Bạn đang xem bài viết Chợ Đông Ba – Sầm Uất Mà Bình Dị Cuốn Hút được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Chợ Đông Ba ở đâu HuếThành phố Huế có khá nhiều khu chợ lớn nhỏ khác nhau. Nhưng cái tên khiến người ta nghĩ đến đầu tiên không đâu khác chính là chợ Đông Ba. Khu chợ được xem lớn nhất nhì này tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, nằm dọc bên bờ sông Hương Huế, cách cầu Tràng Tiền khoảng 1km.
Chợ Đông Ba
Với vị trí rất trung tâm, đi trên cung đường dẫn tới Đại Nội Huế và chùa Thiên Mụ bạn sẽ nhìn thấy ngay.
2. Lịch sử chợ Đông BaKhu chợ này có từ thời vua Gia Long. Ban đầu nằm ở bên ngoài cửa Chánh Đông. Sau biến cố kinh thành Huế xảy ra vào năm 1885, chợ không may bị thực dân Pháp triệt hạ. Hai năm sau (1887), vua Đồng Khánh mới cho xây dựng lại. Và lấy tên là chợ Đông Ba. Đến năm 1899, vua Thành Thái đã cho dời chợ Đông Ba Huế về vị trí như hiện nay.
Chợ Đông Ba xưa
Chợ Đông Ba với nét đẹp bình dị mà cuốn hút
3. Nên ghé chợ Đông Ba khi nàoĐể có những trải nghiệm trọn vẹn tại chợ, bạn hãy bắt đầu hành trình của mình vào buổi chiều, tầm 15h. Vì một số người làm ăn buôn bán rất kỹ tính. Họ thường kiêng kỵ với việc nâng lên hạ xuống các món hàng vào đầu giờ sáng mà không mua.
Bạn nên ghé chợ Đông Ba vào buổi chiều
Nếu đi buổi chiều, sau khi có người “mở hàng”, thì bạn đã có thể thỏa thích mặc cả giá. Thêm vào đó, tuy các sạp hàng mở cửa từ sớm đến chiều tối. Nhưng các quầy ẩm thực ngon nức tiếng đa phần bày bán vào cuối buổi chiều. Nếu muốn thưởng thức đặc sản Huế thì đây có lẽ là thời điểm tuyệt vời nhất.
Chợ Đông Ba – điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Huế
4. Thiết kế các khu vực trong Chợ Đông BaChợ Đông Ba ở Huế được thiết kế gồm một khu nhà 3 tầng ở trung tâm, gọi là “lầu chuông”. Bao quanh là những dãy nhà theo hình chữ U. Ở đây, mỗi tầng đều có những mặt hàng riêng. Được phân ra làm từng khu cho khách hàng dễ tìm kiếm.
Thỏa sức khám phá mua sắm
Tầng 3Sạp bán vải với nhiều lựa chọn đa dạng cho áo dài Huế
Tầng 2Xuống đến tầng 2, bạn có thể bị hoa mắt bởi những món đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Ở đây bạn có thể tìm thấy những chiếc nón bài thơ, đồ kim hoàn như đỉnh lư, kéo… đồ gốm làng Phước Tích, đồ dùng làm từ tre… Và rất nhiều món đồ lưu niệm khác có thể mua về làm quà.
Tầng 1Chợ Đông Ba có rất nhiều hải sản khô và mắm
Xung quanh ngoài chợKhông chỉ tập trung ở 3 tầng mà khuôn viên xung quanh chợ cũng có rất nhiều của hàng bán vali, đồ điện tử, trái cây, hoa. Mặc khác bạn có thể thưởng thức các món ăn được bán bởi các cô hàng gánh xung quanh chợ đảm bảo ngon mà lại rẻ nữa.
5. Chợ Đông Ba có gì hay Khám phá mua sắm với nhiều món đồ trong chợChợ Đông Ba ở thành phố Huế với thiết kế 3 tầng bày bán đủ mọi loại mặt hàng. Đây là nơi lý tưởng để bạn mua sắm đồ lưu niệm và quà tặng dành cho người thân. Ở đây, bạn có thể tìm thấy rất nhiều món đồ như vải may quần áo, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ kim hoàn trang trí nhà cửa,…
Rất nhiều mặt hàng
Thỏa sức “sống ảo” với chợ Đông BaCó thể thấy ưu điểm làm nên sự đặc biệt của chợ Đông Ba Huế nằm ở cổng ra vào. Nơi còn lưu giữ nguyên vẹn thiết kế cổ. Đó là lý do đã khiến nó trở thành điểm check-in nóng sốt cho các tín đồ thích chụp ảnh theo phong cách cổ xưa, đượm chút trầm tư, man mác.
Nón lá – món quà lưu niệm đặc trưng chất Huế
Bạn có thể đứng trước cổng hoặc vào sâu vào một trong những gian hàng nào đó. Đội thêm chiếc nón lá. Hoặc mặc bộ áo dài duyên dáng,… Đảm bảo bạn sẽ thu về cho mình những bức hình độc lạ, rất riêng theo kiểu của Huế.
Check in trước cổng chợ Đông Ba
Khám phá “thiên đường ẩm thực” chợ Đông BaBước chân vào chợ Đông Ba là bạn đã bước chân vào một thiên đường ẩm thực mang đậm chất miền trung. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều món ăn như: bún giò heo, cơm hến, bún thịt nướng, nem chả tré, các loại bánh (bèo, lọc, nậm). Và cả các loại chè (chè truồi nấu với gừng tươi, chè hạt sen), nước mía,… Tất cả đều được chế biến công phu và hấp dẫn với hương vị tuyệt vời, khó quên đối với những ai lần đầu thưởng thức, cả những vị khách khó tính nhất.
Trong đó, có một số món đặc trưng bạn có thể thử như:
Nem lụi HuếNem lụi là món ăn đặc sản của miền Trung. Nó có phần thịt nướng thơm ngọt ăn kèm với bánh tráng và rau sống. Bạn nên ăn nem lụi tại chợ Đông Ba Huế ở những hàng đối diện ven đường.
Bún bòĐã đến Huế mà không thưởng thức bún bò thì thật là thiếu sót. Bởi đây là món ăn đặc trưng của người dân cố đô. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở bất kì ngóc ngách nào trong khu chợ Đông Ba Huế.
Bún bò Huế thơm ngon hấp dẫn
Bún tôm chuaĐây từng được xem là món ăn “tiến vua”. Nhưng bây giờ nó được bán với mức bình dân. Một bán bún đầy đủ gồm có thịt 3 chỉ thái lát, rau sống rau sống kết hợp với vị chua rất đỗi đặc biệt của mắm tôm và phần nước lèo thanh ngọt.
Bún tôm chua với vị đặc biệt hấp dẫn du khách
Bánh bột lọcBánh bột lọc Huế thưởng thức ở chợ Đông Ba là đúng chuẩn vị, vừa ngon vừa rẻ mà đầy đặn cho bữa xế chiều no bụng.
Bánh bột lọc hấp dẫn
Chè HuếĐã đến chợ Đông Ba nhất định bạn phải thử món chè Huế. Đây vừa là đồ ăn vừa là thức uống giải khát cực ngon trong mùa hè.
Chè Huế – món quà vặt hấp dẫn
Đăng bởi: Phú Đoàn
Từ khoá: Chợ Đông Ba – Sầm uất mà bình dị cuốn hút
Phố Cảng Sầm Uất Bậc Nhất Trung Quốc
Từ thời cổ, Thiên Tân đã trở nên hưng thịnh nhờ vào vận tải đường thủy. Ngày 23 tháng 12 năm 1402, thành Thiên Tân chính thức được xây dựng, là thành thị duy nhất có thời gian xây thành chính xác vào thời cổ tại Trung Quốc. Kể từ năm 1860, sau khi Thiên Tân trở thành một cảng thông thương với ngoại quốc, nhiều nước phương Tây đã lập tô giới tại Thiên Tân. Bên cạnh đó, Dương Vụ phá cũng lập ra các thể chế kinh tế tại Thiên Tân, khiến Thiên Tân trở thành tiền tuyến mở cửa ở phương Bắc Trung Quốc và là căn cứ của Dương Vụ vận động vào thời cận đại ở Trung Quốc. Với vị thế là nơi tiên phong, Thiên Tân vào thời cận đại có nền công nghiệp, thương nghiệp, tài chính phát triển nhanh chóng. Khi đó, Thiên Tân là nơi tiến hành “hiện đại hóa” quân sự, và là một trong những nơi đầu tiên tại Trung Quốc có đường sắt, điện báo, điện thoại, bưu chính, khai mỏ, giáo dục và tư pháp cận đại. Đương thời, Thiên Tân trở thành thành thị công thương nghiệp lớn thứ hai và trung tâm tài chính lớn nhất tại phía bắc Trung Quốc.
Vị trí địa lý thành phố Thiên Tân Trung QuốcThiên Tân có tọa độ giới hạn trong 116°43′-118°04′ độ kinh Đông, 38°34′-40°15′ độ vĩ Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh 120 km về phía bắc-tây bắc, giáp với các địa cấp thị Đường Sơn, Thừa Đức, Lang Phường, Thương Châu của tỉnh Hà Bắc. Tổng diện tích của thành phố là 11.860,63 km², với 153 km đường bờ biển, 1137,48 km đường ranh giới trên đất liền
Thiên Tân có địa thế chủ yếu là đồng bằng và đất trũng, vùng đồng bằng bồi tích có diện tích 11.192,7 km², ước tính chiếm 93% tổng diện tích của thành phố Bắc bộ Thiên Tân là có các núi thấp và gò đồi, thấp dần từ bắc xuống nam, thuộc khu vực quá độ từ dãy núi Yên Sơn xuống bình nguyên Tân Hải. Đông nam Thiên Tân là vịnh Bột Hải, độ cao trung bình là 3,5 mét so với mực nước biển, là vùng thấp nhất tại bình nguyên Hoa Bắc, cũng là thành thị ven biển có cao độ so với mực nước biển thấp nhất tại Trung Quốc. Điểm cao nhất của Thiên Tân là Cửu Đính Sơn thuộc huyện Kế với cao độ 1078,5 mét so với mực nước biển. Thảm thực vật của Thiên Tân bao gồm: rừng lá kim, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá rộng rụng lá, đám cây bụi, đồng cỏ, thực vật diêm sinh, thực vật đầm lầy, thực vật thủy sinh, thực vật sa sinh, rừng trồng và các loại cây trồng. Ở khu vực đô thị của Thiên Tân, bạch mao dương từng là cây xanh chủ đạo, vì thế vào cuối xuân đầu hè xảy ra hiện tượng bông từ của hoa loài cây này bay lơ lửng. Lịch sử địa chất Thiên Tân đã có trên 3 tỷ năm, phát triển từ liên đại Thái cổ đến kỷ Đệ Tứ thì hình thành địa mạo ngày nay, với ba giai đoạn. Đặc biệt, môi trường cổ địa lý ở huyện Kế có các đặc điểm dộc đáo, có nhiều loại hình di tích địa chất trên vùng núi bắc bộ, phân bố rộng, có giá trị lớn. Công viên địa chất quốc gia đầu tiên của Trung Quốc là công viện địa chất quốc gia huyện Kế Thiên Tân.
Thiên Tân nằm ở hạ du lưu vực Hải Hà, là nơi năm chi lưu lớn: Nam Vận Hà, Bắc Vận Hà, Tử Nha Hà, Đại Thanh Hà, Vĩnh Định Hà hợp lưu rồi đổ ra biển. Dòng chính của Hải Hà chảy qua trung bộ Thiên Tân, chiều dài từ Tam Xóa Hà đến cửa sông là 73 km, Hài Hà được xem là “sông mẹ” của Thiên Tân. Thành phố nằm ở phía bắc của Đại Vận Hà, kết nối giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử. Đô thị nói chung là phẳng, và đầm lầy gần bờ biển, nhưng có nhiều đồi núi ở cực bắc thành phố.
Khí hậu tại thành phố Thiên Tân Sông Hải HàSông Hải Hà có chiều dài 72 km chảy qua thành phố và đổ ra biển Bắc Hải, cũng chính là một biểu tượng của thành phố Thiên Tân thu hút rất nhiều người đến thăm. Dòng sông còn được biết đến như một chiếc “máy điều hòa nhiệt độ” cho cả thành phố, góp phần tạo nên cảnh quan hiền hòa, thơ mộng cho khung cảnh nơi đây. Có đến 21 cây cầu bắc qua con sông này tạo nên một khung cảnh vô cùng hoành tráng. Nằm ở giữa dòng sông là cây cầu Vĩnh Lạc được gọi là “mắt thiên thần”. Đây chính là vòng đu quay lớn nhất trên thế giới hiện nay. Hai bên bờ sông là những quán cafe và nhiều quán ăn hướng mặt ra phía mặt sông, chắc hẳn cảm giác ngồi đây đón gió sông và thưởng ngoạn khung cảnh sẽ rất tuyệt. Các du khách có thể dễ dàng đến dạo bên bờ Hải Hà từ nhiều hướng của thành phố bằng các phương tiện công cộng hoặc thuê taxi, tuy nhiên nên thuê cho mình một chiếc xe đạp đến và dạo chơi nơi đây sẽ là trải nghiệm thú vị nhất.
Tianjin EyeTianjin Eye được xây dựng trên cầu Vĩnh Lạc bắc qua sông Hải Hà. Nó cũng được biết đến như một trong những biểu tượng của thành phố Thiên Tân cùng với sông Hải Hà. Vòng quay khổng lồ này cao 120 m, có 48 khoang hành khách, mỗi khoang chứa khoảng 8 người. Mỗi một vòng quay được thực hiện trong vòng 30 phút, đem đến cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố từ trên cao. Ban ngày, khi ngồi trên vòng quay, du khách có thể vẫy tay chào những người đi bên dưới. Buổi tối, cạnh vòng quay có diễn ra những màn pháo hoa đặc sắc. Tianjin Eye mở cửa phục vụ du khách vào tất cả các ngày trong tuần. Du khách có thể di chuyển bằng tàu điện ngầm hoặc xe bus đến điểm cầu Kim Cương rồi mua vé lên vòng đu quay.
Cảng Thiên TânCách đây hơn 400 năm, Thiên Tân đã phát triển hưng thịnh nhờ vận tải biển. Cảng biển Thiên Tân là một thương cảng nổi tiếng, nơi giao thương với các nước phương Tây như Ý, Pháp, Bồ Đào Nha, Anh,… Ngày 22/3/2006, Thiên Tân được quy hoạch để trở thành một thành phố cảng quốc tế, trung tâm kinh tế miền Bắc Trung Quốc. Điểm nổi bật nhất khi tham quan cảng Thiên Tân là con tàu cũ thật lớn mang tên Kiev – tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.
Tháp TrốngĐây là một tòa tháp tuyệt đẹp đứng sừng sững giữa phố cổ Thiên Tân. Nó được xây dựng lần đầu vào triều Minh. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 20 thì tòa tháp này đã bị tàn phá một cách nặng nề trong cuộc cách mạng văn hóa. Đến năm 2001, chính quyền Thiên Thân quyết định cho phục dựng lại tòa tháp này như ban đầu và biến nó trở thành một điểm đến hút khách du lịch tại Thiên Tân. Đến tham quan Tháp Trống, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thành phố ở độ cao 27 m, dạo qua các cửa hiệu bán đồ lưu niệm tràn ngập trên phố với gấm, lụa, cọ thư pháp, trang sức. Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức món bánh bao trứ danh “Cẩu bất lý” ở các nhà hàng phía Nam của tòa thành.
Tháp Truyền hình Thiên TânNằm ở phía Đông Water Amusement Park, phía Nam quận Hexi, Đài Truyền hình Thiên Tân (hay Tian Ta) nổi bật với toà tháp cao ngất. Với độ cao 415,2 m, Tháp Truyền hình Thiên Tân được biết đến như là tháp cao thứ 4 trên thế giới chỉ sau Tháp Truyền hình Toronto, Moscow và Thượng Hải. Tháp Truyền hình Thiên Tân được xây dựng vào năm 1991 với chi phí khoảng 45.000.000 USD và được sử dụng chủ yếu cho truyền thông. Toà tháp trông giống như một thanh kiếm chỉ vào bầu trời. Có 4 thang máy tốc độ cao bên trong tháp. Các thang máy chạy này với tốc độ 5 m/s. Chỉ mất 60s, du khách đã có thể lên đến đỉnh tháp ngắm toàn cảnh thành phố Thiên Tân, thưởng thức ẩm thực Thiên Tân trên nhà hàng xoay (ở độ cao 257 m). Nhà hàng có thể phục vụ khách đồ uống và đồ ăn nhẹ khác nhau, chẳng hạn như: Goubuli Stuffed Bun, Ear-Hole Fried Cakes, Fried Dough Twist… Tháp Truyền hình Thiên Tân là nơi cung cấp dữ liệu cho các dịch vụ khí tượng, giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc… và là một tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố này.
Công viên ShuishangCông viên Shuishang là một khu vườn rộng lớn ở thành phố Thiên Tân. Trong công viên có 2 hồ nước tuyệt đẹp và những con đường hẹp cho du khách đi bộ thưởng ngoạn. Bởi sở hữu cảnh đẹp như vậy nên, công viên này là một điểm đến được người dân địa phương lẫn khách du lịch yêu thích.
Khu phố cổ Thiên TânKhu phố cổ là một chuỗi cửa hàng thủ công nghiệp truyền thống, bao gồm: các bức tranh cắt giấy (một loại tranh truyền thống của người Trung Quốc được treo vào ngày Tết Nguyên Đán) và tác phẩm tượng người bằng đất sét Niren Zhang nổi tiếng. Ngày nay, khu phố cổ Thiên Tân còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của Trung Hoa, sẽ đưa du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác trong hành trình khám phá của mình. Nơi đây đan xen giữa những di tích cổ kính và các công trình hiện đại. Sự bình yên ẩn giấu trong không gian nhộn nhịp của các đoàn khách du lịch. Đến khu phố cổ, du khách có thể ngắm nhìn các công trình kiến trúc cổ có từ triều đại Nhà Minh và triều đại Nhà Thanh (1368-1911) của Trung Quốc, hoặc những biệt thự mang phong cách Châu Âu ở khu Tô Giới tọa lạc hài hòa với những tòa cao ốc hiện đại. Ở giữa con phố này có một nhà hát kịch cũ được xây dựng từ thế kỷ thứ 15.
Làng cổ Trung Quốc Thị trấn Dương Liễu ThanhDương Liễu Thanh nằm ở quận Tây Thanh, thành phố Thiên Tân, là một thị trấn lịch sử nổi tiếng ở phía Bắc Trung Quốc. Nơi đây có một bảo tàng trưng bày các bức tranh cắt giấy – một loại hình nghệ thuật truyền thống của người Trung Quốc. Những bức tranh cắt giấy dân gian nổi tiếng bắt nguồn từ thị trấn Dương Liễu Thanh từ những năm 1368-1644. Hầu hết tranh cắt giấy được người dân Trung Quốc treo vào dịp Tết Nguyên Đán, với các hình như: chữ Phúc, hình đôi cá chép, hình phượng hoàng… mang ý nghĩa may mắn, phước lành, thịnh vượng và hạnh phúc. Nghệ thuật Tranh cắt giấy ở Dương Liễu Thanh đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào năm 2009.
Ngũ Đại Lộ Italian Style Town Thị trấn Florence, huyện Vũ ThanhThành phố Thiên Tân còn nổi tiếng với những khu đô thị mới được thiết kế theo lối kiến trúc của Châu Âu. Một trong số đó phải kể đến một thị trấn giống hệt với ngôi làng Florentia của nước Ý, nằm ngay tại huyện Vũ Thanh, ngoại ô Thiên Tân. Thị trấn này không khác một điểm nào so với phiên bản gốc ở Ý. Từ những cửa hàng mua sắm cao cấp như: Gucci, Celine, Chloe, Fendi hay Prada, tới đài phun nước, con kênh Grand nhân tạo, cầu Rialto… đều mang lại cho du khách cảm giác lãng mạn như đang ở trong một góc phố trên đất nước Ý.
Đền Nho giáo Thiên TânĐây là một ngôi đền nhỏ nằm ở quận Nam Khai, là đền thờ Khổng Tử – nhà triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. Ngôi đền này có kiến trúc xây dựng cổ kính và mang ý nghĩa lịch sử to lớn đối với thành phố Thiên Tân.
Đền DuleĐền Dule là một công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ xưa ở Trung Quốc. Từng bị phá hoại vào thời đại Nhà Đường, triều đại hoàng đế Wuzong, ngày nay ngôi đền đã được khôi phục và xây dựng, mở rộng. Bức tượng Bồ Tát cao khoảng 16 m trong đền Dule trở thành điểm thu hút sự chú ý của du khách tham quan trong và ngoài nước. Được nghệ nhân Liao khắc chế thành, bức tượng được coi là tượng Phật lớn nhất Trung Quốc.
Nhà thờ Vọng Hải LâuNhà thờ Vọng Hải Lâu cũng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đến du lịch Thiên Tân. Đây là tòa giáo đường mang phong cách gothic nổi tiếng, nằm ở quận Hà Bắc.
Công viên Hạng VũCông viên Hạng Vũ nằm ở góc đại lộ Tây Thi, quận Nam Khai, Thiên Tân. Công viên này được đặt theo tên của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, người có công trong việc thành lập nhà Hán ở Trung Quốc. Công viên mở cửa miễn phí và mang đậm phong cách nghệ thuật. Đây là địa điểm du lịch Thiên Tân thú vị đối với cả du khách lẫn người dân địa phương.
Dinh thự gia tộc ShiĐược xây dựng vào năm 1875, Shi Courtyard có diện tích hơn 6.000 m2, bao gồm cả các khuôn viên lớn, nhỏ và hơn 200 ngôi nhà. Gia tộc Shi trở nên giàu có thông qua buôn bán ngũ cốc và bông. Họ kiếm đủ tiền để mua đất và xây nhà riêng của họ. Sau đó, họ mở cửa hàng, nhà máy và ngân hàng tư nhân để gia tăng sự giàu có của họ. Gia đình sống ở Yang Liu Qing trong hơn 200 năm. Trong thời trị vì của Hoàng đế Jia Qing, gia tộc Shi sở hữu hàng ngàn hecta đất và 500 ngôi nhà. Shifu Garden, đã hoàn thành việc mở rộng vào tháng 10/2003, bao gồm 1.200 m2, kết hợp sự sang trọng của khu vườn hoàng gia và tinh tế của khu vườn phía Nam. Bây giờ sân của gia đình Shi có diện tích khoảng 10.000 m2, được gọi là biệt thự đầu tiên ở Bắc Trung Quốc.
Dinh thự cũ của vua Phổ NghiDinh thự cũ của vua Phổ Nghi nằm ở số 70 đại lộ An Sơn, quận Hà Bình. Đây là nơi ở của Phổ Nghi, vị hoàng để cuối cùng của Trung Hoa, đã từng ở khi đến Thiên Tân. Đến tham quan địa điểm nổi tiếng này, du khách sẽ được biết thêm về cuộc đời cũng như những người vợ của vua Phổ Nghi.
Nhà tưởng niệm Chu – ĐặngChu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đều là hai nhà chính trị gia lỗi lạc thời kỳ dầu của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Tại quận Nam Khai, nhà tưởng niệm Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình là một địa điểm du lịch Thiên Tân mang đậm dấu ấn lịch sử, được nhiều du khách quan tâm.
Biệt thự gốm sứMột nơi đặc biệt nữa không thể thiếu trong chuyến du lịch thành phố Thiên Tân là ngôi biệt thự bằng gốm sứ của nhà sưu tầm Zhang Lianzhi, đã được ghi vào kỷ lục Guiness. Ngôi biệt thự này có diện tích 3.000 m2, được trang trí bằng 400.000.000 sản phẩm gốm sứ cổ, 16.000 mảnh sành cổ, 5.000 chiếc lọ cổ, 4.000 bát và đĩa cổ, hơn 20 tấn đá pha lê và mã não, 300 tác phẩm chạm khắc bằng đá cẩm thạch trắng. Đây vốn là một ngôi biệt thự cổ, được xây dựng theo phong cách Pháp có lịch sử hơn 100 năm. Trước đây thuộc sở hữu của một vị quan cuối triều đại nhà Thanh, đến năm 1949 được dùng làm chi nhánh của một ngân hàng. Sau đó ngôi biệt thự bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó, ông Zhang Lianzhi bỏ ra 160.000 USD để mua lại ngôi biệt thự này. Ông đã dành 4 năm để biến thành một tòa lâu đài độc đáo, trang trí bằng những mảnh gốm sứ có niên đại từ thời nhà Đường và nhà Thanh. Tường biệt thự được bao phủ bằng 3.000 chiếc bình sứ và được gọi tên là “Ping’an Qiang” nghĩa là “bức tường bình an”. Trong biệt thự còn có 4 con rồng, mỗi con dài 200 m, được ghép từ hàng ngàn mảnh sứ.
Phòng trà MingliuĐối với người dân Thiên Tân, ngồi ở phòng trà Mingliu, vừa thưởng thức tấu hài (Xiangsheng – một loại hình đối thoại tấu hài truyền thống của Trung Quốc), vừa nhấm nháp chén trà là một thú vui tao nhã và phổ biến vào buổi tối ở nơi đây. Phòng trà Mingliu được xây dựng vào năm 1991, do bà Hồ Khiết Thanh – phu nhân của Lão Xá ( một văn nhân nổi tiếng của Trung Quốc) lên thiết kế và xây dựng. Còn tấm biển hiệu của quán, do chính tay Mã Tam Lập – một nghệ sĩ tấu hài vô cùng nổi tiếng ở Trung Quốc hạ bút đề danh “Mingliu trà quán” (tạm dịch: Quán trà Mingliu).
Bảo tàng Thiên TânĐây là bảo tàng lớn nhất ở Thiên Tân, trưng bày một loạt các di tích văn hóa và lịch sử quan trọng. Bảo tàng nằm ở Yinhe Plaza ở Quận Hexi của Thiên Tân và có diện tích khoảng 50.000 m2. Phong cách kiến trúc độc đáo của bảo tàng, trông giống như một con thiên nga trải rộng đôi cánh của nó, trở thành một trong những tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố. Bảo tàng này được xây dựng là một địa điểm lớn cho việc thu thập, bảo vệ và nghiên cứu các di tích lịch sử nhằm mục đích giáo dục, giải trí và du lịch. Bảo tàng Thiên Tân có một bộ sưu tập rộng lớn các tác phẩm nghệ thuật và triển lãm cổ xưa của Trung Quốc. Có gần 200.000 bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật và di tích lịch sử và văn hóa quý giá, bao gồm thư pháp, tranh, đồ đồng, đồ gốm, đồ ngọc bích, hải cẩu, đá mực, Jiagu (xương hoặc vỏ rùa với chữ khắc của triều đại nhà Thương), tiền xu, tài liệu lịch sử, nghệ thuật dân gian địa phương,… trong đó có gần 1.000 di tích văn hóa hạng nhất. Bảo tàng Thiên Tân không những nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn nổi tiếng trên thế giới… Định kỳ sẽ có những buổi triển lãm được tổ chức để giới thiệu văn hóa nơi đây đến tất cả mọi người.
Thủy cung Hai ChangThủy cung Hai Chang Thiên Tân nằm trên đường Hai Chang, quận Bình Hải mới. Nơi đây có rất nhiều loài sinh vật biển như cá heo, cá mập, sứa, hải cẩu… màn biểu diễn trên sân khấu nước tại Thủy Cung là điểm nhấn đặc biệt nhất thu hút hàng triệu du khách đến xem.
Núi PanshanNúi Panshan nằm ở huyện Kế, là một điểm du lịch cấp quốc gia, đã từng được liệt vào danh sách 15 địa điểm du lịch hàng đầu của Trung Quốc. Điểm du lịch này từng được Hoàng đế Càn Long của triều Nhà Thanh (1644-1911) đến thăm quan hơn 30 lần. Điều đó đã làm cho nó trở thành điểm du lịch thu hút đông du khách trong và ngoài nước và nhất là những người yêu lịch sử. Núi Panshan được bao phủ bởi các đồn điền xa hoa và các di sản lịch sử phong phú. Panshan có 3 khúc cua: Upper Bend, Middle Bend và Lower Bend. Cảnh quan thiên nhiên của Núi Panshan được bao phủ trong đá, suối, cây thông,… tràn ngập một màu xanh. Các sườn núi nổi tiếng với những cây thông và đá hình ngọc bích được định hình thành các hình dạng tuyệt vời bởi nhiều thế kỷ kiến tạo bởi gió và nước. Hơn 320 loại cây và bụi cây đã được tìm thấy trong vùng lân cận, những cây này biến núi thành một vườn thực vật tự nhiên. Panshan có nhiều vách đá tuyệt đẹp và hấp dẫn và những tảng đá hình khối và đá cuội. Ngọn núi bao gồm năm đỉnh núi. Đỉnh Núi Trăng là đỉnh chính của nó (Guayue feng), mặc dù chỉ cao 864 mét so với mực nước biển. Trên đỉnh là bảo tháp Dingguang được cho là có chứa một chiếc răng của Đức Phật. Hãy trèo lên và khám phá, càng lên cao, du khách sẽ cảm thấy rõ toàn bộ vẻ đẹp của Panshan.
Huangyaguan Great Wall Bánh chiên Nhĩ Đóa NhãnLà một trong “Thiên Tân Tam Tuyệt”, đặc sản Thiên Tân này vô cùng thơm ngon với gạo nếp làm thành mặt bánh, đậu đỏ, đường trắng xào với nhau thành nhân bánh, cuối cùng dùng dầu thơm chiên lên. Một thành phẩm hình cầu, màu vàng nhạt với nhân đậu đỏ bên trong cực tinh tế. Nguồn gốc của “Bánh chiên Nhĩ Đóa Nhãn” có lịch sử hơn 100 năm, vào thời vua Quang Tự triều Thanh. Người tạo ra loại bánh này chính là Lưu Vạn Xuân nằm ở lối ra của ngõ Nhĩ Đóa Nhãn nhỏ hẹp, nên thực khách gọi là “bánh chiên Nhĩ Đóa Nhãn”.
Bánh khô Chi Lan TraiBánh Chi Lan Trai là một món bánh truyền thống nổi tiếng của dân tộc Hán ở vùng Thiên Tân, là sản phẩm của tiệm cổ có tuổi đời hơn 60 năm. Bánh Chi Lan Trai được chế biến từ gạo nếp, gạo nếp xay ra rồi thêm các loại nguyên liệu làm nhân và chưng lên. Bánh này do cửa tiệm Chi Lan Trai sáng tạo ra, nên gọi là bánh Chi Lan Trai. Bánh có màu trắng tinh khiết, ăn không dính răng, bột không rơi vãi, vị mềm, có nét độc đáo riêng. Bánh khô Chi Lan Trai bắt nguồn từ năm 1928, người làm ra món bánh này – Phí Hiệu Tăng đã đem bán trong tiệm ăn cổ Chi Lan Trai trên đường Thẩm Trang Tử. Giá thành của bánh Chi Lan Trai rất rẻ, người ăn kiêng trong tháng giêng âm lịch thường chọn món ăn này. Bánh Chi Lan Trai có sự khác biệt so với loại bánh khô ở thôn Dương – Thiên Tân, vì người đời sau không cho thêm nguyên liệu vào nhân, giữ nguyên sắc nguyên vị, còn người đời trước trong quá trình chế biến đã cho thêm bánh đậu, đường trắng, quả táo gai,… vào nhân bánh. Ngoài ra, còn rắc thêm hạt tùng, hạt dưa, hạt óc chó, sợi thanh hồng và một số nguyên liệu khác.
Bánh quai chèo Quế Phát Tường – Thập Bát NhaiMón ngon này được làm theo kiểu bánh quai chèo, quẩy trắng và quẩy vừng nhồi vào nhân bánh thập cẩm, thêm hoa quế, gừng ngọt, hạch đào, đậu phộng, vừng, thêm sợi thanh hồng và đường phèn. Để cho bánh quai chèo có nét đặc sắc riêng biệt, thêm mùi vị hấp dẫn, có thể bảo quản lâu dài, việc chọn nguyên liệu cũng ngày một tỉ mỉ hơn, như: dùng hoa quế Tây Hồ Hàng Châu gia công thành hoa quế mặn, đường phèn làm từ mía trồng ở Lăng Phủ, bột lúa mạch tinh chế,…
Bánh tai (Erduoyan Zhagao)Bánh tai là một món ăn nhẹ truyền thống của Thiên Tân nổi tiếng. Nó bắt nguồn từ tên của nó từ đường hẹp Ear-Hole ở Beidaguan của Thiên Tân, nơi có cửa hàng bán nó. Bánh tai có lịch sử hơn 80 năm. Nó đã được giới thiệu bởi một người tên là Liu Wanchun, người đã bán nó trên một chiếc xe lăn khắp các con đường. Khi công việc kinh doanh của anh ta thịnh vượng, anh ta thuê một căn phòng và mở Cửa hàng bánh Bánh tai của Liu. Bởi vì bánh chiên mà anh làm được có chất lượng cao, giá cả hợp lý và có hương vị đặc biệt, nó nhanh chóng trở thành một món ăn vặt phổ biến. Bánh được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn và nhào trộn cẩn thận. Nhân bánh là đậu làm bằng đậu đỏ nấu chín. Bánh ngọt khi chín có màu vàng nhạt, giòn, trong khi nhân bánh có vị ngọt ngào với hương vị đậm đà.
Kẹo mạch nhaKẹo mạch nha thời xưa dùng để tế Táo thần vào ngày 23 tháng chạp, người dân dùng kẹo được làm từ đường mạch nha như: kẹo mạch nha, kẹo quan đông..cúng tế lên các Táo thần, để khi họ lên thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng, họ sẽ dùng lời hay ý ngọt để tâu giúp người dân, dùng kẹo này để dính miệng các Táo không cho họ nói quá nhiều. Ở Bắc Kinh có một câu nói bỏ lửng như thế này: “Táo vương gia thăng thiên – nói nhiều lời tốt đẹp”. Ở phương Bắc, kẹo tế Táo thường được gọi là “Kẹo mạch nha”, họ dùng đường mạch nha và thêm một ít vừng làm thành hồ lô hoặc hình quả dưa. Còn có một loại khác là “Kẹo quan đông”, dùng đường chế tạo từ bột gạo nếp để làm kẹo, vừa cứng vừa giòn.
Bánh chiên hầmBánh chiên hầm là món ăn vặt nổi tiếng ở Thiên Tân, được làm từ các nguyên liệu chủ đạo như bột đậu xanh thêm chút gia vị đặc trưng trước khi đem chiên lên. Theo lịch sử thì món ăn này dùng chủ yếu trong ngày 2 tháng 2 Âm lịch, ngày mà Nữ Oa đội đá vá trời nên mọi người lấy làm kỷ niệm. Do nét đặc sắc của món ăn, cho nên sau đó nó dần trở thành món ăn vặt được bán đầy trên phố. Ngày nay, rất nhiều gia đình không còn nấu món này vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch nữa, nhưng ngược lại họ có thể mua “bánh chiên hầm” được bày bán trên đường phố bốn mùa quanh năm, nên du khách cũng dễ dàng mua được chúng.
Bánh cuộn chiênBánh cuộn chiên là món ăn vặt truyền thống của Thiên Tân. Họ dùng các loại nguyên liệu: dầu mè, tương vừng, đậu phụ lên men, gừng xay, ngũ vị hương, muối…để chế biến nhân bánh; nhân bánh gồm có giá, đậu phụ khô, rau thơm, bánh phở, rồi dùng váng đậu cuộn lại, độ dài khoảng 15 cm; sau đó quẹt nước sốt được chế từ bột mỳ, dấm, muối; cho hai đầu cuộn bánh dính vào với nhau, rồi đem chiên dầu, chiên đến khi bánh có màu vàng. Bánh cuộn chiên ngày xưa từng được một tiệm bán đậu tương, họ đã nấu tương trong một khoảng thời gian dài thành lớp vỏ ngoài, rồi đem đi phơi khô, sau đó quấn quanh hỗn hợp rau để làm thành sản phẩm. Trải qua nhiều năm sau đó, nó đã trở thành một phần đặc sản của Thiên Tân.
Bánh bao “Cẩu Bất Lý”Bánh bao Cẩu Bất Lý của Thiên Tân là một trong ba “Thiên Tân Tam Tuyệt”. Nhắc đến món ăn này hẳn những người đã được thưởng thức qua cũng phải ứa nước miếng. Món ăn này tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, trộn bột, nhào bột, cán bột đều cần có những kỹ xảo nhất định. Có lẽ du khách sẽ phả thốt lên khi biết công đoạn là ra chiếc bánh bao này nó cầu kỳ đến mức nào. Vỏ bánh được cán mỏng với đường kính 8,5 cm. Nhân bánh được làm tỉ mỉ từ thịt lợn, các gia vị đi kèm trộn cùng với nước hầm xương. Sau đó những người thợ kéo tay sẽ gói bánh lại và nặn. Họ dùng sức gấp nếp một cách tinh tế. Mỗi chiếc bánh bao giống như những bông hoa cúc với 18 nếp gấp đều nhau. Chiếc bánh thành phẩm thơm mà không ngấy. Đây là món ăn được đông đảo du khách lựa chọn khi tới Thiên Tân.
Bánh bao chay Thạch Đầu Môn KhảmTrong số các món ăn vặt ở Thiên Tân, bánh bao chay Thạch Đầu Môn Khảm nhận được sự yêu mến nồng nhiệt của người dân, nó bắt nguồn từ thời nhà Thanh, cho đến ngày nay nó đã có hơn 100 năm lịch sử. Tiệm gốc của bánh bao chay Thạch Đầu Môn Khảm là tiệm Chân Tố Nguyên được mở trên đường Cung Nam vào cuối thời Càn Long nhà Thanh. Chủ tiệm vì muốn phòng tránh nước mưa mùa hè chảy vào tiệm, nên ở trước cửa tiệm đã xây một bậc cửa bằng đá, khá lâu sau đó, đặc trưng này trở thành tên gọi khác của Chân Tố Nguyên. Cho đến nay, cửa tiệm trên phố ẩm thực Nam Thị có một cái tên mang phong vị ẩm thực “Tiệm bánh bao chay Thạch Đầu Môn Khảm”. Nhân bánh Thạch Đầu Môn Khảm có tổng cộng 19 phụ liệu, đều là đặc sản các vùng, vỏ bánh mỏng mềm bọc ngoài, hương vị món chay đậm đà mang nét riêng biệt, ăn xong sẽ lưu lại dư vị khó quên, đặc biệt là người cao tuổi rất thích món ăn này. Nó đúng là một món ăn vặt mang hương vị chay truyền thống đặc sắc của dân tộc Hán trong khu vực Thiên Tân.
GuobacaiMột món ăn nhẹ có hương vị địa phương mạnh mẽ, guobacai là một loại bánh làm bằng bột kê và bột đậu xanh. Bánh mì được cắt lát và nấu trong nước sốt làm từ dầu mè, xắt nhỏ gừng, nước tương, đậu hủ non và hành tây. Guobacai thường được phục vụ cùng với bột chiên và bánh mè.
ChatangChatang cũng là món ăn nhẹ truyền thống của Thiên Tân. Nó được làm bằng hạt kê nướng và bột kê nếp. Súp được làm bằng cách đổ nước sôi vào hỗn hợp bột và sau đó thêm đường hoặc đường nâu. Cách chatang được phục vụ tại các quầy hàng cũng hấp dẫn như chính món súp. Nước được đun sôi trong một chậu đồng lớn với vòi nước thường được làm thành đầu của một con rồng. Trong khi làm món súp, nhà chế tạo Chatang có tay nghề có thể cầm một ít bát trong tay và đổ nước sôi vào chúng từ một khoảng cách khá xa.
TangduiCó một thói quen ở Thiên Tân đó là ăn Tangdui vào đêm trước của năm mới. Tangdui phổ biến nhất được làm bằng quả hòn tằm. Quả Hawthorn đã lấy hạt của họ và được xiên trên một thanh tre mỏng, sau đó nhúng vào xi-rô nóng. Khi họ trở nên lạnh, các quả dâu tây bọc trong đường tinh thể trông giống như hạt đậu đẹp đẽ ngọt ngào và vị chua. Đôi khi, quả tằm rỗng có chứa đậu đỏ, hạt óc chó và dưa. Ngày nay, ngoài cây dâu tằm, một loạt các tangdui đã được phát triển, bao gồm nước dấm, tangerine, táo, lê,…
Hạt dẻ rang đườngHạt dẻ rang đường là một món ăn nổi tiếng mang đậm hương vị của vùng Thiên Tân, cũng là một hương vị truyền thống lâu đời. Nguồn gốc của món Hạt dẻ rang đường xuất phát từ thời Nam Tống.Hạt dẻ vốn có màu nâu đậm, chỉ là cách ăn của người phương Bắc và người phương Nam không giống nhau, họ dùng một máy rang lớn và một hòn đá màu đen liên tục đảo đi đảo lại, sau đó bỏ thêm một ít tương đường, cho ra thành phẩm với một cái tên rất hay: “Hạt dẻ rang đường”. Hạt dẻ giàu chất dinh dưỡng, còn có tên là “Vua của các loại hạt”.
Chè bột mỳ Thượng Cang TửĐăng bởi: Thạnh Nguyễn
Từ khoá: Thành Phô Thiên Tân – Phố cảng sầm uất bậc nhất Trung Quốc
Có Điều Gì Đặc Biệt Ở Chợ Đông Ba Xứ Huế?
Đôi nét về chợ Đông Ba
Đông Ba được xem là khu chợ lớn nhất xứ Huế thơ mộng. Khu chợ nằm trên đường Trần Hưng Đạo, nằm dọc bên bờ sông Hương, cách cầu Tràng Tiền khoảng 1km.
Lịch sử ngôi chợ cổ bậc nhất xứ HuếChợ Đông Ba Huế (Ảnh: sưu tầm)
“Đông Ba” không phải là cái tên đầu tiên được đặt cho nơi đây. Trước đây chợ có tên là “Quy Giả Thị”, cái tên đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn. Tuy nhiên đến năm 1885, kinh đô thất thủ, chợ bị đốt sạch. Cho đến năm 1887, vua Đồng Khánh cho xây dựng lại và đổi tên thành chợ Đông Ba.
Chợ Đông Ba thời xưa (Ảnh: sưu tầm)
Thời điểm “vàng” để ghé chợ Đông BaChợ Đông Ba thời xưa (Ảnh: sưu tầm)
Một số người làm ăn, buôn bán thường kiêng kỵ với việc mặc cả mà không mua vào đầu giờ sáng. Đi chợ vào khoảng 3g chiều sau khi có người “mở hàng”, bạn có thể thỏa thích mặc cả giá. Bên cạnh đó, các quầy ẩm thực ngon nức tiếng thường được bán vào cuối buổi chiều. Đây là thời điểm tuyệt vời nhất cho các bạn thử hết các loại đặc sản xứ Huế.
Cấu trúc đặc sắc của khu chợ cổ Đông BaMột gian hàng ở chợ (Ảnh: sưu tầm)
Chợ Đông Ba gồm một khu nhà 3 tầng nằm ngay trung tâm thành phố gọi là lầu chuông. Xung quanh là những dãy nhà tạo thành vành đai hình chữ U.
Tầng 1 mang một mùi thơm đặc trưng. Vì khu vực này dành riêng cho những gian hàng bày bán các loại hải sản khô và hàng chục loại mắm đặc sản Huế, từ mắm ruốc, mắm tôm,….
Những gian hàng mắm, ruốc ở tầng 1 (Ảnh: sưu tầm)
Tầng 2 là khu vực bán đồ dùng mỹ nghệ, đồ lưu niệm thủ công, đồ handmade. Bên cạnh đó còn có cả những món quà làm từ gốm như om đất, bình vôi, chén, bát được điêu khắc một cách tinh xảo. Đặc biệt, bạn còn được chiêm ngưỡng những món đồ được làm bằng tre như thúng, rá, giường, võng khá độc đáo.
Những đồ dùng thủ công mỹ nghệ ở tầng 2 (Ảnh: sưu tầm)
Những đồ dùng thủ công mỹ nghệ ở tầng 2 (Ảnh: sưu tầm)
Tầng 3 của lầu chuông dành cho những gian hàng vải vóc và quần áo. Những du khách đến đây không khỏi ngỡ ngàng trước những tấm vải nổi bật với hoa văn đậm chất Huế. Đặc biệt, xen kẽ giữa các gian hàng vải lụa là những thợ may đang thiết kế y phục xinh đẹp bằng bàn tay điêu nghệ, dẻo dai.
Những tấm vải lụa nổi bật với những hoa văn tinh xảo (Ảnh: sưu tầm)
Bên ngoài chợ không chỉ tập trung bán những thứ đồ như đồng hồ, vali, đồ điện,… Nơi đây, bạn còn có thể thưởng thức những món ăn ngon từ những cô, chú bán hàng rong trước mặt chợ. Đặc biệt, các món ăn này có giá rất rẻ.
Gánh ốc hàng rong (Ảnh: sưu tầm) Bánh lọc trần 2 nhân (Ảnh: sưu tầm)
Ăn gì khi đến chợ Đông Ba?Gánh ốc hàng rong (Ảnh: sưu tầm)Bánh lọc trần 2 nhân (Ảnh: sưu tầm)
Chợ Đông Ba được ví như là một thiên đường ẩm thực của vùng đất Cố đô nổi tiếng có nhiều món ngon. Có rất nhiều món ăn mới lạ, ngon miệng và được chế biến ngay tại chỗ đảm bảo thị hiếu của thực khách. Một số món ăn bạn nhất định nên thử khi đến đây như bánh canh Nam Phổ, bánh bột lọc, chè bột lọc heo quay, bún mắm tai heo…
Nên mua đặc sản Huế nào khi đến chợ?Khi đến chợ Đông Ba, bạn có thể chọn mua những thức quà như mè xửng, tôm chua, các loại mắm xứ Huế giá chỉ từ 10.000đ ~ 50.000đ. Hoặc bạn có thể chọn hạt sen (từ 120.000 – 170.000 VNĐ/kg),… để biếu ông bà, cha mẹ hay để làm quà tặng bạn bè, người quen.
Những kinh nghiệm khi đến chợ Đông Ba
Đừng ngại mặc cả khi mua đồ ở chợ Đông Ba Huế. Hãy trả bằng nửa giá người bán đưa ra, sau đó nâng dần giá lên. Nếu bạn may mắn thì bạn có thể mua được món đồ mình muốn với giá cực rẻ.
Chợ thường họp lại vào mùng 3 Tết. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người đi trước, những ngày này thường có rất ít hàng quán mở bán. Nên chú ý đừng nên đi du lịch đến chợ Đông Ba vào những ngày này.
Những ngày lễ thường rất đông, bạn phải bảo quản tư trang cho thật kỹ khi đến chợ trong những ngày này.
Người con gái Huế – cảnh chợ Đông Ba (Ảnh: Du lịch Đất Việt)
Người viết: Diệu Hiền
Đăng bởi: Thuỷ Ngô Phương
Từ khoá: Có điều gì đặc biệt ở Chợ Đông Ba xứ Huế?
China Town Bangkok – Phố Người Hoa Nhộn Nhịp Sầm Uất Giữa Thủ Đô Thái Lan
Cộng đồng người Hoa xuất hiện ở rất nhiều khu vực trên thế giới. Ở Thái Lan cũng có một khu phố China Town Bangkok vô cùng sầm uất mà khách nào cũng đến khi du lịch “xứ sở chùa Vàng”.
China Town Bangkok – Phố người Hoa nhộn nhịp sầm uất giữa thủ đô Thái LanPhố người Hoa có tên tiếng Thái là “Yaowarat”, nằm ở quận Samphanthawong, vùng trung tâm Bangkok. Người Trung Quốc tới vùng này vào khoảng những năm 1700 nhằm mở rộng “con đường tơ lụa” giao thương với người Siam (người Thái), nhiều người đã ở lại sinh sống.
Thêm nữa, nạn đói đã buộc nhiều người phải di cư, trong đó Thái Lan là điểm đến phổ biến cho những người nhập cư Trung Quốc. Sau đó, ngày càng có nhiều thuyền buôn Trung Quốc mang hàng hóa đến Thái Lan. Những người Hoa đã tập trung lại một khu vực và hình thành nên China Town Bangkok như ngày nay.
Ảnh: @go.sanjy.
Đường Yaowarat là trung tâm của khu phố dài khoảng 1,5 km, bắt đầu từ cổng Paifang và kết thúc tại cầu Phanuphan. Đường được trang trí đầy màu sắc với các bảng hiệu đèn neon và các ký tự Trung Quốc khổng lồ khiến bạn có cảm giác như đang ở Hồng Kông.
Ảnh: @go.sanjy.
Nếu muốn mua vàng ở Thái Lan, bạn cũng nên đến đường Yaowarat. Hơn 150 thương nhân vàng đã định cư ở khu vực này, vì vậy bạn sẽ tìm thấy đa dạng đồ trang sức bằng vàng với số lượng lớn.
Hải sản ở phố người Hoa. Ảnh: @kristinjohansen85.
Con đường Yaowarat còn nổi tiếng với các món ăn đến từ hải sản độc đáo và ngon miệng. Nếu không biết bắt đầu từ đâu, bạn chỉ cần đi theo đám đông. Nếu nhìn thấy một nhóm đông người Thái đang tập trung tại một gian hàng nào, thì đồ ăn ở đó chắc chắn sẽ rất ngon.
Các món từ côn trùng. Ảnh: @kristinjohansen85.
Fai-Kaew Yao Wa-Rat là gian hàng hải sản hấp dẫn và thu hút nhiều thực khách nhất ở China Town Bangkok. Menu có rất nhiều món ăn để lựa chọn, đặc biệt là cua xào và tôm chua ngọt. Đầu bếp sẽ chế biến món ăn ngay trước mặt thực khách, chiêm ngưỡng toàn bộ quá trình chế biến sẽ mang đến cho bạn bữa ăn ngon miệng hơn.
Chùa Khánh Vân, ngôi chùa Việt Nam đầu tiên ở China Town Bangkok.
Ngoài hải sản, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều món ăn đường phố khác ở mọi ngóc ngách của China Town Bangkok. Hầu hết các món ăn ở đây rất lạ lùng và thú vị, từ súp cá viên nổi tiếng đến côn trùng, bọ cạp, nhiều loại trái cây kỳ lạ, bánh bao nhồi Trung Quốc, cá khô, súp tổ yến…
Ảnh: @teru6009.
Địa điểm được yêu thích khác ở China Town Bangkok là cổng Paifang, nằm ở giữa vòng xoay giao thông Odeon và hai bên lối vào khu phố. Khai trương vào năm 1999 để vinh danh vua Bhumibol Adulyadej, cổng Paifang là dấu hiệu cho sự phát triển của khu phố. Ngày nay, cánh cổng đầy màu sắc của Trung Quốc này là một trong những địa danh quan trọng và đã trở thành nơi check-in phổ biến.
Ảnh: @teru6009.
Ở khu phố này cũng có rất nhiều ngôi chùa lớn và nhỏ mang phong cách Trung Hoa. Tuy nhiên, ngôi chùa Phật giáo Trung Quốc được đánh giá đẹp nhất là Wat Mangkon Kamalawat. Được trang trí đẹp mắt với nhiều màu vàng và đỏ theo truyền thống của Trung Quốc, ngôi chùa này mê hoặc du khách với kiến trúc Trung Hoa nổi bật.
Ảnh: @khanhv.o.
Không chỉ vậy, khu phố người Hoa ở Bangkok còn ẩn chứa nhiều điều thú vị bất ngờ hơn nữa đang chờ du khách khám phá. Hãy lên lịch đến Bangkok, Thái Lan ngay hôm nay để tận hưởng chuyến hành trình đầy niềm vui. Và đừng quên gọi đến chúng mình đặt tour, vé máy bay, phòng khách sạn Bangkok với giá tốt nhất thị trường!
Ảnh: @junggo_lim.
Đăng bởi: Lê Hoàng Mai Nhi
Từ khoá: China Town Bangkok – Phố người Hoa nhộn nhịp sầm uất giữa thủ đô Thái Lan
Hội An Về Đêm – Bức Họa Đẹp Của Thương Cảng Quốc Tế Sầm Uất Một Thời
Hội An về đêm thu hút nhiều du khách bởi các địa điểm vui chơi, khám phá thú vị cùng những món đặc sản mới lạ, hấp dẫn. Nếu là người yêu thích không gian cổ kính của phố cổ Hội An, du khách đừng nên bỏ lỡ cơ hội được hoà vào nhịp sống trầm lắng, nên thơ tại nơi đây.
Khám phá 10 địa điểm du lịch Hội An về đêm thú vị, hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm)
1. Sức hút diệu kỳ của phố cổ Hội An về đêmPhố cổ Hội An luôn khiến nhiều du khách mê mẩn bởi vẻ đẹp bình yên, cổ kính nhưng không kém phần nhộn nhịp, sôi động. Dưới ánh đèn lung linh, huyền ảo, Hội An về đêm toát lên một vẻ đẹp quyến rũ, thơ mộng như một bức tranh làm lưu luyến và say lòng biết bao du khách.
Hội An ban đêm mang một sức hút vô cùng lớn với nhiều du khách (Ảnh: Sưu tầm)
2. TOP hoạt động chưa bao giờ ngừng HOT của Hội An về đêm 2.1. Thả đèn hoa đăng khi đi thuyền trên dòng sông Hoài thơ mộngMàn đêm buông xuống cũng là lúc những chiếc đèn rực rỡ sắc màu được thả trôi lững lờ trên dòng sông Hoài thơ mộng. Khám phá Hội An về đêm, bạn sẽ có cơ hội được đi thuyền du ngoạn trên sông và tự tay thả những chiếc đèn hoa đăng nhỏ xinh, lung linh xuống mặt nước và gửi những lời ước nguyện của bản thân.
Thả đèn hoa đăng và lưu giữ những tấm ảnh đẹp Hội An về đêm (Ảnh: Sưu tầm)
2.2. Thưởng thức show diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”Show ký ức Hội An là buổi biểu diễn thực cảnh lớn nhất thế giới, tái hiện về những nét đẹp về lịch sử, văn hoá của phố cổ Hội An. Với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hoành tráng cùng sự tham gia của hơn 500 nghệ sĩ biểu diễn, show diễn này hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều màn trình diễn mãn nhãn cùng những giây phút thăng hoa.
Thưởng thức show diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” lớn bậc nhất thế giới (Ảnh: Sưu tầm)
2.3. Tản bộ qua từng góc phố cổ lung linhMột trong những nét đặc trưng văn hoá du lịch của Hội An chính là phố đi bộ. Dạo quanh phố đi bộ Hội An, du khách có thể ngắm những ngôi nhà cổ bình dị hay những luồng ánh sáng lấp lánh trải dài trên sông Hoài. Đặc biệt, bạn sẽ được thoải mái check-in và lưu giữ những bức ảnh “đắt giá” đầy lãng mạn bên các hàng đèn lồng rực rỡ sắc màu.
Tản bộ và check-in ảnh phố cổ Hội An về đêm cùng những chiếc đèn lồng rực rỡ (Sưu tầm)
2.4. Phá đảo chợ đêm Hội AnKhác với vẻ đẹp bình yên, thơ mộng vào ban ngày, Hội An về đêm lại vô cùng náo nhiệt và tấp nập hơn hẳn nhờ các khu chợ đêm sầm uất. Dạo quanh chợ đêm Hội An, du khách có thể dễ dàng chọn mua các món quà lưu niệm như: đèn lồng, tò he đất,… và thưởng thức các món đặc sản phố Hội đặc sắc như: cao lầu, mì quảng,…
2.5. VinWonders Nam Hội An và loạt trải nghiệm hấp dẫnNgoài các hoạt động vui chơi trong khu vực phố cổ, khi đến với Hội An, du khách đừng bỏ lỡ VinWonders Nam Hội An cách trung tâm phố Hội khoảng 20 phút lái xe. Đây là một trong những khu vui chơi, giải trí hấp dẫn bậc nhất miền Trung hiện nay với 5 phân khu riêng biệt, bao gồm:
Vùng đất phiêu lưu: Thiên đường vui chơi, giải trí với hơn 100 trò chơi thú vị như: Cú rơi thế kỷ, Đu quay diệu kỳ, Cây dây văng, Thế giới úp ngược,…
Thế giới nước: Đây là điểm đến phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn với bể trò chơi trẻ em và những trò chơi đầy thử thách như: Đường trượt lốc xoáy, Đường trượt siêu lòng chảo, Đường trượt Boomerang, Đường trượt Thần Long,…
Bến cảng giao thoa: Đây là nơi tái hiện lại một thương cảng phồn hoa của phố cổ Hội An thế kỷ XVI – XVII và là điểm check-in thú vị của nhiều du khách.
Đảo văn hóa dân gian: Là nơi tôn vinh và bảo tồn giá trị di sản, Đảo văn hoá dân gian được xem như “trái tim” của VinWonders Nam Hội An. Tại đây, bạn có thể được trải nghiệm không gian văn hoá dân tộc, không gian nhà của các vùng miền như: Nam Bộ, Huế và Bắc Bộ.
River Safari: Đến đây, du khách sẽ được thảnh thơi du ngoạn trên sông và khám phá thiên nhiên hoang dã với hơn 530 cá thể thuộc 50 loài động vật khác nhau.
Khám phá VinWonders Nam Hội An về đêm
Bên cạnh đó, khi tham quan VinWonders Nam Hội An, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng hình ảnh Hội An về đêm tráng lệ và lung linh như một thiên đường cổ tích. Ngoài ra, du khách cũng sẽ được thưởng thức các show biểu diễn nghệ thuật truyền thống đỉnh cao như: show diễn thực cảnh “Về Bến”, trình diễn nhạc nước, hát then, hát quan họ, hát chầu văn,…
Thưởng thức các show diễn đặc sắc và tham gia nhiều hoạt động thú vị tại VinWonders Nam Hội An
2.6. Chill tại các bãi biển khi Hội An về đêmDạo quanh các bãi biển và ngắm cảnh Hội An về đêm cùng người yêu, bạn bè (Ảnh: Sưu tầm)
2.7. Trải nghiệm quán bar Hội An vào ban đêmKhác với vẻ xô bồ, ồn ào và sôi động như những quán bar thông thường, các quán bar ở Hội An mang một nét văn hóa rất riêng biệt, “rất Hội An”. Những quán bar, lounge ở phố cổ là không gian vô cùng ấm cúng để bạn trò chuyện, giao lưu và chill cùng với âm nhạc.
Chơi gì ở Hội An ban đêm? Ghé thăm các quán bar với không gian cổ kính, ấm cúng (Ảnh: @poupe99)
2.8. Check-in tại Chùa Cầu đẹp lung linhĐược xem như một biểu tượng du lịch của phố cổ, chùa Cầu Hội An là công trình kiến trúc phản ánh chân thực về đời sống tín ngưỡng và tinh thần của người dân nơi đây. Tham quan phố cổ Hội An về đêm, bạn đừng quên dừng chân chiêm ngưỡng và “thả dáng” cùng với không gian huyền ảo, quyến rũ tại nơi đây.
Lưu giữ những bức ảnh Hội An về đêm lung linh tại chùa Cầu (Ảnh: Sưu tầm)
2.9. Thưởng thức cafe dọc hai bên bờ sông HoàiHành trình tham quan Hội An về đêm không thể không nhắc đến những quán cafe dọc hai bên bờ sông Hoài – điểm dừng chân lý tưởng của mọi du khách. Ngồi trong những quán cafe xinh đẹp, nhâm nhi một tách cà phê đắng nóng hỏi và ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp của sông Hoài, phố cổ về đêm chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trong lòng mỗi du khách.
Du lịch phố cổ Hội An về đêm và dừng chân nghỉ ngơi tại các quán cafe ven sông Hoài (Ảnh: Sưu tầm)
2.10. Trải nghiệm các trò chơi dân gian trên đường phốMột trong những trải nghiệm vô cùng ý nghĩa và thú vị ở Hội An chính là việc tham gia vào các trò chơi dân gian mang đậm giá trị văn hóa phi vật thể. Các trò chơi như: bịt mắt đập niêu, hát bài chòi, đập bùng binh,… sẽ giúp du khách gợi nhớ về những miền ký ức tươi đẹp và thư giãn sau những ngày dài làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian đường phố tại Hội An về đêm (Ảnh: Sưu tầm)
3. Món đặc sản Hội An về đêm có gì, nên ăn gì?
Cao lầu
Mì quảng
Bánh canh
Hoành thánh
Bánh vạc
Bánh xèo
Bánh mì Phượng Hội An
Bánh đập
Cơm gà Hội An
Các loại chè: chè hạt sen, đậu đỏ, xí mà, mè đen,…
Trà mót
Cơm tấm Hội An
Cơm hến
Bánh bèo
Bánh bao
Nem lụi
Bánh ướt cuốn thịt nướng
…
Thưởng thức món bánh mì Phượng Hội An nức tiếng (Ảnh: Sưu tầm)
Đăng bởi: Đặng Hoài Nam
Từ khoá: Hội An về đêm – Bức họa đẹp của thương cảng quốc tế sầm uất một thời
Tổng Hợp 6+ Kiểu Tóc Top Knot Nam Tính Cuốn Hút Nhất
Kiểu tóc Top Knot là gì?
Tóc Top Knot là kiểu tóc hai bên mai và sau gáy được cạo sát, phần mái để dài và búi cao lên đỉnh đầu hoặc búi thấp xuống gần gáy tùy thích. Kiểu tóc này là sự kết hợp hoàn hảo giữa Undercut và Man Bun.
Tóc Top Knot có nguồn gốc từ châu Mỹ nên rất phù hợp với gương mặt của đàn ông Phương Tây. Tuy nhiên, các nhà sáng tạo mẫu tóc rất sáng tạo và dùng bàn tay khéo léo của mình đã tạo nên nhiều mẫu tóc Top Knot phù hợp với gương mặt châu Á.
Dù là biến thế nào của kiểu Top Knot thì cũng khiến cho bạn trở nên nam tính, mạnh mẽ, cuốn hút. Đặc biệt đối với những anh chàng nghệ sĩ hay những chàng có phong cách bụi bặm, kiểu tóc này rất được yêu chuộng.
Kiểu tóc Top Knot hợp với khuôn mặt nào?Kiểu tóc Top Knot tuy đẹp nhưng khá kén gương mặt. Bởi vì phần hai bên mái được cạo sát nên sẽ lộ nhiều khuyết điểm trên khuôn mặt nếu như bạn có gương mặt tròn béo, dài hay góc cạnh. Tuy nhiên nếu bạn muốn để kiểu tóc này thì có thể để dài phần râu quai nón để cân bằng tỷ lệ khuôn mặt.
Kiểu tóc Top Knot sẽ phù hợp với những bạn nam có mặt trái xoăn, mặt tròn vừa hay mặt chữ điền nam tính. Đặc biệt đối với những anh chàng có sống mũi cao thì để kiểu tóc này sẽ trông nam tính và cuốn hút hơn rất nhiều.
Nhiều bạn nam băn khoăn rằng tóc Top Knot nuôi bao lâu thì dài. Câu trả lời là tùy vào cơ địa của mỗi người mà độ dài mà bản thân mong muốn để có được mái tóc dài ưng ý. Thông thường, để tóc phát triển dài cần thời gian từ 4 – 6 tháng.
Các kiểu tóc Top Knot Kiểu tóc Top Knot cổ điểnKiểu tóc Top Knot cổ điển là kiểu tóc phổ biến nhất hiện nay bởi dễ tạo kiểu, dễ chăm sóc và phù hợp với nhiều phong cách. Đặc biệt đối với những chàng trai bận rộn thì kiểu tóc này là lựa chọn hoàn hảo.
Kiểu tóc Top Knot này là kiểu cạo sát hai bên phần mai và sau gáy, phần mái để dái rồi búi lên trên. Nếu bạn cảm thấy quá đơn điệu thì hay nhờ thợ cắt tóc tạo điểm nhấn bằng một đường line kẻ dọc giữa hai phần tóc đỉnh và tóc mai. Nó sẽ khiến anh em trông năng động và cá tính hơn rất nhiều.
Kiểu tóc Top Knot châu ÁKiểu tóc Top Knot có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhưng khi du nhập vào châu Á nó lại mang một kiểu cách khác hẳn. Nếu khi đàn ông phương tây diện kiểu tóc này sẽ có vẻ đẹp phóng khoáng, bụi bặm thì những bạn nam châu Á sẽ thể hiện một nét đẹp hiện đại, cuốn hút.
Top Knot châu Á sẽ được cắt rất tối giản, phần tóc đỉnh đầu thường để thẳng tự nhiên, hai bên mai và sau gáy cạo sát gọn gàng. Dù đây là kiểu tóc đơn giản nhưng khi kết hợp với một số màu nhuộm thời thường sẽ làm cho anh em trở nên thu hút hơn.
Kiểu tóc Top Knot uốn xoănKiểu tóc Top Knot uốn xoăn là kiểu tóc được các bạn nam cực kỳ yêu chuộng. Kiểu tóc này mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, thi sĩ và phong trần, là kiểu tóc được nhiều bạn nghệ sĩ chọn lựa. Nhiều ngôi sao chưng diện kiểu tóc này như: Jason Momoa, Daniel Koye, SEVENTEEN – Jun,…
Kiểu tóc Top Knot ngắnNếu bạn nam nào mới để tóc dài hoặc không thể để tóc quá dài thì có thể tham khảo kiểu tóc Top Knot ngắn này. Kiểu tóc này được cạo sát hai bên mai và sau gáy. Phần mái để không quá dài, rồi buộc lên thành chỏm tóc cá tính.
Kiểu tóc Top Knot dài Kiểu tóc Top Knot MulletKiểu tóc Top Knot khi kết hợp với kiểu Mullet sẽ trở thành kiểu tóc rất đặc biệt, độc đáo và hiện đại. Với kiểu tóc nam dài này, phần đuôi sẽ được cắt Mullet nhiều tầng từ dày đến mỏng, phần mái được buộc lên nửa đầu.
Đăng bởi: Khuê Trần
Từ khoá: Tổng hợp 6+ kiểu tóc Top Knot nam tính cuốn hút nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Chợ Đông Ba – Sầm Uất Mà Bình Dị Cuốn Hút trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!