Bạn đang xem bài viết Để Đà Lạt Nghỉ Ngơi, Một Chút Thôi! được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hễ cứ đến mùa cao điểm về du lịch thì bên cạnh những bức ảnh được check in đẹp tuyệt mĩ ở Đà Lạt thì luôn kéo theo những vấn đề khá bức xúc về ý thức của con người. Xem những hình ảnh lan truyền trên mạng hay tận mắt chứng kiến cảnh tượng Đà Lạt bị người ta “hành hạ” như thế nào thì bạn mới thấm được nỗi xót thương của những con người nơi đây.
Thật đáng buồn khi phải nói ra những điều này nhưng thực sự nó luôn khiến người dân Đà Lạt vô cùng bức xúc và phẫn nộ. Là nỗi lòng của không phải của bất kỳ ai.
Khi mùa hoa cải hay dã quỳ nở rộ. Bên cạnh những tấm hình đẹp lung linh của cánh đồng hoa cải hay vẻ đẹp của mùa vàng trên quê hương Đà Lạt thì đó là những lời than phiền vì những người trẻ vô ý thức. Vườn hoa cải nhà người ta, trồng mấy tháng trời chỉ chờ tới dịp thu hoạch, vậy mà nhiều bạn nỡ lòng nào vì những tấm ảnh tự sướng chỉ để về khoe với bạn bè mà giẫm đạp hoa cải không thương tiếc.
Nếu là bạn những người cất công chăm trồng và nuôi lớn chúng, bạn có xót, có đau lòng không?
Nghe tâm tư nỗi lòng của những người trồng cải mà chua mà xót làm sao “Bình thường mùa này cải nhiều lắm, rợp cả vùng, nhưng do chuyển đổi cây trồng nên không còn nhiều nữa. Mấy ngày nay người dân canh cải dữ lắm, họ ăn cơm ngay tại vườn cải luôn vì nếu cải bị đạp thì sẽ không có hạt nữa”
Người nông dân luôn là những người vất vả nhất, rau củ thì mất giá, mấy tháng trời trông vào cánh đồng hoa cải thì chưa kịp thu hoạch đã bị dẫm nát hết. Thậm chí nhiều nhà vườn có hoa cải bị giẫm đạp thì đành phải kiếm tiền theo cách khác, đó là thu tiền người vào chụp hình, nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ thôi. Đâu phải ai cũng nỡ đem mồ hôi nước mắt mình mấy tháng trời ra làm như vậy.
Rồi hoa dã quỳ, trang cá nhân mình tràn ngập hoa dã quỳ. Mặc dù biết đó là một loài hoa dại nên nhiều người nghĩ rằng họ có hái hoa cũng chẳng đụng tới ai. Một vài bông hoa còn đỡ, nhiều bức ảnh chụp với cả chục bông hoa, hái trang trí trên xe, cầm tay, đội đầu, thậm chí nhiều bạn hái hoa rồi mà chưa ưng ý lại bỏ đi, hái cành hoa khác…. Rồi thì nhiều tấm ảnh đẹp ra đời, lung linh lắm nhưng khi họ đi rồi, dưới đất là la liệt xác của những cành hoa bị hái xuống, có cành vẫn còn xanh tươi, song chỉ sau vài tấm ảnh thì cũng chịu số phận bị vứt đi, mặt đất giống như một cơn bão vừa càn quét qua vậy. Chưa kể là những bụi hoa ven đường, hoa trên những hàng rào, nhiều khi bị hái xuống… chỉ vì hoa đẹp quá!?
Nhân tiện thì nói thêm về vấn đề xả rác, không cần nói nhiều thì những bức ảnh chụp về rác ở các khu du lịch đã nói lên tất cả. Nào là chai lọ, giấy, bịch nylon, ngay cả tã cho em bé… Thực sự không thể hiểu nổi tại sao họ cò thể đứng lên và bỏ đi khi ngay sau lưng họ là một đống rác như vậy.
Còn rất nhiều chuyện về ý thức con người, mình biết rằng trong xã hội cũng có người này người kia, không phải ai cũng xấu. Hãy đặt mình ở địa vị là một người con của Đà Lạt, bạn có thấy xót xa cho quê hương mình,
Bài viết không đánh đồng bất cứ một ai nhưng chỉ mong góp tiếng nói để bảo vệ cho quê hương, bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của Đà Lạt.
Nếu là một người yêu Đà Lạt, thì hãy thể hiện mình là những người du hành lịch sự – Hãy cứu lấy Đà Lạt
Đăng bởi: Tuấn Lê
Từ khoá: Để Đà Lạt nghỉ ngơi, một chút thôi!
Đà Lạt, Có Một Mùa Hồng…
Mùa này ngao du xe máy những con đường phủ mờ đất đỏ trong cái lạnh đầu đông xứ mù sương, lấp lánh trong nắng là những trái hồng thắp lửa trên cành.
Đà Lạt, có một mùa hồng…Hồng ăn liền tại vườn thì không còn gì thú vị bằng – Ảnh: Thu Anh
Còn nhớ cách đây không lâu, thông tin trên báo nói về giá hồng Đà Lạt bị rớt giá mạnh, hồng giòn, hồng trứng các loại thu mua từ nhà vườn giá chỉ còn 2.000 – 3.000 đồng/kg.
Tại khu vực trồng hồng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương và khu vực xã Xuân Trường (TP Đà Lạt), giá hồng giòn, hồng trứng các loại được chủ vựa thu mua sỉ từ nhà vườn chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg, giảm khoảng 300% so với mức giá đầu vụ.
Điện thoại hỏi thăm một người bạn có cửa hàng trái cây và hoa ở D’ran, bạn vẫn tươi vui: “Những loại hồng rớt giá là loại dở chị ạ, trên Đà Lạt người ta không ăn nữa”. Rồi bạn giải thích thêm: “Đó là loại hồng trứng lốc, thịt bở và vị lạt. Chất lượng thấp nên giá rẻ. Hồng loại ngon vẫn bán rất chạy”.
Buông điện thoại xuống lại nhớ những chuyến đi về Đà Lạt vào tháng 10, 11.
Mùa này luôn có những cung đường ngao du xe máy qua những vườn hồng đầy trái chín đỏ trên các con đường đi vào xã Xuân Trường (đồi trà Cầu Đất), hay những khu vườn ở gần khu vực dinh III Bảo Đại (đường Triệu Việt Vương, phường 2) vào khu vực đèo Mimosa (đường đèo Prenn cũ)…
Cũng như khu vực D’ran, những con đường êm êm phủ mờ đất đỏ trong cái lạnh đầu đông với nắng vàng rực rỡ. Và lấp lánh trong nắng là những trái hồng thắp lửa trên các cành.
Những vườn hồng đầy trái này, chủ nhân thường để ngỏ cửa. Thậm chí rất vui vẻ đón những du khách đến tham quan, chụp hình lưu niệm, thưởng thức trái chín tại chỗ và mua về làm quà cho người thân.
Chỉ có điều bạn không nên tùy tiện vào mà không xin phép, cũng như bẻ trái mà không hỏi qua người vun trồng.
Một chủ vườn ở khu vực đèo Mimosa giải thích: “Không phải cứ thấy hồng chín đỏ trên cây là ăn được. Có khi còn chát nên để đó chưa hái. Muốn ăn hồng ngon nên nói qua để được hướng dẫn, chứ người Đà Lạt hiếu khách không tiếc gì vài ký hồng. Vào không hỏi ai, chụp hình tạo dáng rồi bẻ lung tung, về vừa không ăn được lại tạo ấn tượng xấu”.
Những cành hồng trĩu trái trong nắng đầu đông – Ảnh: Trân Duy
Hồng trong vườn cây dọc theo đèo Pren – Ảnh: Trân Duy
Những người Đà Lạt xưa nói rằng cây hồng đến với vùng đất này từ nhiều nguồn, theo từng thời kỳ. Nhưng có lẽ chính thức là vào năm 1889, khi người Pháp lập một vườn ươm giống tại khu vực Dankia.
Rồi năm 1933 khi Đà Lạt có đường xe lửa rồi xe hơi, cây hồng được trồng thêm nhân rộng ra. Khoảng năm 1956 cho đến năm 1975 đã có rất nhiều giống hồng Nhật, Mỹ… được đưa về, ươm trồng trên đất Đà Lạt.
Người Đà Lạt xưa thích trồng hồng vì ngoài chuyện sống lâu, ít sâu bệnh. Trước mùa trái sẽ là mùa hoa thơm ngát (mùa hoa thường vào tháng 6, tháng 7), để sau hai tháng bắt đầu kết trái và ửng chín. Mùa hồng chín rộ nhất là độ cuối tháng 9, tháng 10.
Những người Đà Lạt xưa còn kể ngày xưa trái hồng Đà Lạt khi chín thường có màu vàng cam chứ không phải hồng đỏ như hiện nay. Tùy theo nhà vườn trồng mà cây hồng có nhiều loại và tên cũng khác nhau.
Loại được ưa chuộng là hồng vuông và hồng bánh xe. Hồng vuông trái to, ăn giòn và ngọt. Còn hồng bánh xe khi chín ăn vừa dẻo, vừa ngọt vừa thơm vị đường. Nhưng muốn ăn từ trên cây thì phải để cho trái chín thật chín, còn nếu không sẽ bị chát. Chính vì thế hồng tươi ở Đà Lạt ngày xưa thường ít có, chỉ có hồng khô và hồng sấy.
Còn ngày nay, cây hồng Đà Lạt có rất nhiều giống và chủng loại mới. Nhưng gọi chung lại có hồng nước, gồm các loại hồng dẻo, hồng dai (còn gọi là hồng trứng vì trong thịt có nhiều nước). Loại này thường ăn tươi, ép nước, ngâm rượu và cả làm giấm hồng (loại giấm dành cho các món rau trộn Đà Lạt).
Hồng giòn, loại được ưa chuộng nhất, còn được gọi là hồng vuông, hồng chén hay còn gọi là hồng ngọt. Loại này đang bị những trái hồng Trung Quốc to tướng, vuông vắn mạo danh. Tuy bên ngoài bóng loáng ngon mắt, khi chín mang sắc vàng cam nhưng ăn vào vẫn chát, thậm chí chát ngắt.
Những người Đà Lạt mến khách còn dặn chớ ham rẻ mua hồng bao đổ đống ven các con đường lộ, nơi có nhiều xe chạy. Đa số là hồng dạt, khó để lâu và không ngon.
Nếu mua hãy vào vựa, hay muốn mua nhiều nên nhờ người địa phương mua tại lò. Chất lượng sẽ ngon hơn, giá cũng không chênh nhau bao nhiêu.
Hồng vuông, loại dùng ép làm hồng khô cuối mùa – Ảnh: Trân Duy
Hồng giòn – đặc sản Đà Lạt cuối thu đầu đông
Khoảng mươi năm trở lại đây, người Đà Lạt chuyển sang thu hoạch các loại quả hồng khi trái vừa già (da đang chuyển dần sang màu vàng) và chế biến thành hồng giòn. Vừa dễ vận chuyển, vừa để lâu không úng hư, ăn lại rất ngon ngọt.
Cách chế biến cũng rất đơn giản. Quả hồng được hái từ trên cây xuống, sau đó được lựa lại thật cẩn thận, những quả bị trầy xước sẽ chuyển sang làm hồng khô, hồng sấy. Còn những quả đẹp, lành lặn sẽ được đem ủ làm hồng giòn.
Khi ủ không dùng nước vôi, chỉ cần cho hồng vào túi nilông trắng, sạch rồi cột chặt để khoảng 10 ngày, trái sẽ mất hẳn vị chát, chỉ còn lại vị giòn ngọt vừa ăn. Đây cũng là loại hồng giòn với vỏ xanh ửng, trái nhỏ vừa vào mùa tháng 9 – 10 vẫn được bày bán khắp chợ Đà Lạt.
Đăng bởi: Tâm Trần
Từ khoá: Đà Lạt, có một mùa hồng…
Quan Điểm Của Người Trẻ Khi Chọn Giảm Một Nửa Thu Nhập Vì Muốn Có Nhiều Thời Gian Nghỉ Ngơi
Một số người trẻ đi ngược lại xu thế chung khi từ bỏ mức thu nhập cao để lựa chọn công việc với lương tháng thấp hơn.
Phần lớn người trẻ đều chia sẻ rằng mong muốn của họ ở độ tuổi 20 là nỗ lực tăng thu nhập. Tuy nhiên, đối với một số người, họ lại lựa chọn một công việc nhẹ nhàng với mức lương thấp hơn so với công việc cũ để có thể dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình.
Chấp nhận mức lương thấp hơn để có thời gian nghỉ ngơi
Hoàng Yến (26 tuổi, Hà Nội) hiện đang có mức thu nhập từ công việc văn phòng khoảng 12-14 triệu đồng/ tháng. “Đặc thù công việc của mình sẽ có những thời điểm vô cùng bận rộn, không có thời gian dành cho bản thân. Mình nghĩ lương cao chắc chắn sẽ đi kèm với khối lượng công việc nhiều hơn, bận rộn hơn. Khi nhìn thấy bạn bè 5 giờ chiều về nhà, có thời gian đi chơi vui vẻ dù mức lương chỉ 8 triệu, mình cũng cảm thấy có đôi chút ghen tị. Mình thích một cuộc sống vừa đủ nên nếu lương 8-10 triệu mà có thêm nhiều thời gian cho gia đình, bản thân hơn thì mình cũng sẽ lựa chọn”.
Cũng giống như Hoàng Yến, Bảo Linh (25 tuổi, Hà Nội) đã quyết định lựa chọn công việc với mức thu nhập chỉ bằng ½ so với mức lương cũ để có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn. “Trước đó, mức lương của mình khoảng 20-22 triệu/ tháng, con số giúp mình sống thoải mái ở thành phố lớn như Hà Nội. Nhưng thu nhập cao như vậy chưa bao giờ đi kèm với khối lượng công việc ít ỏi trừ khi bạn rất giỏi. Còn đối với mình, từ ngày nhận việc cho đến khi nghỉ, mình gần như không có thời gian rảnh, hẹn hò đi ăn cùng bạn bè cũng rất khó khăn”.
Một số người cho rằng, khi còn trẻ muốn tìm 1 công việc mức lương 8-10 triệu với khối lượng công việc ít hơn, không có nhu cầu tăng lương là lười biếng. Tuy nhiên, Bảo Linh cho rằng điều này không có đúng có sai mà sẽ phục thuộc nhiều vào mục tiêu của mỗi cá nhân ở những thời điểm nhất định.
Còn đối với Hoàng Yến, đôi khi cô bạn cũng đồng tình với quan điểm trên. Bởi vì theo mặt bằng chung xã hội, ai cũng muốn thăng tiến chứ có ai muốn thụt lùi, đứng tại chỗ. Khi còn trẻ nên trải nghiệm cống hiến hết mình trong những năm đầu tiên đi làm để thấy bản thân hợp với mức độ công việc như thế nào. Tuy nhiên, sau đó lựa chọn một cuộc sống với khối lượng công việc ít hơn và mức thu nhập thấp hơn cũng không phải là điều sai trái. “Không phải ai trên thế giới này cũng cần trở thành người giỏi việc nước đảm việc nhà, cũng sẽ có những người đặt trọng tâm yêu thích của mình vào những điều khác”.
Chỉ mong muốn tăng thu nhập, không ngại làm công việc vất vả
Trái ngược với Hoàng Yến và Bảo Linh, Ngọc Trang (24 tuổi, Hà Nội) cho rằng khó để chấp nhận đi làm với mức lương 10 triệu/tháng dù khối lượng công việc ít hơn. Bởi vì số tiền này không đủ để sống ở thành phố.
“Mình biết việc dành thời gian cho gia đình hay bản thân là tốt. Song, chấp nhận làm một công việc nhàn hạ để có được điều đó thì không bao giờ nằm trong suy nghĩ của mình cả. Với mình, phải khi có được tài chính tạm coi là ổn trong tay, tâm lý mới thoải mái. Ví dụ gia đình cần gì, bố mẹ thích gì có thể biếu tặng cũng là quan tâm, dành tâm trí cho gia đình”.
Advertisement
Hơn thế nữa, dù đang có một mức thu nhập khá tốt 15-17 triệu/tháng, Ngọc Trang vẫn muốn tiếp tục tăng lương trong tương lai. Cô bạn cho rằng khi còn trẻ, bản thân muốn cố gắng kiếm và tích lũy nhiều nhất có thể vì hiện tại chưa phải lo lắng nhiều thứ. Sau này có gia đình, việc đã có 1 khoản tiết kiệm kha khá từ trước, cô bạn chắc chắn sẽ an tâm hơn nhiều chứ: “Còn trẻ nên nếu phải làm việc 12 tiếng/ngày thì mình cũng không có vấn đề gì”.
Ngoài ra, Ngọc Trang cho rằng việc có suy nghĩ ổn định với mức lương 8-10 triệu sẽ khá thiệt thòi vì lúc trẻ mình có rất nhiều lợi thế và cơ hội để tiếp xúc với các công việc trong nhiều ngành nghề khác nhau. Nếu mới đi làm đã muốn ổn định, quen việc, khi gặp sự thay đổi bất ngờ về công việc ở tuổi 30, bạn sẽ khó có nhiều cơ hội hay khả năng cạnh tranh với những người trẻ năng động hơn.
“Theo mình, với một người trẻ độc thân thu nhập 12-15 triệu/đồng là đủ để sống ở thành phố lớn. Còn với những người đã có gia đình, họ sẽ phải lo cho những thứ to lớn hơn ngoài cơm ăn áo mặc nên có lẽ mức 20-23 triệu/ người mới có thể chi tiêu thoải mái”, Ngọc Trang chia sẻ.
Lý Do Gì Khiến Bạn Phải Xách Ba Lô Du Lịch Đà Lạt Ngay Thôi
Đà Lạt đang vào mùa đẹp nhất trong năm nhờ những cung đường ngập trong sắc hồng quyến rũ của mai anh đào.
Đà Lạt đang vào mùa đẹp nhất năm, lập team đi ngay thôi nào1. Ngắm hoa mai anh đào
Được xem là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mỗi dịp đầu xuân, thường nở cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2, nhưng năm nay hoa nở sớm nên hiện nay nhiều con đường của Đà Lạt đã bừng sắc hồng quyến rũ của hoa anh đào.
Ảnh: Phương Nghi/Kenh14
Ảnh: Yến Trịnh
Ảnh: Yến Trịnh
Nếu đã trót mê mẩn với loài hoa này thì chắc chắn bạn sẽ đứng ngồi không yên khi trông thấy những hình ảnh ngập tràn sắc hoa của Đà Lạt mùa này. Một số địa điểm gợi ý để ngắm hoa anh đào là: đường Trần Hưng Đạo, Đống Đa, Hùng Vương, Nguyễn Du, Quang Trung, ven hồ Xuân Hương, khu vực Trại Mát, hồ Tuyền Lâm…
Ảnh: Yến Trịnh
Ảnh: Yến Trịnh
2. Ngắm hoa anh đào Sakura
Ngoài hoa mai anh đào, du lịch Đà Lạt vào thời điểm này bạn còn có thể ngắm hoa anh đào Sakura tại khu du lịch Hoa Sơn Điền Trang. Đây là loại hoa được mua nguyên gốc từ Nhật Bản. Để có được những tấm ảnh đẹp với hoa thì các bạn nên đi vào buổi sáng sớm (khoảng từ 6h-8h) hoặc chiều (từ 3h30-5h).
Ảnh: FB Hoa Sơn Điền Trang
Ảnh: FB Hoa Sơn Điền Trang
Ảnh: Charlie Lê
Bên cạnh đó, Hoa Sơn Điền Trang còn nổi tiếng với rất nhiều góc check in như: bàn tay phật khổng lồ, rừng nguyên sinh, gốc cây đa cổ thụ hàng nghìn năm….
Ảnh: FB Hoa Sơn Điền Trang
Ảnh: Thái Hiếu
Hoa Sơn Điền Trang tọa lạc tại địa chỉ 159, Phường 5, TP. Đà Lạt. Để đến được đây đi từ chợ Đà Lạt, bạn chạy xe theo đường Hoàng Văn Thụ, qua làng hoa Vạn Thành theo tỉnh lộ 725 đường đèo Tà Nung là tới.
3. Dễ dàng săn vé máy bay giá rẻ
Đặc biệt, thời điểm này vé máy bay đi Đà Lạt cũng khá rẻ. Giá vé của Jetstar chỉ từ 49.000 đồng/chiều, còn Vietjet từ 99.000 đồng/chiều, tất cả đều chưa bao gồm thuế phí cho chặng Hồ Chí Minh đi Đà Lạt. Nếu nhanh tay bạn hoàn toàn có thể săn cho mình một chiếc vé máy bay siêu tốt để đi Đà Lạt vào thời điểm này.
Giá vé tham khảo của Jetstar.
Giá vé tham khảo của Vietjet.
4. Thời tiết dễ chịu
Người ta thường bảo rằng thành phố ngàn hoa đẹp nhất là lúc mùa xuân, quả không sai. Du lịch Đà Lạt vào thời điểm này, bạn sẽ được tận hưởng thời tiết nắng ấm vào ban ngày, rất hợp để du lịch, khám phá. Còn buổi tối thì trời hơi se lạnh, vô cùng thích hợp để dạo chợ đêm, thưởng thức các món đặc trưng của Đà Lạt như: lẩu, sữa đậu nành, bánh tráng nướng…
Ảnh: Kenh14
Ảnh: Kenh14
Đăng bởi: Vũ Hoàng
Từ khoá: Lý do gì khiến bạn phải xách ba lô du lịch Đà Lạt ngay thôi
Xứ Nghìn Lẻ Một Đêm Tại Đà Lạt
Xứ “Nghìn lẻ một đêm” giữa chốn đô thị
Tọa lạc tại số 25 Thi Sách, thành phố Đà Lạt, Cafe Triệu đóa hồng là một tiệm cafe thu hút được một lượng du khách đông đảo đến để thưởng thức cafe, trà và ngắm nhìn cách bố trí đậm chất ma mị, ,mang đậm phong cách xứ sở Ba Tử thần kỳ trong truyện tranh. Tiệm cafe Triệu đóa hồng là một địa điểm cực kỳ thích hợp để du khách nghỉ ngơi, thư giãn vì nơi đây mang lại quá nhiều tiện ích dành cho mọi người. Nếu du khách chưa tìm được nơi lưu trú cho chuyến du lịch lần này, hãy ghé chân đến tiềm cafe Triệu đóa hồng để nghỉ ngơi và chờ đợi những giây phút “tìm kiếm” địa điểm nghỉ dưỡng cho bản thân và gia đình.
Không gian nghỉ dưỡng đầy tình dành cho du khách gần xa
Một bàn trà hoa thơm ngào ngạt
Tiệm cafe Triệu đóa hồng chuyên phục vụ những loại trà hoa thảo mộc – đây là đặc sản của thành phố Đà Lạt. Đến với Triệu đóa hồng, du khách không chỉ được thưởng thức những loại đồ uống thơm ngon, ngắm nhìn không gian huyền ảo, tinh tế, mang đậm chất xứ sở “Nghìn lẻ một đêm” mà còn được trải nghiệm công đoạn chăm sóc vun trồng hơn 40 loại thảo mộc và hoa để làm trà.
Những loại trà thảo mộc mà tiệm phục vụ cho du khách mang lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, giúp giải độc, làm đẹp da, chống lão hóa và cân bằng cơ thể sau những ngày tháng làm việc mệt nhọc. Không những thế, tại Triệu đóa hồng còn mang đến dịch vụ ngâm chân, chiếu phim để du khách có những phút giây nghỉ dưỡng tuyệt vời. Triệu đóa hồng là mô hình cafe, trà thảo mộc và nghỉ dưỡng mới mẻ, độc đáo bậc nhất tại thành phố Đà Lạt.
Địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách
Vườn hoa thảo mộc – nguyên liệu chính của những món trà hoa ngon lành, tốt cho sức khỏe
Không gian xanh tuyệt vời dành cho du khách
Tại Triệu đóa hồng Đà Lạt, du khách sẽ cảm nhận được một chút gì đó rất bình yên và thanh thản trong lòng. Không gian tiệm cafe, tiệm trà hoa thảo mộc này không quá xa hoa, tinh tế và sang trọng những đem lại một ấn tượng đẹp đẽ trong mỗi du khách khi đặt chân đến nơi này. Không còn những tiếng ồn ào của xe cộ, nhộn nhịp của phố phường, của những hoạt động sống của người dân Đà Lạt, Triệu đóa hồng là một nơi dừng chân cho những du khách yêu thích sự bình dị, an lành.
Đến với Triệu đóa hồng, mọi ưu sầu, muộn phiền trong lòng du khách sẽ tan biến nhanh chóng. Nơi đây, đích thị là địa điểm du lịch dành cho những du khách yêu hoa, yêu cây cỏ và yêu những tâm hồn thơ mộng, lãng mạn. Muốn tìm một không gian yên bình, du khách đừng nên bỏ lỡ tiệm cafe Triệu đóa hồng Đà Lạt.
Trong chuyến du lịch đến thành phố ngàn hoa, tại sao chúng ta không thử một lần đặt chân đến không gian nghỉ dưỡng Triệu đóa hồng xinh lung linh này?
Đăng bởi: Khánh Nguyễn Duy
Từ khoá: Triệu Đóa Hồng – xứ Nghìn lẻ một đêm tại Đà Lạt
Đà Lạt Và Lương Tâm Một Thế Hệ Kiến Trúc
Có những bước chuyển tiếp của xã hội chính trị dễ dẫn đến đứt gãy giá trị, song, chính những những kiến trúc sư, quy hoạch sư nhận thức được sứ mệnh và trách nhiệm đã tạo ra sự tiếp biến khá êm đềm. Như thời kỳ chuyển tiếp từ một thành phố do người Pháp kiến tạo, làm chủ sang một thành phố của người Việt với diện mạo hiện đại, diễn ra cuối thập niên 1950.
Một thế hệ “Xây-Dựng-Mới”
Chợ Mới Đà Lạt, năm 1960. Ảnh: Tư liệu
Trong thời Pháp thuộc, đặc biệt, trong thập niên 1930-1940, không gian kiến trúc đô thị của Đà Lạt được kiến tạo bởi những kiến trúc sư Pháp tài năng, có ảnh hưởng ở Đông Dương như Alexandre Léonard, Paul Veysseyre hay Arthur Kruze… triển khai trên thành quả các đồ án quy hoạch, chỉnh trang đô thị có triết lý của Paul Champoudry, Ernest Hébrard, Louis Georges Pineau, H. Mondet, Jacques Lagisquet.
“Phương Tây” hay “rất Tây” là cách nói chung chung thời bấy giờ khi nhắc về một không gian di sản với hơn 1.000 biệt thự xinh đẹp mà người Pháp để lại sau gần 30 năm xây dựng thành phố, tính từ 1915 đến 1945.
Sau khi người Pháp rời đi, Đà Lạt có sức hấp dẫn đặc biệt với những kiến trúc sư hàng đầu của miền Nam. Các kiến trúc sư tên tuổi của Sài Gòn thời bấy giờ, trước và trong khi triển khai các công trình tại Đà Lạt cũng đã có quá trình nghiên cứu lịch sử kiến trúc đặc thù của đô thị này để hình thành một hình thái, triết lý phát triển mới cho Đà Lạt.
Các tờ báo như Sáng dội miền Nam, Xây dựng mới đều cho thấy sự “tiếp cận Đà Lạt” đầy công phu theo chiều kích văn hóa kiến trúc. Trong đó, phải kể đến tờ Xây dựng mới số 3, tháng 6 năm 1958. Tờ báo cho kiến trúc sư Võ Đức Diên làm Thư ký tòa soạn này đã tổ chức một chuyên đề khá hay về Đà Lạt. Ngoài việc mô tả những nét chính trong kiến trúc nhà ở, dinh thự Đà Lạt dưới con mắt của “dân nhà nghề”, số báo nói trên cũng trình bày những nhận thức chính của giới kiến trúc, quy hoạch cho thấy tình cảm, ưu tư và chiều hướng phát triển mà họ mong muốn ở thành phố này.
Sứ mệnh và trù liệu
Lữ quán Thanh niên và Lao động, một công trình của KTS. Võ Đức Diên. Ảnh: Tư liệu
Đâu là một giải pháp giữ được sự hài hòa với các giá trị đã định hình trong lịch sử, đồng thời đáp ứng yêu cầu mới của thời đại?
Kiến trúc sư Hoàng Hùng, giữ trọng trách quản lý ở Tổng Nha Kiến thiết, đồng thời là Chủ nhiệm Xây dựng mới đã nêu quan điểm: “Đà Lạt không thể, như quan niệm kiến-trúc cũ, chỉ là nơi nghỉ mát riêng của giới phong-lưu, tư-sản. Phong cảnh non xanh, nước biếc, sương phủ, mây bay của nó là báu vật vô giá, chung cho toàn cả nhân-dân. Người ở lại đó làm ăn sinh sống, cũng như người ghé lại đó ít ngày, để thực mắt thấy nơi danh-lam thắng-cảnh vào bực nhất đất nước, ai cũng cảm thấy cần đem sức người tô điểm cho Đà Lạt mỗi ngày một đẹp hơn, và mỗi ngày một xứng đáng là hòn ngọc của cả cõi trời Đông-Nam-Á này” (Xây dựng mới, số 3; 1958)
Ông nhận ra việc được “tiếp cận” Đà Lạt là một may mắn và vinh dự của thế hệ mình, đồng thời cũng là một thử thách: “Nếu chúng ta không làm được, ấy là chúng ta phụ cảnh thiên-nhiên. Chớ cảnh thiên-nhiên không hề phụ chúng ta. Và nếu chúng ta làm cái gì kệch-cỡm mất duyên dáng của Đà Lạt thì lương-tâm chúng ta sẽ cắn rứt trọn đời. Bởi mỗi du-khách bản-xứ hay ngoại-quốc nhìn thấy những gì chướng mắt lại sẽ nhắc đến chúng ta với một lời mai mỉa”.
Giáo Hoàng Học viện Thánh Pio X (KTS. Tô Công Văn thiết kế). Ảnh: Tư liệu
Bài viết này cũng giới thiệu một chương trình trù liệu chất chứa nhiều trách nhiệm và tình cảm dành cho Đà Lạt. Chương trình trù liệu ấy gồm đầy đủ những công trình giao thông, không gian công cộng trong đô thị, công trình dịch vụ an sinh, cơ sở vật chất cho vùng phụ cận (thời gian này, Đà Lạt đã có chương trình mở rộng, giãn dân ra ngoại ô sau đợt nhập cư ồ ạt khoảng 1954-1957 từ các tỉnh miền Bắc…).
Triết lý về một thành phố, đúng như câu cách ngôn thuở ban đầu gắn trên chợ cũ Đà Lạt “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” (Cho người này niềm vui, cho người khác sức khỏe) – được tái hiện với một tinh thần mới, đó là một đô thị vị nhân sinh, đem lại nguồn hạnh phúc cho con người. Điều đó được tạp chí Xây dựng mới diễn giải như sau: “[Đà Lạt] khiến cho người làm ăn tại đó tìm thấy cách sống đầy đủ và tiện phát-triển nhân-tính của mình, người du-khách thích cái đẹp thiên-nhiên cũng tìm thấy ở đó những gì đầy thi-vị, người thích cái đẹp tân-thời cũng nhìn thấy ở đó những gì lộng lẫy huy-hoàng, và người thích cái đẹp trừu-tượng cũng nhìn thấy ở đó những gì là ý-nghĩa thâm-trầm cao-cả. Đà Lạt ngày mai phải là một vườn hoa lớn mà mỗi bước chân đi người ta lại phải dừng lại để say sưa với một vẻ đẹp khác, mà nhìn nhận cái công thêu hoa dệt gấm lên đất nước, là công của thế-hệ chúng ta: thế-hệ Xây-Dựng-Mới.”
Từ diễn ngôn ấy, có thể hiểu kiến trúc Đà Lạt đã sang trang.
Vài năm sau đó, Đà Lạt bắt đầu có những khối nhà lớn, cao 3-4 tầng, với công năng phong phú, ngôn ngữ kiến trúc tân kỳ, mạnh mẽ, khúc chiết, hiện đại như Giáo Hoàng Học viện Thánh Pio X (KTS. Tô Công Văn thiết kế), Chợ Đà Lạt (KTS. Nguyễn Duy Đức thiết kế, KTS. Ngô Viết Thụ bổ sung thiết thế), Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt (KTS. Ngô Viết Thụ thiết kế), Lữ quán Thanh niên và Lao động (KTS. Võ Đức Diên thiết kế)…
Những kiến trúc sư tài năng nhất của miền Nam đã đến với Đà Lạt với niềm vinh dự và ý thức “tô điểm cho Đà Lạt ngày một đẹp hơn, mỗi ngày một xứng đáng là hòn ngọc của cả cõi trời Đông-Nam-Á này” và với sự ký thác trách nhiệm trong từng công trình, đồ án. Vì họ hiểu “nếu chúng ta làm cái gì kệch-cỡm mất duyên dáng của Đà Lạt thì lương-tâm chúng ta sẽ cắn rứt trọn đời”.
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN / Tuổi Trẻ, Số 81/31-3-2023
Đăng bởi: Trần Châu Nguyên
Từ khoá: Đà Lạt và lương tâm một thế hệ kiến trúc
Cập nhật thông tin chi tiết về Để Đà Lạt Nghỉ Ngơi, Một Chút Thôi! trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!