Bạn đang xem bài viết Đến Huế, Ăn Gì Cho Ấm? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vào mùa này, trên bàn ăn của người Huế luôn có một đĩa muối tiêu ớt, đĩa tương ớt hay một chén nước mắm ớt tỏi. Đặc biệt là tương ớt. Tương ớt là hỗn hợp gồm ớt tươi, tỏi tươi, muối, đường, dầu ăn và nước mắm ngon trộn lại. Một thời, ớt Huế nổi tiếng khắp cả nước, đó là ớt Vinh Xuân (H. Phú Vang), được xem là món đặc sản của mảnh đất xứ mưa.
Những lúc mưa rét, ẩm thực Huế càng khiến du khách phương xa tấm tắc ngợi khen bởi công dụng chống gió rét và giữ ấm thân thể bằng các gia vị cay. Đầu tiên, phải kể đến bún bò Huế. Ăn bún bò Huế vào những ngày mưa rét, không chỉ ngon miệng, du khách sẽ có ngay cảm giác cả thân thể được sưởi ấm tức thì bởi sức nóng hừng hực khi áp tay vào vành tô bún vừa mới được múc từ nồi nước lèo đun trên bếp lửa đỏ rực đem lên bàn ăn. Nồi bún bò Huế với nước bún, thịt bò, giò heo, chả tôm, gạch cua, huyết… được người phụ nữ Huế đảm đang nội trợ nêm nếm sả, ớt màu, ớt bột, tiêu, tỏi, hành rất tính toán, chi li, cẩn thận, cốt sao để phù hợp với khí trời và khẩu vị chung cho cả các khách hàng. Du khách chưa đủ “áp phê” còn có thể tự mình nêm nếm thêm ớt tươi, ớt tương hay nước mắm ớt tỏi. Do đó, ăn bún bò Huế có thể làm tăng nhiệt, giúp cho cơ thể có sự tuần hoàn khỏe mạnh vào những ngày trời đông giá rét.
Kế đến, không thể không nhắc đến món cơm hến. Một tô cơm hến, ngoài hến, lá môn, rau ngò, tóp mỡ, khế chua, nước hến… còn có vị cay đặc trưng của ớt, tỏi và gừng. Vào một ngày mưa rét mà ăn được một tô cơm hến vào buổi sáng sớm, ắt hẳn du khách ai cũng phải xuýt xoa. Vị ớt, tỏi cay xè từ miệng, xộc lên sống mũi, nóng đến từng thớ thịt, ruột gan, dạ dày. Ăn xong tô cơm hến và uống một tô nước hến có gừng, du khách sẽ cảm thấy mồ hôi đổ ra, lưỡi tê rần, người nóng nảy cả lên như ngồi bên bếp lửa hồng chống rét. Bởi thế, nhà thơ Võ Quê, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh TT- Huế đã ví von về món ăn khoái khẩu này rằng: Đã nghe ớt đỏ cay nồng/ Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh/ Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành…/ Mời anh buổi sáng chân thành món quê.
Ngoài bún bò Huế, cơm hến, Huế còn một món ăn có vị rất cay khá thú vị. Đó là ốc Trường An với câu cửa miệng của người Huế: “Muốn ăn cơm hến sang cồn/ muốn ăn ốc hút lên đường Trường An”. Ở các quán ốc Trường An, du khách chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên vì thực khách ai ai cũng đỏ bừng mặt, mồ hôi trán bịn rịn và đang hít hà vì cay nhưng vẫn ăn… liên tục. Nếu thử ăn một lần, du khách sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên vì ốc Trường An không những rất cay, rất thơm mà còn rất ngon. Ăn kèm với rau sống, nước mắm ớt gừng, du khách sẽ cảm thấy cái lạnh, cái rét cũng đã tan biến, không còn là điều lo âu nữa.
Bởi vậy, trong những ngày đông giá rét, lượng thực khách đến những quán xá, địa điểm ẩm thực nói trên đều chật kín. Những du khách đến Huế hãy dành thời gian thưởng thức với bạn bè, người thân về vị cay xứ Huế, như một tour ẩm thực trải nghiệm độc đáo trên mảnh đất Cố đô.
Đăng bởi: Hà Trương
Từ khoá: Đến Huế, ăn gì cho ấm?
Ăn Gì Khi Đến Bình Phước?
Ve sầu sữa chiên giòn – Bình Phước
Bình Phước có nhiều đặc sản khác nhau như thịt thú rừng, rượu cần, cơm lam, các món ăn chế biến từ hột điều. Nhưng ít ai biết, nơi đây còn có một món ăn độc đáo nữa. Đó là ve sầu sữa chiên giòn. Món ăn này mới chỉ phổ biến vài năm gần đây và khá hiếm.
Ve sầu sữa chiên giòn – Bình Phước
Ở Bình Phước vào mỗi mùa hè, ve sống nhiều trên các cây điều, chôm chôm hoặc cây rừng. Khi trời sẩm tối là lúc những con ve sầu lột xác từ ấu trùng để trưởng thành và quá trình này diễn ra rất ngắn.
Nếu muốn có món ăn này, người dân phải chọn đúng thời điểm chúng tách mình khỏi lớp vỏ ban đầu, bởi khi lột xác những con ve sầu thân rất mềm, gọi là ve sầu sữa. Chỉ sau khi lột xác khoảng 30 phút, cánh khô cứng lại, ăn sẽ không ngon.
Ve sầu sữa chiên giòn – Bình Phước
Ve sầu được chế biến thành nhiều món như nấu cháo, chiên bột, xào hành và ngon nhất phải kể đến chiên giòn. Sau khi bắt được ve, người dân cho vào túi buộc kín lại, đem về rửa sạch trong nước muối loãng để chúng không mọc cánh mà thoát xác được.
Để không bị ngộ độc, sau khi ngâm nước muối, ve lại được nhúng qua nước sôi rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Trên bếp lửa rực hồng, người ta cho những con ve sầu vào chảo dầu nóng, khi thấy chúng chuyển sang màu vàng là đã chín.
Những con ve thân vàng óng tỏa mùi thơm nức được ăn kèm với các loại rau thơm và chấm cùng nước mắm tỏi ớt. Cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận vị béo ngậy và giòn tan cùng mùi thơm lan tỏa.
Thịt ve sầu thơm hơn dế hay cào cào. Ve sầu chiên giòn được bán ở chợ Đồng Xoài, giá khoảng 150.000 đồng một kg.
Heo thả rông – Bình PhướcHeo thả rong là đặc sản của sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) được nhiều du khách biết đến. Đây là loại heo được nuôi bán hoang dã, hoàn toàn không dùng thức ăn chế biến nên chất lượng thịt ngon, ít mỡ. Loại heo nuôi thả rong này còn được gọi bằng nhiều tên khác như: Heo tộc, heo do đồng bào nuôi…
Heo thả rông – Bình Phước
Heo được nuôi bán hoang dã: ban ngày, chúng được thả rong và tự tìm thức ăn từ các loại rau, củ và những thứ gì tìm được; ban đêm, chúng trở về nhà chủ. Heo thả rong vận động suốt ngày và ăn nhiều chất xơ nên heo gần như không có mỡ, thịt ngọt và dai. Heo thả rong được chế biến nhiều món như giả cầy nướng…
Đọt mây nướng – Bình PhướcTrong ẩm thực của các dân tộc thiểu số ở Bình Phước, vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay mà người S’tiêng còn có những Đọt Mây mọc hoang chằng chịt trong rừng.
Đọt mây nướng – Bình Phước
Đọt Mây vốn là nguyên liệu sẵn có và tất yếu để chế biến các món ăn trong bữa cơm hàng ngày của đồng bào S’tiêng. Có thể nói, vị đắng trong các món ăn luôn mang đến sự mới mẻ, kì diệu cho những người thưởng thức nó.
Mây song thường mọc ở các khu rừng hỗn giao, nhiều nhất ở vùng Đông Nam bộ. Cây mây mọc dài có khi lên đến hàng chục mét, trên đọt có chùm lá gai. Muốn lấy đọt phải rút sợi mây xuống, có khi phải huy động mấy chục người lực lưỡng mới kéo nổi và cũng cần thận trọng khi tách đọt mây để tránh bị gai nhọn đâm.
Khi chế biến món ăn, người S’tiêng chọn những Đọt Mây non tơ, bụ bẫm dài khoảng ba bốn gang tay, mang về tước bỏ phần vỏ lá bên ngoài. Từ những lõi Đọt Mây trắng ngần có vị ngọt và đăng đắng, người S’tiêng chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn.
Đặc biệt, món Đọt Mây bỏ ống tre sau đó nướng vào lửa là món ăn khoái khẩu của nhiều du khách khi đến thăm vùng đất này. Món Đọt Mây nướng được vùi dưới than hồng giống như nướng củ sắn tươi, có hương vị rất thơm, bùi và không dai vì còn giữ được nước. Món nướng ăn có vị đắng hơn xào, nhưng chính vì đắng mới cảm nhận được độ ngọt của nó.
Đọt mây nướng – Bình Phước
Sau khi chín, người ta xé Đọt Mây ra từng sợi chấm với muối giã nhuyễn cùng ớt xiêm trái bé xíu. Vị đắng, ngọt, thơm của Đọt Mây hòa quyện cùng vị mằn mặn của muối, vị cay nồng của ớt mang đến cho người ăn một cảm giác thú vị và lạ miệng. Cảm giác đầu tiên khi ăn là… đắng khủng khiếp, nuốt rồi mà đầu lưỡi vẫn còn đắng. Nhưng, từ trong chân răng cảm nhận nhè nhẹ một vị ngọt như vị đọt cau, nhưng không nồng, gắt và không có cảm giác say. Nếu ăn xong một Đọt Mây, húp thêm một muỗng canh thụt thì mới hiểu hết về món ăn của người S’tiêng.
Hương vị của Đọt Mây mang lại cho du khách những cảm nhận thật nhất về cuộc sống, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hóa của đồng bào S’tiêng để một lần được thưởng thức quây quần bên mâm cơm của đồng bào, để một lần nhớ, nhớ mãi… không quên.
Đọt Mây không chỉ làm phong phú ẩm thực của người S’tiêng mà nó còn là một vị thuốc hiệu nghiệm khi chữa sốt rét, dùng để giải độc rượu, trị đầy hơi, trướng bụng.
Với vị ngọt, đắng, bùi, béo lại giàu chất dinh dưỡng, món ăn đặc sản này của núi rừng đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng về ẩm thực thu hút sự chú ý của du khách mỗi khi đặt chân lên vùng đất Bình Phước.
Bánh hạt điều – Bình PhướcHạt điều có một hương vị rất riêng và được dùng làm gia vị cho các món ăn hay trang trí cho những món bánh. Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất Việt Nam. Bởi thế, người dân nơi đây đã tận dụng nó để làm ra những món bánh thơm ngon nhất là món bánh hạt điều.
Bánh hạt điều – Bình Phước
Bánh hạt điều được làm từ những nguyên liệu chính gồm: bột nổi, trứng gà, một ít dầu ăn, đường, bột mì, bột quế, đường và hạt điều (do đây là bánh hạt điều nên hạt điều là một trong những nguyên liệu rât quan trọng để tạo nên mùi vị của bánh).
Để làm được những chiếc bánh hạt điều, người ta rửa hạt điều thật sạch, ngâm trong nước khoảng 10 phút cho hạt điều mềm, sau đó vớt hạt điều ra và thấm khô hạt điều.
Trộn các nguyên liệu như bột mì, bột quế, bột nổi cho hòa đều với nhau. Sau đó cho bơ và đường cho vào máy đánh tơi thành kem và cho trứng với dầu ăn mới đánh xong vào đánh chung. Cuối cùng cho tất cả bột vào máy đánh điều, khi nào thấy bột trong máy không văng ra hai bên thành là bột đã tới, tắt máy ( chú ý là không nên đánh bột lau quá, vì bánh chín sẽ bị cứng). Sau khi tất cả đã xong thì cho hạt điều vào trộn thật đều.
Bánh sau khi đã được chuẩn bị xong phần nguyên liệu thì đưa vào lò nướng, nhiệt độ nướng thích hợp là khoảng 180oC.
Bánh hạt điều – Bình Phước
Bánh hạt điều sau khi nướng xong sẽ có màu vàng của bánh hòa với mùi thơm của hạt điều, rất hấp dẫn. Bánh khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn tan, hạt điều sần sật trong miệng sẽ làm cho người ăn thích thú khi cắn nát những hạt điều li ti ấy. Bánh có thời gian bảo quản khá lâu, nếu làm đúng kỹ thuật thì bạn có thể bảo quản bánh đến 1 tháng mà không sợ bị hư.
Cơm lam – Bình PhướcCơm lam là cơm được nấu chín trong ống tre, nứa hoặc ống lồ ô nên có tên gọi khác là cơm ống. Cơm lam là món ngon của Bình Phước mà không ít người biết và tìm đến để thưởng thức một lần trong các chuyến du lịch.
Cơm lam – Bình Phước
Cơm lam là loại cơm được nấu trong ống tre hoặc ống lồ ô non nên còn được gọi là cơm ống. Ống non có nhiều nước nên khi nấu, nước sẽ ngấm vào cơm tạo ra mùi thơm đặc trưng. Gạo nấu cơm là loại gạo dẻo, thơm, nước nấu là nước ở khe suối hoặc nước mưa mát ngọt, trong lành. Quy trình tạo ra món cơm lam cũng vô cùng đơn giản, cho gạo và nước vào ống tre, dùng lá chuối sạch bịt kín đầu ống còn lại rồi cho lên bếp lửa. Khi thấy hơi nước thoát ra đầu lá là lúc đó cơm đang sôi.
Cơm lam vừa dẻo vừa bùi lại thêm mùi thơm đặc trưng của ống tre nướng nên ai cũng thèm được thưởng thức. Nếu muốn thưởng thức hết vị ngon của cơm ống, bạn có thể ăn kèm với thịt gà hay lợn rừng nướng, chấm với muối lạc hoặc muối vừng, thi thoảng húp thêm một miếng canh thụt, tạo nên một bữa cơm ngon miệng và thịnh soạn nhất trần gian.
Lá nhíp xào – Bình PhướcKhi trào lưu thưởng thức các món ăn vùng núi rừng ngày càng phát triển thì những thứ rau rừng tự nhiên như rau nhíp lại trở thành đặc sản, được xem như thứ rau sạch hương vị lạ thu hút thực khách từ miền ngược tới miền xuôi.
Lá nhíp xào – Bình Phước
Lá nhíp, rau nhíp khá phổ biến ở Bình Phước và có thể mua ở hầu hết các phiên chợ. Màu sắc lá cũng biến đổi theo từng quy trình sinh học, khi còn non có màu đỏ gạch, thêm chút tuổi sẽ có màu vàng nhạt, xuân sắc nhất là màu xanh non, về già là xanh đậm. Đây là loài rau của tự nhiên, mọc quanh năm nhưng ngon nhất là sau khoảng 5-6 trận mưa đầu mùa.
Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, lá nhíp còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ. Ngoài dùng để nấu canh thụt, rau nhíp còn được các quán ăn, nhà hàng biến chế thành nhiều món ăn hấp dẫn như: lá nhíp xào với thịt bò, lòng gà, nấu lẩu, nấu canh với cá, tôm…
Lá nhíp xào – Bình Phước
Để chế biến món ăn này, rau nhíp nhặt bỏ những lá sâu, rửa sạch, để ráo, vò sơ. Tỏi củ bóc vỏ, bằm sơ, sau đó xào với dầu nóng, rồi cho rau nhíp vào đảo nhanh tay rồi cho thịt bò đã được xào sẵn vào rồi rắc tiêu thơm nức. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được cả hương vị của núi rừng cứ thấm đẫm nơi đầu lưỡi.
Ngày nay, du khách đến tỉnh Bình Phước thì không thể bỏ qua món rau nhíp, cùng với đặc sản đọt mây nướng hoặc xào, tạo nên thương hiệu “ẩm thực núi rừng” Bình Phước.
Gỏi trái điều – Bình PhướcĐặc sản gỏi trái điều Bình Phước là món ăn khá thú vị làm lung lay lòng biết bao du khách. Chạy ngang qua rừng điều đương vụ, rồi thưởng thức món gỏi trái điều bạn sẽ có những giây phút không bao giờ quên, bởi hương thơm da diết của điều.
Gỏi Hạt Điều – Bình Phước
Điều vàng, điều đỏ lúc lỉu trên cây, rồi rụng la liệt dưới gốc cây, tỏa mùi thơm ngát. Vì sản phẩm chính để thu hoạch là hạt điều nên trái điều không được trọng dụng lắm. Nhưng trẻ con vùng điều vẫn thích chọn những trái điều mọng nước, ngon lành nhất để chấm muối ớt, vừa ăn vừa… sặc mà thấy thú vị.
Để làm món gỏi trái điều đầu tiên ta nên lựa chọn những con tôm tươi còn sống đêm luộc lấy lấy và chỉ đen. Gà thì ta chọn những con gà ta thì thịt nó sẽ dai và có phần giòn hơn, ta cũng đem luộc gà nhất là phải luộc gà trong nước lạnh vì như thế gà sẽ ngon hơn.
Gỏi Hạt Điều – Bình Phước
Hạt điều chẻ đôi, đu đủ, cà rốt bào sợi ngâm vào nước lạnh có vắt một ít chanh và bỏ một vài cục đá để cho rau của bạn khi trộn có độ giòn không bị mềm, khoảng 5 phút vớt ra và bóp ráo nước.
Nêm 3 thìa súp giấm hoặc chanh, 2 thìa súp đường, 3 thìa súp nước mắm, khuấy tan đều và thêm vào một ít tỏi ớt nếu như bạn thích cay cay.
Ta cho lần lượt thịt gà xé, hạt điều, đu đủ và rốt ,tôm vào thố, rưới ½ nước trộn gỏi vào trộn đều, để khoảng 10 phút cho thấm gia vị, rồi cho rau, húng lũi vào và trộn nhẹ.
Bày ra đĩa, mó này ta có thể ăn kèm với bánh tráng nướng và nước mắm trộn gỏi còn lại là ăn rất tuyệt vời.
Canh thụt – Bình PhướcCanh thụt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày tết, lễ hay trong đời sống thường ngày của bà con dân tộc thiểu số S’tiêng, M’nông ở Bình Phước.
Canh thụt – Bình Phước
Canh thụt được chế biến từ những loài rau sạch của núi rừng. Món ăn này thường được người dân chế biến để đãi khách quý. Nguyên liệu để nấu thường là các loại tôm, cá, chim tươi hoặc khô, nấu cùng với các loại rau. Tuy nhiên cách chế biến độc đáo có một không hai chính là nét riêng của món canh này.
Thường người ta chọn ống lồ ô vừa phải, không quá già vì sẽ nứt khi nấu canh, nếu quá non sẽ bị hăng, rau mất ngon.
Nguyên liệu gồm rau, lạc tiên, măng rừng, cà pháo hay các loài tôm cá… và không thể thiếu được lá nhíp bỏ chung vào ống. Khi nấu phải để nghiêng và xoay tròn dần để cho canh không bị đổ, đun đến khi các loại nguyên liệu nhuyễn thành một thứ hỗn hợp sền sệt như súp. Sau đó, người ta thêm các loại gia vị như muối, ớt, một chút rau thơm vào là có thể dùng được.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị thơm ngon, sự hòa quyện đặc biệt của các loại nguyên liệu. Lá nhíp dẻo, có vị đắng, cay, ngọt, bùi béo khiến ăn một lần nhớ mãi.
Rượu cần S’tiêng – Bình PhướcRượu cần theo tiếng S’tiêng gọi là Đ’rắp S’lung hay Rơ nơm Đ’rắp, là thức uống độc đáo và cũng là một loại sản vật gắn chặt với đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Xtiêng ở Bình Phước.
Rượu cần S’tiêng – Bình Phước
Từ lâu, rượu cần đã gắn bó với đồng bào S’tiêng ở Bù Đăng. Tuy nhiên những già làng lớn tuổi nhất ở đây cũng không nhớ rõ loại rượu đặc sản này ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng nó được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Các thế hệ S’tiêng lớn lên cứ theo nhau vào rừng hái lá, ủ men, tạo nên những ché rượu cần – loại rượu quý giá, phục vụ trong các lễ hội, phong tục truyền thống của đồng bào nơi đây như: lễ hội đâm trâu, cúng giàng, lễ đặt tên con, lễ về nhà mới, đám cưới, đám hỏi…
Ai từng đến Bù Đăng mà chưa được thưởng thức hương vị ngất ngây của men rượu cần thì coi như chưa đến nơi này. Rượu cần của người S’tiêng có hương vị nồng nàn khác biệt. Nó được tạo nên từ vị đắng, vị ngọt, vị cay của cây rừng. Tất cả hương vị ấy được đồng bào S’tiêng khéo léo quyện vào từng bánh men. Để lúc thêm chút nước lọc vào trong ché khi thưởng thức, bao nhiêu hương vị ấy bỗng hiển hiện trong cần cổ. Hút cần rượu ngậm trong cổ họng, ta có cảm giác như ngậm cả hương rừng ngây ngất, lâng lâng.
Có thể nói, rượu cần là phương tiện giao tiếp giữa người với các vị thần rừng và các giàng; là phương tiện, biểu tượng tính cố kết cộng đồng và lòng mến khách của đồng bào S’tiêng trong các dịp vui, lễ, hội. Đến với Bù Đăng, lên các bon, sóc của người S’tiêng, ta có thể hít một hơi rượu cần, vui say bên các điệu nhảy trong tiếng cồng chiêng truyền thống. Hương say ngà ngà của rượu cần S’tiêng là đại diện cho nét đẹp văn hóa ẩm thực, tinh thần của Bù Đăng từ xưa tới nay.
Đăng bởi: Bảo Trân Trần
Từ khoá: Ăn gì khi đến Bình Phước?
Review Deja Vu Homestay: Chốn Dừng Chân Ấm Cúng Giữa Lòng Phố Huế
Tạm rời khỏi thủ đô vào những ngày cuối tháng 6, tôi trở về thành phố Huế thơ mộng và Huế đón tôi bằng một buổi chiều đầy nắng. Trong khi bận rộn tìm kiếm và cảm nhận về những gì mọi người nói về nơi này “Huế rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính, in dấu ấn của cố đô …” Nhà trọ Deja Vũ.
Deja Vu Homestay ở đâu?Nhà trọ đẹp giá rẻ ở Huế Sau khi tiếp khách với một ít mứt gừng và trà, dường như gừng ở đây thơm và cay hơn những nơi khác, sau đó nhấm nháp một chút trà sẽ cảm thấy vị ngọt trên lưỡi và chảy xuống cổ họng.
Các phòng tại Deja Vu Homestay HuếSau khi tiếp khách với một ít mứt gừng và trà, dường như gừng ở đây thơm và cay hơn những nơi khác, sau đó nhấm nháp một chút trà sẽ cảm thấy vị ngọt trên lưỡi và chảy xuống cổ họng.
Phòng khách đơn giản với bàn ghế gỗ, trên bàn là những bình hoa nhỏ và nổi bật nhất là họa tiết nhẹ nhàng và nguyên sơ với một chiếc cốc cùng màu với gạch ốp tường sơn màu. nâu đỏ.
Nhà trọ đẹp giá rẻ ở Huế Phòng này có 5 phòng, phòng tình yêu là phòng gia đình, dành cho gia đình nhỏ có giá 440k / 1 đêm; Phòng ấm cúng và tỏa sáng 370k; Phòng bé Grace 350k; Phòng thân thiện là phòng ngủ tập thể với 3 giường đơn, mỗi giường 170k. Đặc biệt là giá của các phòng trên bao gồm bữa sáng với các món ăn Huế.
Hoặc là những mảnh gỗ được lắp ráp với đồ họa, một bình hoa màu tím, đó là màu của hạnh phúc, cộng với một chút ánh sáng màu vàng sẽ phù hợp cho những ai yêu thích sự lãng mạn và nhẹ nhàng.
Những ngóc ngách nhỏ trong nhà rất đẹpHoặc một căn phòng Shine, với một ban công mát mẻ sẽ tận dụng ánh sáng của thiên nhiên và làn gió mát thổi từ bên ngoài.
Một vị trí ban công lý tưởng cho bất cứ ai thích ngồi dưới nắng vào buổi sáng sớm hoặc tắm nắng vào cuối buổi chiều và cũng nhâm nhi một ít trà. Đặc biệt vị trí này cũng khá phù hợp với những bạn tuổi teen thích sống “quá sâu”.
Một góc nhỏ khác của ngôi nhà, một nhà bếp với các màu chính là trắng và xanh tạo nên sự sạch sẽ, tươi mới.
Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những vật dụng từ cốc uống nước, bình hoa, đĩa được làm bằng gốm mang lại cho chúng ta cảm giác cổ xưa rất gần gũi và quen thuộc.
Ông chủ Deja Vu Homestay dễ thương và tỉ mỉMột góc nhỏ đặc biệt dành cho những cô gái yêu thích tiểu thuyết và rất nhiều sách hay được bảo quản trên kệ sách bằng mây, được sắp xếp gọn gàng ở góc cầu thang.
Ba chủ nhân của ngôi nhà này rất tỉ mỉ trong việc chăm sóc từng góc nhỏ của ngôi nhà nên khi đến đây bạn sẽ có thể “chụp ảnh tự sướng” mọi lúc mọi nơi.
Mỗi người ở đây đến từ một tỉnh, quốc gia khác nhau nhưng khi họ sống cùng nhau ở Huế homestay giá rẻ cả hai đều cảm thấy rất thoải mái và hạnh phúc.
Gặp gỡ bạn bè bên ngoài bữa tiệc BBQ ngoài trờiKhi có thể tổ chức các bữa tiệc ngoài trời, hoặc bữa sáng ấm cúng, có lẽ đó là lý do tại sao mọi người ở đây cảm thấy như gia đình của họ. Thêm một dịch vụ miễn phí Nhà trọ đẹp Đối với những vị khách yêu thương, đây là nước tắm ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ, với các thành phần như gừng, sả và muối hạt thảo dược.
Từ Deja Vu Homestay Rất thuận tiện để tham quan các ngôi mộ như lăng Khải Định, lăng Tự Đức, lăng Thiên Trí … và nhiều cảnh quan thơ mộng tuyệt đẹp trong giấc mơ Huế.
Khi nhắc đến Huế, người ta không chỉ thấy một vẻ đẹp nào đó rất dịu dàng và quyến rũ, với một chút nỗ lực pha trộn với một chút chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên và những ngôi đền cổ, lăng mộ … mà còn là “điểm thu hút” bởi người dân Huế thân yêu. Đi đi bạn sẽ biết người và đất Huế sẽ thơ mộng như thế nào.
Sunny Hai Anh / chúng tôi Đội
Đăng bởi: Phạm Như Ngọc
Từ khoá: Review Deja Vu homestay: Chốn dừng chân ấm cúng giữa lòng phố Huế
Ăn Gì Tốt Cho Tim Mạch
Ăn gì tốt cho tim mạch – Những thực phẩm vàng bạn không nên bỏ qua
Thứ Ba ngày 31/12/2023
Tìm hiểu kiến thức về ăn gì tốt cho tim mạch sẽ giúp bạn chủ động hơn trong chế độ ăn uống, cũng như chăm sóc tốt cho sức khỏe gia đình và bản thân.
Ăn gì tốt cho tim mạch – Bột yến mạchTrong bột yến mạch có rất nhiều acid folate, omega-3, kali. Đây là một loại thức ăn chứa nhiều chất xơ có thể giúp giảm bớt nồng độ LDL và giúp cho lòng mạch máu được thông thoáng, tránh tình trạng máu đông và giảm bớt các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Bạn nên chọn loại yến mạch được nghiền nhỏ hơn là loại yến mạch chế biến sẵn bởi có nhiều chất xơ hơn. Và có thể ăn kèm với một quả chuối sẽ giúp bạn bổ sung thêm 4g chất xơ.
Yến mạch là món ăn sáng rất được nhiều người yêu thích
Yến mạch là món ăn sáng rất được nhiều người yêu thích
Ăn gì tốt cho tim mạch – Cá hồi“Cá hồi chứa chất carotenoid astaxanthin, là một loại chất chống oxi hóa rất mạnh” – trích lời bác sĩ tim mạch Stephen T. Sinatra, tác giả của cuốn “Làm sao để giảm huyết áp trong 8 tuần” (Lower Your Blood Pressure In Eight Weeks). Là một thực phẩm rất giàu omega – 3, cá hồi sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.
Nhưng để hiệu quả được tốt hơn, bạn nên chọn loại cá hồi được đánh bắt tự nhiên hơn là cá nuôi để bán, bởi vì các loại cá nuôi có thể sẽ bị nhiễm thuốc trừ sâu và các loại kim loại nặng.
Nếu bạn không thích ăn cá hồi, có thể chọn các loại cá dầu khác như cá thu, cá ngừ đại dương, cá mòi và cá trích cũng giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh với tác dụng tương tự.
Ăn gì tốt cho tim mạch – BơCó thể ăn kèm bơ với bánh mì hoặc làm món tráng miệng để tăng cường các loại chất béo tốt cho tim mạch. Trong bơ có chứa nhiều chất béo không bão hòa dạng đơn thể, giúp cho cơ thể bạn loại bỏ bớt LDL và tăng cường nồng độ HDL.
Ăn gì tốt cho tim mạch – Quả bơ sẽ là lựa chọn hợp lý cho bạn
Ăn gì tốt cho tim mạch – Quả bơ sẽ là lựa chọn hợp lý cho bạn
Ăn gì tốt cho tim mạch – Dầu oliveTheo kết quả nghiên cứu của Seven Countries Study, khảo sát về tỷ lệ bệnh tim mạch trên toàn cầu, cho biết những người đàn ông ở Crete có nguy cơ bệnh tim do nồng độ cholesterol cao, nhưng lại tương đối ít người bị chết vì căn bệnh này bởi vì trong chế độ ăn của họ có nhiều thành phần của dầu olive.
Dầu olive có chứa rất nhiều các loại chất béo không bão hòa dạng đơn thể, giúp làm giảm nồng độ HDL và giảm nguy cơ tiến triển các bệnh lý tim mạch.
Ăn gì tốt cho tim mạch – HạtHạt óc chó, hạnh đào, mắc ca có chứa rất nhiều omega-3 và các loại chất béo không bão hòa đa hoặc đơn thể. Không những thế, các loại hạt còn giúp tăng cường chất xơ trong chế độ ăn, theo bác sĩ Sinatra, “Giống như dầu olive, các loại hạt là những nguồn dinh dưỡng có chứa một lượng dồi dào các loại chất béo tốt cho tim mạch.”
Ăn gì tốt cho tim mạch – Quả mọng“Các loại quả mọng đều có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn”, theo bác sĩ Sinatra. Việt quất xanh, quả mâm xôi, dâu tây – hoặc các loại quả mọng khác – chứa rất nhiều các loại chất kháng viêm, giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và ung thư.
Quả mọng là loại trái cây bạn nên ăn thường xuyên
Quả mọng là loại trái cây bạn nên ăn thường xuyên
Ăn gì tốt cho tim mạch – Cải bó xôiTheo khảo sát khoảng hơn 15,000 người đàn ông không bị bệnh tim mạch trong vòng 12 năm, tất cả đều ăn mỗi ngày 2.5 khẩu phần rau củ giúp giảm đến 25% nguy cơ bị bệnh tim mạch, so sánh với nhóm người không ăn rau củ. Mỗi bữa bổ sung rau củ giúp giảm 17% nguy cơ. Cải bó xôi giúp cho hệ tim mạch của bạn luôn luôn khỏe mạnh bởi trong thành phần có chứa nhiều lutein, folate, kali, và chất xơ.
Ăn gì tốt cho tim mạch – Hạt lanhHạt lanh chứa một lượng rất nhiều chất xơ, omega-3 và omega-6, chỉ cần dùng một ít hạt lanh là có thể giúp cho trái tim khỏe mạnh một thời gian dài. Mỗi buổi sáng, bạn nên cho thêm một ít hạt lanh lên trên ngũ cốc nghiền để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Ăn gì tốt cho tim mạch – Đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nànhĐậu nành giúp giảm thiểu cholesterol và các loại chất béo bão hòa, chính vì vậy đậu nành là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch.
Bạn nên ăn các loại đậu nành tự nhiên, như tempeh (đậu nành Indonesia), edamame (đậu nành Nhật Bản), hoặc đậu hũ.
Có thể dùng sữa đậu nành kèm với ngũ cốc hoặc yến mạch. Nhưng cần lưu ý đến lượng muối trong một số loại đậu nành có thể sẽ khiến bạn dễ bị tăng huyết áp.
Bảo Hân
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Mắm Tôm Chua Huế – Món Ăn Đậm Đà Phong Vị Huế
Mắm tôm chua Huế – Món ăn đậm đà phong vị Huếrất được thực khách ưa chuộng. Thực ra trên khắp dãi đất hình chữ “S”, có khá nhiều địa phương biết làm mắm Tôm chua, tuy về đại thể cũng khá giống nhau nhưng trong tiểu tiết vẫn có nét khác biệt. Chính vì những khác biệt cơ bản mà “Tôm chua Huế” nổi bật trên tất cả, trở thành chọn lựa số một của giới sành ăn…
Tôm chua ở Huế đặc trưng nhờ vị chua thanh, cay nồng và mằn mặn rất lạ miệng. Cái vị đặc biệt này của tôm chua khiến nhiều du khách mới thử ăn một lần đã nhớ mãi không quên được. Nhưng hóa ra, phần nguyên liệu để làm nên món tôm chua lại không hề đơn điệu chút nào
Là địa phương có nhiều đầm, phá nên con tôm có một vị trí khá đặc biệt trong bữa cơm gia đình Huế. Tại Huế vào tháng 2 và tháng 10 là mùa của loại tôm đất nhỏ con nhưng tươi ngon đậm đà, từ tháng 3 đến tháng 5 nở rộ loại tôm rằn, tôm sú lớn con, nhiều thịt và cũng ngon không kém, riêng tôm gân quanh năm mùa nào cũng có… Người Huế thường theo mùa mà chọn tôm để chế biến, làm phong phú các thực đơn gia đình và cả trong việc làm mắm Tôm chua.
Nguyên liệu
Tôm tươi, chọn con tầm bằng ngón tay: 500g
Riềng non thái sợi: 1 củ lớn, tỏi: 3 củ, ớt chuông: 1 quả, ớt chỉ: 15 quả
Nếp: 1 bát
Rượu trắng:1 chén con
Gia vị
Lá ổi rửa sạch, vẩy ráo nước
Lọ thủy tinh
CÁCH LÀM TÔM CHUA HUẾ
SƠ CHẾ CÁC NGUYÊN LIỆU
Làm tôm chua Huế ngon, khâu chọn tôm rất quan trọng. Để tôm khi muối không bị mềm bở ra sau khi muối, khi lựa tôm các bạn lưu ý chọn tôm còn tươi, thịt chắc, các con tôm đồng đều về kích thước. Tôm đem về các bạn rửa sạch với nước có pha ít muối loãng, sau đó để thật ráo nước.
Củ riềng gọt bỏ vỏ, rửa sạch sau đó cắt chỉ thật nhuyễn
Ớt chuông rửa sạch, bỏ ruột, cắt lát nhỏ
Tỏi lột bỏ vỏ, cắt lát.
NẤU NƯỚC MẮM NGÂM TÔM CHUA
Bắc nồi nhỏ, bạn hoà hỗn hợp nước với bột nếp rồi đem đun sôi. Khi bột đã sánh và bắt đầu trong lại, bạn nêm thêm đường, muối, nước mắm, khuấy đều cho các nguyên liệu hoà quyện vào nhau rồi tắt bếp, để nguội.
Cho hỗn hợp vừa đun vào máy xay, thêm ½ lượng củ riềng, ớt chuông và tỏi vào xay cùng, một nửa còn lại bạn đem trộn đều với hỗn hợp đã xay xong.
NGÂM TÔM CHUA
Lấy tôm từ bát rượu ngâm ra xếp vào lọ thuỷ tinh sạch, tiếp theo bạn rót hỗn hợp nước ngâm chua đã làm vào ngập mặt tôm. Bạn có thể dùng nan tre ép chặt xuống cho tôm luôn ngập trong nước.
Đậy kín nắp lọ, để nơi khô thoáng. Vào những ngày nắng bạn đem lọ tôm ra phơi cho tôm được đỏ và nhanh chua hơn. Muối tôm khoảng 1 tuần là bạn đã có món tôm chua sẵn sàng để gia đình thưởng thức rồi.
LƯU Ý KHI LÀM TÔM CHUA
Để nhận biết các loại mắm tôm chua đã chín nói chung đó là khi tôm chín hủ tôm sẽ dậy nước và toả ra hương thơm và tôm có màu đỏ tự nhiên và đẹp mắt.
TÔM CHUA HUẾ ĂN VỚI GÌ?
Tôm chua Huế ăn với thịt ba chỉ luộc kèm rau sống và bún là cách ăn ngon nhất. Bạn chỉ cần mua thịt ba chỉ về luộc chín, sau đó thái lát mỏng. Pha chút mắm tôm chua trộn với đu đủ nạo sợi, thêm chút rau sống, khế, rau thơm thì không còn gì bằng.
Ngoài ra bạn có thể ăn tôm chua Huế với cơm hoặc bún cũng rất ngon. Trong những ngày Tết, tôm chua còn dùng để ăn kèm với bánh chưng, bánh Tét,…
CÁCH PHA MẮM TÔM CHUA HUẾ NGON
Để pha tôm chua ăn kèm thịt luộc ngon bạn làm như sau: Tỏi đẹp lột vỏ, ớt sừng bỏ cuống, tôm chua cho ra bát. Cho tỏi và ớt vào cốt giã nhuyễn rồi cho vào bát tôm chua, tiếp tục cho thêm khoảng 2 thìa đường vào trộn đều, nếu thích bạn có thể vắt thêm chút chanh cho thơm, trộn đều cho đường tan ra là có thể thưởng thức.
Tôm chua ở Huế đặc trưng nhờ vị chua thanh, cay nồng và mằn mặn rất lạ miệng. Cái vị đặc biệt này của tôm chua khiến nhiều du khách mới thử ăn một lần đã nhớ mãi không quên được. Nhưng hóa ra, phần nguyên liệu để làm nên món tôm chua lại không hề đơn điệu chút nào
Đăng bởi: Huyền Bá
Từ khoá: Mắm tôm chua Huế – Món ăn đậm đà phong vị Huế
Vivu Hồ Tây, Chơi Gì? Ăn Gì? Tất Tần Tật Từ A Đến Z
Đôi nét về hồ Tây Hà Nội
Hồ Tây hay còn gọi là hồ Cưu Ngưu, hồ Mù Sương, đầm Xác Cáo, nằm ở phía Tây Bắc, thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Hồ được bao bọc bởi các trục đường Thanh Niên, Âu Cơ, Thụy Khê, Lạc Long Quân và Nghi Hàm. Hồ trước đây là một đoạn của sông Hồng. Trải qua quá trình nhưng đọng và đổi dòng của dòng sông đã khiến cho nó trở thành hồ nước tự nhiên lớn nhất Thủ đô, với diện tích khoảng 500 ha, đường dài quanh hồ chừng 18 km.
Hồ Tây thơ mộng trong lòng Hà Nội
Từ thời Lý – Trần, giới vua quan – quý tộc đã dựng quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, điển hình có cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý. Còn khu vực Hàm Nguyên trước đây của nhà Trần là chùa Trần Quốc Tuấn. Đến nay, hồ Tây vẫn được mệnh danh là góc hẹn hò lãng mạn và là điểm vui chơi thú vị ở Hà Thành khi hữu không gian thoáng đãng, cảnh vật đa màu đẹp đẽ.
Kinh nghiệm du lịch hồ Tây Hà Nội Nên đi chơi hồ Tây vào mùa nào?Người ta thường nói, du lịch Hà Nội mùa nào cũng đẹp bởi mỗi mùa ở đây đều cho ta một cảm nhận khác nhau và hồ Tây cũng vậy. Dạo chơi hồ Tây vào thời gian nào trong năm bạn sẽ thấy nó luôn đẹp và thú vị. Nào là vẻ đẹp của ban trắng mơ màng, của sưa nở rợp trời, nào là bằng lăng tím mơ mộng, sen hồng thanh tao, phương đỏ rực rỡ,… mỗi mùa mang một màu sắc khác nhau khiến cho nơi này luôn lãng mạn như một bức tranh.
Hồ Tây mùa nào cũng đẹp nhất là vào bình minh và hoàng hôn
Cách di chuyển đến hồ Tây Hà NộiDo nằm ở vị trí khá trung tâm nên việc di chuyển đến hồ Tây Hà Nội không khó. Nếu ở nội hay ngoại tỉnh, bạn có thể xuất phát theo nhiều trục đường riêng. Với những tín đồ ở miền Nam bạn có thể book vé máy bay hoặc đặt vé xe xe giường nằm để ra Hà Nội. Sau đó bạn hãy thuê taxi, xe ôm hoặc bắt xe buýt để tới hồ. Tương tự những du khách ở khu vực miền Trung cũng vậy. Ngoài ra bạn cũng có thể đi tàu hỏa đến ga Hà Nội rồi chọn cách đi chuyển đến tham quan hồ Tây. Còn với người ở Hà Nội thì đã quá quen với Hồ Tây rồi. Nằm giữa trung tâm Hà Nội luôn đó!
Tham quan hồ Tây Hà Nội nên đi bộ hay đi xe?Đạp xe là cách khám phá hồ Tây lý tưởng
Đến du lịch hồ Tây Hà Nội có gì chơi không?Hồ Tây Hà Nội luôn phảng phất làn gió mát khiến tâm hồn con người trở nên thư thái, nhẹ nhỏm hẳn. Nhưng không chỉ là điểm vãn cảnh, tới đây du khách còn có thể tham gia nhiều trải nghiệm thú vị như:
Đạp vịt khám phá hồ TâyĐạp vịt giữa lòng hồ Tây
Đạp xe vòng quanh hồ Tây Hà NộiĐến du lịch Hà Nội vào mỗi buổi chiều, bạn sẽ thấy rất nhiều người dân địa phương lẫn du khách đạp xe quanh hồ. Đây là hình thức khám phá hồ Tây thú vị nhất mà bạn nên thử. Chẳng còn gì tuyệt vời khi được cùng nhau vi vu trên chiếc xe đạp ngắm khung cảnh bình yên, lãng mạn của hoàng hôn lại có thể rèn luyện sức dẻo dai của cơ thể phải không nào?
Đi chơi công viên nước hồ TâyNằm rất gần đó là Công viên nước hồ Tây. Tuy chỉ mới đi vào hoạt động không lâu nhưng công viên luôn thu hút đông đảo giới trẻ, các em nhỏ và nhóm gia đình với nhiều trò chơi vui nhộn dưới nước cùng một góc tường đối diện lấy cảm hứng từ thiên đường mộng mơ của Hy Lạp – Santorini. Tại đây, mọi người được thỏa sức tham gia các trò chơi hấp dẫn như: đi tàu điện trên không, đu quay khổng lồ, nhà bóng, đu quay hào hoa, đu quay giây văng,…
Giá vé từ thứ 2 đến thứ 6 là 135.000 VNĐ/người lớn, 110.000 VNĐ/trẻ em, thứ Bảy và Chủ nhật là 160.000 VNĐ/người lớn, 130.000 VNĐ/trẻ em.
Uống cà phê ngắm hồ Tây Hà NộiNếu muốn tìm một chút thong thả giữa đất Hà Thành. Bạn hãy ghé vào một quán cà phê đẹp nào đó cạnh hồ Tây, tận hưởng khoảng thời gian lười biếng ít ỏi bên tách cà phê hay tách trà ấm, đọc một quyển sách và ngắm nhìn ra phía bờ hồ sẽ thấy Hà Nội chưa bao giờ bình yên đến vậy. Xung quanh hồ có nhiều quán cho bạn lựa chọn chẳng hạn như: CỘNG cà phê, Maison de Blanc, LeMarz Coffee Roastery, Maison de Tet Decor, Platform coffee & cake, 6 Degrees,… với kiến trúc decor đẹp, lãng mạn, Hoặc các quán cà phê vỉa hè nằm dọc đường cũng không tồi.
Uống cà phê ngắm hồ Tây Hà Nội
Hồ Tây Hà Nội có món ăn nào nổi tiếng?Không chỉ là điểm đến của những điểm đến, ẩm thực ven hồ Tây cũng rất phong phú và đa dạng. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, nếu đã đến đây bạn nhất định phải thử món bánh tôm hồ Tây cực kỳ nổi tiếng hay món bánh giò Thụy Khê trên đường Thanh Niên, món bún ốc, kem dừa. Đặc biệt, ở khu vực này còn tập trung nhiều nhà hàng mang phong vị ẩm thực 3 miền lẫn Á – Âu như nhà hàng Meat Plus No1 Korean BBQ – Hồ Tây, Sen Hồ Tây, nhà hàng Thắng Lợi,…
Meat Plus Hồ Tây, 73 Trích Sài địa điểm ăn uống Hồ Tây không thể bỏ qua
Cập nhật thông tin chi tiết về Đến Huế, Ăn Gì Cho Ấm? trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!