cùng trộn thêm các loại gia vị và đậu phộng, bạn đã có ngay một dĩa tỏi nóng hổi, cay nồng dùng kèm cơm trắng cực kỳ thơm ngon.
Gỏi sứa
Gói Sứa là món ăn ưa thích vào những ngày hè, bạn có thể thưởng thức món này để cảm nhận vị ngọt mềm, sần sật của thịt sứa hoà lẫn vào nhau, món ăn ngon và mát, mộc mạc tình quê. Thịt sứa mát, ngọt, mềm khi nhai cảm nhận rõ độ dài sần sần cùng mùi vị chua, chát của đủ loại rau sống ăn kèm cùng sự bùi béo của đậu phộng rang giã nhỏ, tất cả sẽ góp phần tạo nên bữa tiệc thị giác vô cùng đặc biệt của đất trời từ rau thơm, rau quế.
Ốc Cừ
Ốc cừ của đảo Lý Sơn là một món hải sản độc đáo nổi tiếng và thường được đem về rửa sạch bằng nước muối hay nước biển, sau đó để vào nồi để luộc. Khi chín người ta vớt ra lấy phần thịt trắng trong như thịt mực hấp, dai giòn ngon khó tả.
Cua Huỳnh Đế
Cua huỳnh đế được mệnh danh là vua của những loài cua có đặc điểm nhận dạng chính là lớp vỏ dày và cứng bao bọc bên ngoài. bên trong là phần gạch bùi bùi béo ngậy, và lớp thịt tươi ngọt săn chắc, hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn vị giác của bạn. Cua huỳnh đế hiện nay đã được nuôi bắt bởi các hộ ngư dân trên đảo nên bạn sẽ không khó để tìm và mua chúng nữa.
Cua dẹt
Cua dẹt là loài cua được ngư dân đánh giá ngon hơn cả cua Huỳnh Đế là một món hải sản khó tìm ở các thành phố, đô thị lớn, nhưng giờ đây, bạn đã có thể thưởng thức chúng ngay tại Đảo Lý Sơn. Khác với dáng vẻ gai góc bên ngoài, phần thịt của cua dẹt săn chắc, trắng tươi khi được bóc ra chấm với muối ớt thì không thể chê vào đâu được.
Cháo nhum biển
Cháo nhum biển được những du khách từng ăn đánh giá là món ngon đệ nhất của đảo Lý Sơn. Cháo nhum bổ dưỡng và có mùi vị vô cùng đặc biệt: thơm, ngọt, hơi béo nhưng không gây ngán… tất cả hòa quyện vào nhau.
Hàu son xào
Hàu son là loại hải sản đặc biệt, thường được người dân chế biến thành các món khác nhau như hàu son nướng bơ tỏi, hàu son hấp, hàu son xào,…và thường được dùng trong các dịp đặc biệt trong đời sống như lễ cưới, giỗ chạp.
Cá tà ma
Loài cá có thân hình dẹt, màu nâu đen, thường sống chủ yếu ở các gành rạn đá và rất khó bắt. Tuy vậy, Cá tà ma có thể được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như món nướng, canh chua, canh hẹ, lẩu, cháo đều rất ngon và bổ dưỡng.
Mua quà tại đảo Lý SơnTỏi Lý Sơn
Đến với vương quốc Tỏi, bạn không thể nào không mang về một ít để làm quà cho bạn bè, gia đình, đồng nghiệp. Những quả tỏi trắng, một tép nổi tiếng với tên gọi tỏi cô đơn sẽ dậy nên những mùi thơm đặc trưng mà khó có thể tìm thấy ở các loại tỏi khác.
Tỏi Lý Sơn nổi tiếng với hương vị thơm ngon của mình
Kẹo gương đậu phộng
Kẹo gương Quảng Ngãi là món nằm trong danh sách 10 đặc sản kẹo mứt nổi tiếng Việt Nam đã được đưa vào kỷ lục Việt Nam. Trong quá khứ, đây là sản phẩm để “tiến vua” bởi sự ngon ngọt, bùi béo của đậu phộng và lạc, vừng. Kẹo gương sẽ trở nên ngon hơn nếu bạn thưởng thức cùng với trà nóng.
Quế Trà Bồng
Quế Trà Bồng Quảng Ngãi đã được xác lập kỷ lục Việt Nam vào năm 2012 với đặc tính chứa nhiều tinh dầu, nên được ưa chuộng không chỉ ở thị trường trong nước mà cả quốc tế.
Quế Trà Bồng
Bạn có thể dùng quế để làm gia vị cho món ăn, đuổi muỗi, côn trùng, hoặc chữa bệnh. Đây là một sản phẩm rất phù hợp cho người lớn tuổi.
Mắm nhum
Mắm nhum được chế biến từ những con nhum biển sau khi được bắt về rửa sạch sẽ được gỡ ra khỏi vỏ, trộn với muối theo tỉ lệ nhất định rồi phơi nắng từ 15 – 20 ngày. Món này có thể được dùng với rau luộc hoặc thịt lợn luộc và sẽ càng trở nên ngon hơn nếu càng để lâu đấy.
Chỗ ở tại đảo Lý SơnỞ Lý Sơn có nhiều nhà nghỉ, khách sạn, homestay, trung bình giá thường giao động từ 200.000 – 500.000 đồng một đêm. Với du khách thích nơi nghỉ có phong cách trẻ trung, nên chọn homestay Bep’s House, Bé Ecolodge hoặc nhà nghỉ DHT Hang Câu. Ngoài ra, du khách có thể tham khảo khu nghỉ dưỡng Lý Sơn Pearl Hotel & Resort có view biển.
Khu nghỉ dưỡng Lý Sơn Pearl Hotel & Resort
Không những thế du khách còn có thể trải nghiệm ở một đêm tại đảo Bé. Các homestay gợi ý là Ly Son Bungalow với những nhà gỗ nhiều màu sắc, XaLaBin với các phòng ở trên cao có view biển hoặc Gió Biển.
Ly Son Bungalow – Homestay trên Đảo Lý Sơn
Một số khách sạn nổi bật như có phòng hội nghị với sức chứa trên 200 khách; hệ thống nhà hàng chuyên phục vụ buffet, nhà hàng Skylight với sức chứa trên 300 khách để phục vụ du khách trải nghiệm về đêm trên Đại Dương mênh mông; Đặc biệt, có Nhà hàng ngoài trời với sức chứa trên 500 khách để phục vụ các hoạt động Team Building, đốt lửa trại và BBQ; ngoài ra còn có bãi tắm biển tuyệt vời duy nhất để phục vụ du khách.
Kinh nghiệm đi du lịch đảo Lý Sơn Chi phí du lịch tự túcBạn có thể tham khảo các chi phí tự túc cho lịch trình dài 4 ngày 3 đêm chia theo đầu người sau đây:
Vé máy bay đi Chu Lai: 1.300.000đ/người, hãng bay Vietnam Airlines. (Tùy theo hãng bay, địa điểm bay và thời điểm giá vé có thể thay đổi)
Vé tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ đi Lý Sơn: 220.000đ/người, chặng khứ hồi.
Khách sạn: 400.000đ/người/3 đêm.
Thuê xe máy 2 ngày 120.000đ/người.
Ăn uống thoải mái: 700.000đ/người.
Vé đi lại xe taxi, cano: 100.000đ/người.
Các chi phí phát sinh: 200.000đ/người.
Tổng chi phí du lịch Lý Sơn nằm trong khoảng 3.000.000đ. Nhìn chung, mức chi phí này khá hợp lý, không quá đắt, tùy theo thời gian đi và lịch trình thì mức giá có thể chênh lệch hoặc thay đổi. Ngoài ra, Quý khách còn có thể tham khảo 1 vài chương trình tour du lịch đảo Lý Sơn để biết thêm thông tin chi tiết:
Những lưu ý khi đi du lịch đảo Lý Sơn?
Để chuyến đi để lại nhiều kỷ niệm đẹp, bạn hãy lưu ý những điều quan trọng sau khi du lịch tại Lý Sơn:
Mang đầy đủ các giấy tờ tùy thân để thuê xe, thuê phòng khách sạn, homestay…
Nếu thuê xe máy, bạn nên kiểm tra kỹ tay lái, lốp xe, phanh có ăn không, có đèn xi nhan và đèn buổi tối, còi xe có kêu không…
Luôn mang bảo hiểm chất lượng khi tham gia giao thông (hãy nhắc nhở bên cho thuê xe gắn máy trước).
Nên trang bị các loại thuốc chống say sóng, kem chống nắng và những thiết bị bảo vệ điện thoại, thiết bị điện tử khỏi nước biển.
Lời kếtĐăng bởi: Vườn Ươm Trung Thành
Từ khoá: Đảo Lý Sơn – Du Lịch Biển Đảo Hấp Dẫn Trong Dịp Hè 2023
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Côn Đảo Tháng 2 Có Gì Hấp Dẫn? trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!