Bạn đang xem bài viết Bước Đi Chênh Vênh Trên Miệng Núi Lửa Bromo Ở Indonesia Cảm Nhận Sự Kì Diệu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với một tín đồ du lịch chuyên nghiệp và đam mê khám phá trên hành trình đến Indonesia thì chuyến leo núi lửa Bromo không thể không được nhắc đến. Cảm giác chinh phục sự hùng vĩ, kỳ diệu của tự nhiên khi đang chênh vênh ở miệng núi lửa chỉ có thể tìm thấy ở Bromo nổi tiếng.
Indonesia nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương và được mệnh danh là đất nước vạn đảo. Nơi đây còn khá nhiều núi lửa đang hoạt động, trong đó, 2 địa danh du lịch nổi tiếng khắp thế giới là núi lửa Bromo và Ijen. Nói về hành trình du lịch khám phá và chinh phục núi lửa ở châu Á thì không đâu hấp dẫn như tại Indonesia.
Núi lửa Bromo thuộc Vườn Quốc gia Bromo Tengger Semeru có diện tích khoảng 800 km2… Với chiều cao 2.392 m, Bromo không phải là ngọn núi lửa cao nhất song lại là địa điểm du lịch thu hút khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về.
1. Di chuyển
Sơ lược đoạn đường di chuyển tới núi lửa Bromo. @Internet
Chặng 1: chúng tôi – Surabaya
Vấn đề là vẫn chưa có chuyến thẳng nào từ chúng tôi đến Surabaya nên theo hầu hết hết du khách đều chọn bay qua Kuala Lumpur trước rồi mới đi chuyến tiếp theo đến Surabaya để tiết kiện thời gian. Lưu ý đặt 2 chuyến bay cách nhau khoảng 6 tiếng để thư thả thời gian nhập cảnh, sắp xếp hành lý, đổi ngoại tệ và chuẩn bị cho chuyến bay tiếp theo.
Xe Jeep tụ trên triền núi để chờ đón khách tham quan. @explorebromoid
Chặng 2: Surabaya – Probolinggo
Đến Surabaya, bạn sẽ nghỉ ở khách sạn một đêm để sáng mai tiếp tục lên đường. Tốt nhất là đặt khách sạn trước khi tới và chọn nơi nào gần với ga tàu Gubeng.
Cột khói cao của núi lửa Bromo nhìn từ núi Penanjakan. @amazingmalang
Chặng 3: Probolingo – Cemoro Lawang
Tại Ga tàu, bạn có thể đến làng Cemoro Lawang bằng xe ôm, xe ô tô trung chuyển, khá tiện lợi. Những chiếc xe ô tô có mui trên màu vàng sẽ chở bạn đến nơi bán tour của địa phương. Đối với khách du lịch chưa có kinh nghiệm hoặc chưa từng leo núi lửa Bromo thì nên chọn những tour này với giá khoảng 800.000 – 1.000.000 Rupiah (1,318,000 VND – 1,648,000 VND) với đầy đủ khách sạn, xe buýt đưa đến Cemoro Lawang và xe jeep đưa đón tham quan núi lửa Bromo.
Đối với những khách du lịch có kinh nghiệp, tự tin với khả năng trekking, tìm đường thì có thể đi xe ôm tới trạm xe buýt với khoảng 10 – 15 khách/ xe, đi khoảng gần 2 tiếng là tới Cemoro Lawang. Không quá phức tạp để tìm được đến và leo núi lửa Bromo.
Check in khi bình minh lên. @bacemm_59
Chặng 4: Cemoro Lawang – Núi lửa Bromo
Chặng 4 sẽ, chặng đường thú vị nhất sẽ bắt đầu vào khoảng 2 giờ sáng, khi đó vạn vật vẫn còn chìm trong bóng đêm và bạn thì chuẩn bị đi săn bình minh cho kịp những khoảnh khắc vàng.
Nếu bạn đi theo tour mua sẵn thì cứ yên tâm đi theo lịch trình của những đoàn tổ chức trekking có kinh nghiệm từ trước. Xe Jeep sẽ đón và đưa bạn đến điểm ngắm bình minh ở độ cao khoảng 2.770 m trên núi Penanjakan. Dọc đường đi, bạn sẽ thấy một hàng dài xe Jeep nối đuôi nhau, rất nhộn nhịp. Nhiệt độ lúc này chỉ khoảng 12 đến 15 độ C, có khi xuống dưới 10 độ, rất lạnh.
Không thể để lỡ giây phút này sau khi vượt chặng đường trăm cây số. @ibn_tarmin_surawijaya
Nếu đi tự túc, bạn có thể trekking cùng đồng bọn trong đêm tối, khá là thú vị hoặc đơn giản hơn là thuê xe ôm và nhờ họ chở tới địa điểm ngắm bình minh.
Rất nhiều đoàn xe Jeep, khách bộ hành, xe máy đậu dọc triền núi để chờ đợi giây phút bình minh đầu tiên. Các hàng quán lúc này cũng bắt đầu đón khách bằng những cốc trà gừng nóng hổi trên đôi bàn tay, một chút mì, chuối hoặc bắp nướng cho bữa sáng ở một nơi xa lạ.
Cùng nhau đón bình minh. @Trần Thanh Lâm
Khoảng 5 giờ sáng, những ánh mặt trời đầu tiên của ngày đã bắt đầu le lói, xua tan dần bóng đêm và chiếu rọi từ từ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi đồi. Tiếng hò reo vang lên sau sự mãn nhãn của những người săn tìm bình minh.
Các hàng quán dọc đường bán trà gừng nóng, khoai hoặc bắp nướng. @Agipratama Vijanagratia Chọn ngay một chú ngựa khỏe mạnh đưa bạn đến núi lửa Bromo. @hakimdelftian Để đi từ núi Penanjakan sang núi lửa Bromo thì bạn phải băng qua một đoạn đường khá mờ mịt với tàn tro, cát khói từ núi lửa. Rất nhiều bạn trẻ chịu chơi và chọn đây là điểm sống ảo đúng nghĩa. @instameet_tuliindonesia Leo qua 250 bậc thang để lên tới miệng núi lửa. @Trần Thanh Lâm Càng lên cao, càng nghe rõ tiếng sôi sùng sục trong lòng núi lửa. @Philippe RENNEVILLE Khỏi bốc lên coi từ miệng núi lửa cũng tạo ra nhiều cảnh quan kỳ thú nhưng việc chụp ảnh hay tự sướng ở đây cũng phải hết sức cẩn thận. @Tommi R Không quên chụp lại khoảnh khắc ấn tượng khi đang chênh vênh trên miệng núi lửa Bromo. @hakimdelftian
Càng lên cao, mùi lưu huỳnh càng nồng nặc khiến bạn thấy khó chịu, khẩu trang là thứ không thể thiếu trong chuyến du lịch này. Từ xa, bạn có thể nhìn thấy những cột khói mù mịt bốc lên từ chính lòng núi lửa đang hoạt động. Khung cảnh hùng vĩ, khói mù mịt, không gian rộng lớp trùng điệp núi đồi, cảm giác bạn cứ như nhân vật chính trong một phim trường hoành tráng vậy. Choáng ngợp trước vẻ đẹp tự nhiên là một cảm giác chắc chắn bạn sẽ trải qua.
Đoạn đường để khách du lịch tận mắt xem trong lòng núi lửa khá hẹp nên bạn di chuyển phải hết sức cẩn thận, nép sát lan can, không đùa giỡn quá, không cầm đồ đạc trên tay để tránh bị núi lửa nuốt chửng trong tích tắc.
Kết thúc hành trình leo núi lửa Bromo thỏa thích, bạn sẽ về khách sạn hoặc homestay để check out, khoảng 10 giờ tối là đẹp. Lúc này các du khách khác cũng bắt đầu trả phòng nên xe buýt đón khách khá tấp nập. Tốt nhất là bạn có vé tàu khứ hồi luôn và lên ngủ một giấc yên lành để trở về.
Một vài bức ảnh nghệ thuật để thấy sự kì diệu của tạo hóa đã ban cho núi lửa Bromo:
Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ nhìn tận mắt hình ảnh này? @Framepool
2. Chuẩn bị gì cho chuyến đi khám phá núi lửa Bromo?
Sức khỏe: điều kiện tiên quyết cho những hành trình trekking
Áo ấm, găng tay, nón, giày thể thao và khẩu trang: Giữ ấm cơ thể và che chắn khói bụi
Áo mưa giấy phòng tránh trời mưa hoặc sương lạnh tại vùng núi cao
Thức ăn: bánh mì, socola, snack, nước đóng chai
Mặt nạ chống độc, nếu có thì rất tốt
Balo để có thể gom tất cả vào trong một túi, tránh việc di chuyển rườm rà, đồ đạc rời rạc và có thể rơi cả xuống núi.
Vé vào cổng ở núi lửa Bromo là 320.000 Rupiah (khoảng 527,326 VND) cho người nước ngoài
1 Rupiah tương đương 1,60 VNĐ
Bạn sẽ phải thốt lên một cách sung sướng. @Worldering Around
Đăng bởi: Nguyễn Văn Tặng
Từ khoá: Bước đi chênh vênh trên miệng núi lửa Bromo ở Indonesia cảm nhận sự kì diệu
Vách Đá Trầm Tích Núi Lửa Triệu Năm Ở Đảo Lý Sơn
Những đợt phun trào núi lửa từ hàng triệu năm trước tạo nên nhiều vách đá trải dài hàng cây số ở huyện đảo Lý Sơn, xứng đáng trở thành công viên địa chất toàn cầu.
Vách đá trầm tích núi lửa ở Bãi Sau, xã An Bình (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) trông giống hai cánh tay “khổng lồ” vươn ra biển. Sau nhiều năm dài khảo sát, nghiên cứu, GS.TS Nguyễn Hoàng – chuyên gia Viện Khoa học và công nghệ Quốc gia (Nhật Bản) cho biết, hoạt động núi lửa ở đảo Lý Sơn xảy ra vào hai đợt chính, cách đây khoảng 10 – 11 triệu năm và gần nhất khoảng một triệu năm (trùng thời gian với các hoạt động núi lửa tại khu vực Bình Châu và Ba Làng An).
Theo GS Nguyễn Hoàng, môi trường phun trào núi lửa ở đảo Lý Sơn đa dạng gồm nước biển sâu, biển nông, trên cạn (lục địa). Mỗi đợt phun trào tạo thành các lớp dung nham có bề dày khác nhau, còn nguyên vẹn. Đây có thể xem là “Viện bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa” hiếm hoi thế giới.
Vách đá hòn Đụn, di tích của hoạt động núi lửa ở xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn. Các chuyên gia cho rằng, trường núi lửa đảo Lý Sơn được hình thành trong môi trường kiến tạo mạnh mẽ và phức tạp như nâng, hạ, tách giãn, trôi dạt. Hoạt động núi lửa phun trào kiểu dòng chảy và phun nổ (phễu núi lửa hiện là hồ chứa nước Thới Lới), thành phần thạch học chủ yếu là đá basalt có tính chất địa hóa học đa dạng.
Kết quả nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam cho thấy, huyện đảo Lý Sơn được hình thành do tàn tích của hoạt động phun trào của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Hòn đảo này có địa hình núi lửa chiếm 70% diện tích. Trong đó có nhiều di tích được tạo ra từ hoạt động phun trào dung nham của núi lửa như Hang Câu, chùa Hang, chùa Đục, cổng tò vò… có giá trị lớn để làm du lịch.
Du khách chụp selfie, lưu lại kỷ niệm bên vách đá trầm tích núi lửa ở xã An Bình (đảo Bé), huyện đảo Lý Sơn.
Hoạt động kiến tạo núi lửa tạo nên di tích chùa Hang độc đáo bên bờ biển đảo Lý Sơn. Ngoài các họng núi lửa trên bờ, các chuyên gia còn phát hiện nhiều trầm tích núi lửa với kích thước khác nhau dưới đáy biển nơi đây.
Vài năm gần đây, nhiều đôi trẻ đến huyện đảo Lý Sơn để chụp ảnh cưới, lưu lại khoảnh khắc đẹp bên vách, bãi đá trầm tích kỳ thú. Hiện, tỉnh Quảng Ngãi đã cho phép Sở Văn hóa thể thao và Du lịch phối hợp với Công ty Đoàn Ánh Dương mời các chuyên gia hoàn chỉnh hồ sơ di tích tàu cổ đắm ở vùng biển Bình Châu, trình Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Đồng thời, lập hồ sơ di sản địa chất Bình Châu để được công nhận là công viên địa chất quốc gia. Trình Chính phủ xếp hạng quần thể di tích văn hóa lịch sử huyện đảo Lý Sơn trở thành di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Vách đá trầm tích núi lửa trông giống loài khủng long trải dài hàng cây số ở khu vực gần chùa Hang (thôn Đồng Hộ, xã An Hải).
Cụm đá trầm tích núi lửa nằm sát mép biển ở thôn Tây, xã An Vĩnh. Để bảo tồn bền vững di sản địa chất, chính quyền địa phương cần quy hoạch lại các khu dân cư và quản lý xây dựng (dân dụng và cả quốc phòng) tránh xa di sản tự nhiên. Bảo vệ và tôn tạo các thành tạo địa chất, đặc biệt là bức tường trầm tích khu vực Thới Lới và lân cận đảo Lý Sơn, các vết lộ đá núi lửa.
“Quảng Ngãi cần tìm mô hình quy hoạch cho đảo Lý Sơn theo hướng phát triển dịch vụ du lịch xanh chất lượng cao, vừa cải thiện thu nhập cho người dân địa phương, vừa bảo vệ môi trường, tránh gây phá vỡ cảnh quan thiên nhiên”, Tiến sĩ – Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân nêu quan điểm.
Vẻ đẹp hút hồn của Lý Sơn
Đăng bởi: Phát Nguyễn
Từ khoá: Vách đá trầm tích núi lửa triệu năm ở đảo Lý Sơn
Hành Trình Chinh Phục Núi Lửa Taal Ở Philippines Trong 1 Ngày
Ngọn núi lửa Taal ra đời từ kỷ đệ tứ cách nay vài triệu năm, chúng được xem là núi lửa thấp và nhỏ nhất thế giới, nổi tiếng thứ hai tại Philippines chỉ sau núi lửa Pinatubo.
Tọa lạc trên vùng 4A nhóm đảo Luzon, cách thủ đô Manila (Philippines) khoảng 65km về phía Tây Nam và bên cạnh cao nguyên Tagatay của tỉnh Cavite, với độ cao 600m so với mực nước biển, Taal là một quần thể cảnh quan vô cùng đặc sắc và độc đáo thuộc tỉnh Batangas, bao gồm hệ thống 47 miệng núi lửa và hồ nước được hình thành từ nhiều hồ nhỏ do những ngọn núi lửa đã tắt tạo nên. Tại nơi đây, một số miệng núi lửa vẫn đang hoạt động trở thành “nam châm” du lịch hấp dẫn du khách thập phương ghé đến.
Taal là ngọn núi lửa kỳ bí thu hút rất đông khách du lịch tham quan
Giới thiệu sơ nét về núi lửa TaalNăm 1911 trong một đợt phun trào mắc ma, từ trong hồ Taal đã xuất hiện một hòn đảo nhỏ tựa như chiếc nón cụt sắc cạnh – chúng được gọi là “núi cháy” hoặc “volcano”. Trên đỉnh Volcano này có mấy miệng phun nhỏ, một trong những miệng phun đó đã tích đọng được nhiều nước thành một cái hồ nhỏ. Điều này đã khiến quần thể Taal trở thành kỳ tích độc đáo của thiên nhiên bởi chính trong núi có núi, trong hồ có hồ theo cấu trúc ở ngoài cùng là núi lửa Taal, trong miệng núi lửa Taal lại chứa nước mưa tạo thành hồ Taal với tổng diện tích khoảng 300km², độ rộng khoảng 15km, chiều dài 25km, tiếp đó hòn đảo Volcano ở giữa hồ Taal cũng là một núi lửa có hồ nước trên đỉnh, và ngay giữa hồ nước này là điểm phun lửa còn âm ỉ hoạt động…
Quần thể núi lửa Taal là kỳ tích độc đáo của thiên nhiên
Buổi sáng: Xuất phát từ Manila tới cao nguyên TagaytayMặc dù cao nguyên Tagaytay chỉ cách thủ đô Manila tầm khoảng 65km, song lại chỉ có một con đường duy nhất để tới nơi đây, do vậy EFLY sẽ đưa ra gợi ý cho bạn tham khảo cách di chuyển tới núi lửa Taal hợp lý và thuận tiện nhất:
7h00 AM: Xuất phát từ khách sạn bạn ở tại Manila để tới Tagaytay, 1 chuyến chở trên 24 chỗ ngồi với giá trung bình các khách sạn thường lấy của du khách là 150 USD. Nếu bạn đi 1 mình, không tìm được đoàn ghép thì nên đi xe bus với giá 100 Peso. Bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để có mặt ở điểm đến du lịch này.
Hãng xe bus chuyên chở khách đến Tagaytay tham quan núi lửa Taal
9h00 AM: Xe bus hoặc xe ô tô sẽ dừng ở bến Tagaytay, nhưng để tới quần thể núi lửa Taal thì bạn phải thuê một cái xe máy 3 bánh (tricycle) để ra bến thuyền. Xe này chở được 2 người, bạn có thể mặc cả giá còn khoảng 150 Peso. Quãng đường này khá ngắn nhưng do đường núi hiểm trở ngoằn nghèo nên sẽ mất thêm từ 20-30 phút mới tới được bến thuyền.
9h30 AM: Thuê thuyền Bangka – phương tiện duy nhất để vượt qua hồ. Một chiếc thuyền trung bình có thể chở được tối đa 5 người, giá thuê là 2500 -3000 Peso (khứ hồi), tuy nhiên bạn hãy mặc cả xuống giá tốt hơn mà vẫn chấp nhận được là khoảng 2000 Peso. Bangka là một loại thuyền gỗ mũi cong có hình dáng giống như con tôm, gắn động cơ như xe máy và có bánh lái như ô-tô, hai bên mạn thuyền là những thanh tre lớn được đặt song song nhằm giữ thăng bằng, hệt như càng cua lớn vậy. Bạn còn có thể thỏa thuận riêng với người lái thuyền để làm một vòng quanh núi lửa Taal và vài ngọn núi khác xung quanh đó.
Thuyền Bangka là phương tiện duy nhất để vượt qua hồ tới núi lửa Taal
10h00 AM: Thuyền cập bến, là chân núi. Từ đây, bạn phải mua vé và trả phí để lên núi. Có hai cách để bạn lựa chọn là leo bộ hoặc thuê ngựa để chở đi với giá 300 – 400 Peso kèm người đi cùng, thường là những cậu bé, thậm chí cô bé nhỏ tuổi. Do quãng đường khá xa và vất vả nên khi leo bộ bạn phải mất từ 60-90 phút, còn đi ngựa là 30-45 phút thôi. Tốt hơn bạn nên cưỡi ngựa, ban đầu hơi sợ vì cứ chòng chềnh, sau khoảng 5 phút sau thì quen dần và thấy cũng khá thú vị đấy.
Bạn nên thuê ngựa để tiết kiệm sức lực và thời gian lên ngắm cảnh núi lửa Taal
10h45 AM: Vượt qua chặng đường 500m bạn sẽ lên đến đỉnh núi. Cũng chính tại nơi này bạn sẽ được thấy núi lửa ở trong lòng một hồ khác, chỉ nghe thôi cũng đã cảm thấy vô cùng thú vị rồi nhỉ. Núi lửa Taal hoạt động rất thất thường, dường như đang chúng đang ngủ yên bởi vậy sẽ chằng ngạc nhiên nếu ngửi thấy mùi khói, hay trông thấy sương mù mỏng manh bốc lên từ miệng của núi lửa. Phóng tầm mắt ra xa từ trên xuống, bạn sẽ thấy nước hồ xanh lam, ven bờ còn sủi tăm rất lạ mắt.
Bạn nên thử trải nghiệm “cảm giác mạnh” ngắm nhìn lòng hồ khu quần thể núi lửa Taal ở khoảng cách
Bên phải núi lửa Taal là vùng làng mạc trù phú với những ô ruộng xanh tươi xen lẫn mái nhà đỏ tươi, ngoảnh lại ở phía bờ hồ là khu thị trấn sầm uất, không khí du lịch thật rõ nét với những nhà hàng, khách sạn xinh xắn được thiết kế theo nhiều phong cách, mọc san sát với những “sân sau” nhìn ra hồ Taal, tất cả đã tạo nên cảnh quan thơ mộng, trữ tình. Bạn có thể thoải mái ngắm nghía, quay phim, chụp hình bao lâu tùy thích trước khi quay ngược trở lại Tagaytay với con đường cũ.
Các khách sạn, nhà nghỉ xinh xắn được xây dựng quanh khu du lịch núi lửa Taal
Lưu ý: Mặc dù chỉ cách 65km và đường đi không quá khó khăn, nhưng lại là con đường duy nhất tới núi lửa Taal nên giá dịch vụ ở đây từ ăn uống đến đi lại khá đắt so với mức thực tế, do vậy để tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí không cần thiết thì bạn nên mang theo đồ ăn mua ở trong siêu thị và chiều về Manila sẽ ăn tối sau.
Buổi chiều: Từ cao nguyên Tagaytay tới làng Taal và quay về ManilaNhững ngôi nhà cổ kiến trúc Tây Ban Nha ở ngôi làng Taal
17:00 PM: Lên đường trở về khách sạn Manila và kết thúc chuyến du lịch núi lửa Taal trong 1 ngày đầy cảm xúc. Thời gian chạy về dài hơn lúc đi nhiều, bởi vì đây là giờ cao điểm đường kẹt xe kinh khủng, khá mệt mới về tới nơi nghỉ ngơi.
Những điều cần nhớ khi du lịch núi lửa Taal-Thời điểm du lịch: Khoảng thời gian thú vị nhất để khám phá núi lửa Taal là vào khoảng tháng 5 bởi thời tiết lúc này rất đẹp để bạn đi tham quan thắng cảnh cũng như chiêm ngưỡng lễ hội hoa đặc sắc ở làng Taal vào buổi chiều.
-Tiền tệ: Mặc dù đô la Mỹ được chấp nhận rộng rãi ở Philippines thì chúng tôi khuyến bạn vẫn nên đổi tiền Việt sang tiền Philippines (PHP – Peso) để thuận lợi cho việc chi trả chi phí ăn uống, đi lại và mua sắm.
Đổi tiền Việt sang tiền Philippines để thuận tiện sử dụng tại quốc gia này
-Địa điểm ăn uống: Dù chi phí ăn uống ở gần khu du lịch núi lửa Taal khá đắt đỏ, những EFLY xin gợi ý thêm cho bạn là trên đường về hãy dừng chân ở Antonio Grill – một quán ăn rất nổi tiếng ở Philippines, để thưởng thức bữa tiệc nướng hay dùng bữa cơm giản dị đậm chất Philippines với rau muống xào nước dừa và bánh chuối chiên,…
-Đặc sản và quà lưu niệm: Ở núi lửa Taal không có nhiều đồ độc đáo và đặc sắc để bạn rinh về làm quà du lịch, song bạn cũng có thể mua những loại trái cây tươi và các loại bánh kẹo được chế biến từ xoài, dứa vì chúng thực sự rất ngon, hợp khẩu vị.
Cảnh quan quần thể Taal xinh đẹp và ấn tượng vào buổi sáng sớm
Phạm Thi
Đăng bởi: Đoàn Ngọc Giang Ngân
Từ khoá: Hành trình chinh phục núi lửa Taal ở Philippines trong 1 ngày
Núi Lửa Ljen – Tìm Về Với Ngọn Lửa Mang Tên Blue Fire
Núi lửa Ljen – Một nơi mang trong mình đầy bí ẩn
Bạn có biết, Indonesia là đất nước có nhiều núi lửa nhất trên thế giới. Bởi Indonesia có tới 147 trên tổng số 850 núi lửa đã được phát hiện trên bề mặt trái đất. Và trong số đó, vẫn còn 76 núi lửa hiện đang hoạt động, chúng có thể phun trào bất cứ lúc nào.
Những cột khói nghi ngút. Ảnh: Zing
Có lẽ những cái tên như: núi lửa Guntur, núi lửa Papandayan (Tây Java), núi lửa Slamet, núi lửa Merapi (miền Trung Java), hay núi lửa Bromo… sẽ luôn là đích đến của những ai ưa thích sự khám phá. Và trong số hàng chục cái tên núi lửa vẫn còn đang “say ngủ” trên hòn đảo Java đầy phì nhiêu màu mỡ ấy – núi lửa Ljen, một địa danh Indonesia vừa nên thơ, hùng vĩ, nhưng cũng mang trong mình đầy bí ẩn.
Bằng vẻ bề ngoài rộng lớn đầy kỳ vĩ, miệng núi lửa Ljen đã được ghi nhận rằng: bán kính rộng tới 361m, có diện tích bề mặt 410m2, độ sâu 200m và thể tích là 3,600m3. Điều này tạo cảm giác đặc biệt khi đứng tại nơi này. Chắc chắc bạn sẽ cảm thấy mình thật bé nhỏ giữa thiên nhiên bao la.
Theo thống kê, hàng ngày có tới hàng trăm du khách tham quan thám hiểm. Họ leo lên núi lửa Ljen để có thể nhìn thấy được ngọn lửa xanh huyền thoại. Ngọn lửa màu xanh này phát ra từ mỏ quặng chứa lưu huỳnh.
Đoàn tấp nập khởi hành vào ban đêm. Ảnh: Kênh14
Có lẽ không gì tuyệt hơn khi được ngắm bình minh dần xuất hiện giữa làn sương khói mờ đặc. Ta được đắm chìm trong màu xanh ngọc bích kì bí huyền ảo nơi hồ axit nằm gọn trong miệng núi. Thật đầy tính phưu lưu nhưng cũng không kém phần lãng mạn phải không?
Những ngọn lửa xanh bập bùng trên núiTheo kinh nghiệm du lịch Indonesia, trước khi kênh truyền hình Human Planet của đài BBC cùng tổ chức National Geographic đề cập tới “ngọn lửa xanh” tại núi lửa Ljen thì đã từng có rất ít du khách leo lên Kawah Ljen khi đêm xuống. Một phần cũng bởi vì tính từ điểm soát vé tới điểm nơi miệng núi lửa vốn là con đường đất khá nhỏ. Đường nhỏ và dốc nhưng lại kéo dài tới hơn 4km gây khó khăn trong việc di chuyển.
Cùng ngắm nhìn quang cảnh trên núi. Ảnh: Zing
Ngoài ra, nếu bạn muốn nhìn tận mắt ngọn lửa thật gần, bạn sẽ phải tiếp tục leo xuống, vào tận sâu trong miệng núi. Lúc này, mùi lưu huỳnh nồng nặc sẽ bao quanh lấy bạn. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều khách du lịch tới đây vào ban đêm. Cả khách du lịch trong nước và ngoài nước tiến tới chinh phục núi lửa Ljen vào ban đêm theo từng tốp.
Họ nhọc công tới đây chỉ để được tận mắt nhìn thấy ngọn lửa huyền bí này. Và đa phần du khách đều đặt tour ban đêm sẵn từ các văn phòng du lịch. Bởi vậy mà cứ vào khoảng 1 – 2 giờ sáng, những chiếc xe Jeep, hoặc xe bus nhỏ liên tục nối đuôi nhau. Xe lăn bánh trên con đường nhựa mù sương, tiếp tục xuyên qua cánh rừng rậm rạp và đưa họ đến với Ljen kì bí. Lúc này, màn đêm tĩnh mịch vẫn còn đang bao phủ lên toàn bộ cảnh vật xung quanh.
Những ngọn lửa mang sắc xanh đặc biệt mà người dân sống gần núi lửa Ljen đã gọi là “blue fire” chắc chắn không phải nham thạch. Mà đó chính là do khí lưu huỳnh bị đốt cháy, chúng thoát ra từ các kẽ nứt trong miệng núi lửa. Nhiệt độ có thể lên tới 600 độ C và có thể phụt cao tầm 5m.
Nhìn từ xa trông như một viên ngọc bích quý giá. Ảnh: Telusur Indonesia
Khi trời càng tối bao nhiêu thì những ngọn lửa trông càng huyền ảo và kỳ vĩ bấy nhiêu. Những ngọn lửa bập bùng tựa như những vũ công mặc chiếc váy màu xanh, điêu luyện nhảy múa trong đêm đen. Hiện tại, Ljen đã được ghi nhận là khu vực có nhiều núi lửa lưu huỳnh nhất trên thế giới.
Mất khoảng 2 giờ đồng hồ leo dốc là bạn có thể tới miệng núi lửa Ljen. Tiếp tục mất khoảng 45 phút leo xuống dốc phía dưới mỏ lưu huỳnh, nằm sâu bên trong miệng núi, bạn sẽ thấy hàng trăm ngọn lửa có màu xanh tím đang nhảy múa ngay trước mắt mình. Và sẽ rất dễ để có thể cảm nhận chúng đang ở gần tới mức nào, khi mà mùi khí lưu huỳnh tại Kawah Ljen cứ dần đậm đặc trong không khí.
Khoảnh khắc đón chờ bình minh trên núi lửa LjenĐiều đặc biệt là, “Blue Fire” không phải là lý do duy nhất khiến du khách từ mọi nơi đổ về và nhất định khởi hành đi Ijen vào lúc nửa đêm. Bình minh trên miệng núi lửa cùng với sự biến đổi màu sắc vào buổi sớm mai tại một trong những hồ axit lớn nhất thế giới chính là khoảnh khắc đẹp hiếm có. Mặt trời sẽ bắt đầu lấp ló phía đông, nó chậm rãi, ấm áp xua tan đi làn sương mờ ảo.
Khoảnh khắc màn đêm buông trên núi. Ảnh: Zing
Cuối cùng đã để lộ ra hàng cây lá kim e ấp, mọc san sát trên triền núi. Hồ nước gần núi lửa Ljen đã dần hiện lên với một màu xanh lơ nhàn nhạt, giống như một mảng màu lớn đang dần loang trên bảng vẽ. Bảng màu ấy lọt thỏm tại giữa những vách đá nơi miệng núi. Nó bất động và thi thoảng xuất hiện một vài làn khói mỏng từ mặt hồ khẽ bay lên, rồi lập tức tan biến vào không trung.
Và khi mặt trời đã nhô hẳn lên khỏi vạch kẻ phía chân trời, những tia nắng dịu dàng chiếu rọi vào Kawah Ljen, tạo ra một khoảng không kỳ vĩ và bao la. Các vách đá xung quanh miệng núi lửa cũng sẽ từ từ hiện lên rõ ràng trong ánh ban mai. Hồ Ljen lúc này đã không còn giữ màu xanh nhàn nhạt nữa mà đã chuyển sang màu xanh đậm tuyệt đẹp. Có lẽ nó đã hóa thân, chuyển mình để trở thành một viên ngọc bích khổng lồ không chút tì vết.
Trong miệng núi lửa Ljen, những ngọn lửa màu xanh tạo nên bởi lưu huỳnh đang bị đốt cháy không ngừng phun trào. Nơi đây là một mỏ lưu hình kết tủa. Những người thợ mỏ dùng búa của mình, họ đập vào những tảng lưu huỳnh đã nguội thành những mảng lớn và cho vào giỏ. Họ móc chúng vào chiếc đòn gánh trên vai, đi qua con đường mòn dốc, nhổn nhổn những đá.
Đón chờ bình minh trên núi. Ảnh: Ivivu
Tuy công việc có mệt nhọc nhưng những người thợ mỏ tại Kawah Ljen vẫn sẽ tươi cười chào hỏi bạn. Bạn có thể tìm thấy ở họ một vài món đồ thú vị như: những miếng quặng lưu huỳnh nhỏ có hình tháp. Hoặc họ sẽ mài dũa, biến chúng thành các loại hình thù khác nhau theo sở thích của bạn.
Những lưu ý trước khi đến với LjenCó hai con đường chính để tới núi lửa Ljen, đó là cách đi từ Bondowoso phía Bắc và Banyuwangi tại phía Đông Nam. Những người tới Ljen từ Bali, họ sẽ chọn điểm xuất phát từ Banyuwangi. Tại Denpasar (Bali) tới Banyuwangi sẽ mất khoảng 4 tiếng đi xe buýt và đi phà.
Còn đối với những ai ưa thích việc đi du lịch bằng xe máy, thì bạn có thể thuê một chiếc xe tay ga ngay tại Banyuwangi. Quãng đường bạn phải đi là 26km từ trung tâm Banyuwangi cho tới điểm soát vé Ljen. Con đường này cũng khá đẹp, bởi vậy, thuê xe máy vi vu dường như là một lựa chọn lý tưởng và cực kỳ tiết kiệm tới Kawah Ljen đúng không?
Quan trọng hơn, hãy khởi hành từ trung tâm thị trấn từ lúc 1h sáng, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội nhìn thấy được tất cả những gì thú vị nhất nơi núi lửa Ljen. Quả là một địa điểm khó bỏ qua phải không. Còn ngại gì mà không book ngay một tour du lịch Indonesia để thăm thú nơi này nhỉ?
Giá xăng ở Indonesia rất rẻ, chỉ tốn khoảng 6,500 Rp/lít (tương đương với 12,000VNĐ). Giá thuê xe máy cũng hợp lý, khoảng 50,000 – 60,000 Rp/ngày. Còn giá vé vào Ijen vào khoảng 30,000 Rp/người.
Thục Anh
Đăng bởi: Thảo Thảo
Từ khoá: Núi lửa Ljen – Tìm về với ngọn lửa mang tên Blue Fire
Chư Bluk: Mách Nhỏ Kinh Nghiệm Trekking Hang Động Núi Lửa
Chư Bluk là hang động núi lửa nằm ẩn mình trong rừng sâu, suốt bao ngàn năm nay nó vẫn giữ được cho mình vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn, chưa hề chịu một tác động nhỏ của con người. Đây là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á với hơn 100 hang động lớn nhỏ. Sự ra đời của hang động này phải kể đến sự kiện diễn ra cách đây 4000 năm về trước, đó là khi một ngọn núi lửa phun trào giữa núi rừng bazan tạo nên một hệ thống hang động đặc biệt như Chư Bluk. Hiện nay miệng ngọn núi lửa Chư Bluk vẫn còn nguyên vẹn với đường kính 600m, sâu tới 60m tạo nên một sự bí ẩn, khiêu khích sự tò mò của dân mê trekking trong nước.
I/ Thời điểm thích hợp để khám phá
credit: @daophanyngoc
Cũng giống như bất kỳ chuyến trekking nào khác, người khám phá cần đến với Chư Bluk vào thời điểm nắng ấm, ít mưa để có thể dễ dàng di chuyển qua những vùng địa hình hiểm trở khác nhau. Việc coi trước dự báo thời tiết tại điểm trekking là điều quan trọng nhất để đảm bảo chuyến phiêu lưu của bạn được thuận lợi. Nhà Chúng mình tụi mình dám chắc rằng không ai muốn ngụp lặn, băng qua những đầm lầy, hay cố vượt qua những con dốc trơn trượt đầy bùn đất. Do đó, bạn hãy đến với Chư Bluk vào mùa khô, tốt nhất là trước và sau Tết để có thể trải nghiệm khung cảnh khô ráo và thảm thực vật xanh tốt.
II/ Tất tần tật hành trình trekking Chư Bluk
A/ Hành trình đến với hang Chư Bluk
1. Làm thế nào để di chuyển đến đây
credit: @sontungst
Quần thể hang động Chư Bluk tạo lạc tại địa phận huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía Nam. Hiện có 2 cách chính để tụi mình đến với Chư Bluk:
Cách thứ nhất là dành cho bạn nào có dòng máu “phượt thủ” trong người, muốn cùng bè bạn chạy nối đuôi nhau trên những cung đường tuyệt đẹp. Chúng ta có thể đi từ HCM rồi chạy dọc theo QL13, khi đến Buôn Ma Thuột ta lại tìm đường men theo QL14 đến thị xã Gia Nghĩa. Rồi từ Gia Nghĩa, chúng mình lại chạy dọc cung đường QL28 rồi rẽ ngang đường tỉnh lộ 684 để đến với xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Tại xã Buôn Choah bạn dừng xe lại và thuê hoặc nhờ sự giúp đỡ của người địa phương để tìm đến hag Chư Bluk
Cách thứ hai thì nhẹ nhàng, thảnh thơi hơn nhiều khi chỉ việc đặt một vé xe khách từ bến xe miền Đông rồi nằm ngủ sải chân, ngủ khò khò trong chưa đầy 5 tiếng là tới thị xã Gia Nghĩa. Rồi từ đây, các bạn thuê xe và nhờ sự chỉ dẫn của nơi cung cấp dịch vụ thuê xe để tìm đường đến với Chư Bluk, hay sử dụng Google Map đi men theo tỉnh lộ 684 đến với xã Buôn Choah.
credit: @boginya_inna
Sau khi đến được xã Buôn Choah các bạn cần nhờ sự giúp đỡ của người dân địa phương để dẫn đường đến với quần thể hang động Chư Bluk. Giữa đại ngàn bao la, Chư Bluk vô cùng nổi bật, hiện lên giữa rừng núi kích thích sự tò mò khám phá của bạn đến tột độ. Nhưng dễ nhận ra là thế, Chư Bluk vô cùng khó chinh phục nếu bạn không phải là người đi quen đường hoặc thiếu sự chỉ dẫn rất dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm trong chuyến trekking. Người dân ở đây rất sẵn sàn giúp đỡ bạn chinh phục hệ thống hang động này nhưng cũng đừng quên trả công họ thật xứng đáng nha.
credit: @bntanh
credit: @bntanh
Để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Chư Bluk, chúng ta cần phải băng qua một đoạn đường dài 25km nằm giữa rừng núi. Con đường ấy nằm dọc theo dòng sông Sê – rê – pok nên đây cũng là dẹp để bạn ngắm nhìn dòng sông thiêng liêng của núi rừng Tây Nguyên này. Khi đến nơi, bạn sẽ thấy rất nhiều cửa hang và nhánh rẽ, có những hang dài trăm mét, cả nghìn mét.
credit: Đi Cùng Tiêu Dao Tử
2. Khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên tại Chư Bluk
Chư Bluk sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm vô cùng khác lạ so với những chuyến đi trekking khác, khi để chinh phục được nó bạn cần băng qua con đường bazan lắm chông gai, để rồi khi xác định được điểm đến của hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á này, bạn sẽ phải há hốc mồm ngạc nhiên trước vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Có một sự đối lập giữa cảnh quan bên ngoài và bên trong của hang động, nếu những cánh rừng bazan khô lá là tiêu điểm cho cảnh quan trước khi vào hang thì ở bên trong là những tầng thảm thực vật xanh tốt. Khi chúng ta càng đi sâu vào trong, bạn sẽ cảm nhận được làn không khí mát lạnh hoàn toàn tách biệt so với nhiệt độ bên ngoài, chỉ cần hít thở sâu bầu không khí ấy cũng đủ khiến bản thân tiêu tan đi bớt muộn phiền hằng ngày.
credit: @sontungst
credit: @flavourofthesouth
Ở nơi sâu thẳm của hang động chỉ toàn là màn đen tăm tối, loài dơi thường cư trú thành bầy nơi đây, đôi lúc có vài tia ánh sáng chiếu rọi vào không gian tĩnh mịch qua những khu nứt trên vách đá khi mặt trời lên thiên đỉnh. Hàng triệu năm về trước cũng chính tại nơi đây là những dòng nham thạch nóng chảy khủng khiếp, chính nó đã vô tình tạo ra hàng trăm lối đi dẫn đến những hang động lớn nhỏ khác nhau trong quần thể hang Chư Bluk.
credit: @cevan.ne
credit: @filora1924
credit: @boginya_inna
credit: @altairlegend
credit: @phong_khuong
credit: @phong_khuong
Ngoài được thỏa mãn phần thị giác, người đến khám phá hang Chư Bluk còn được đắm mình trong một không gian yên tĩnh, huyền ảo với những âm thanh kỳ lạ, thách thức sự tò mò của con người. Những âm sắc ngân vang đó càng lúc càng rõ hơn khi bạn tiến sâu vào hang động, đó là tiếng gió, tiếng dòng nước ngầm, hơi sương nhỏ từng giọt lên những phiến đá mắc ma.
credit: Đi Cùng Tiêu Dao Tử
Thác Đray Sáp chỉ cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 39km đi theo đường hướng về TP. Hồ Chí Minh, nằm tọa lạc tại điểm nối giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, rất gần quần thể hang động Chư Bluk. Thác nước cao khoảng 20m nhưng rộng đến hơn 100m. Ngọc thác này vô cùng hùng vĩ với lực nước chảy mạnh quanh năm tạo thành những mảng nước sủi bọt trắng xóa. Khi đến đây bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, thác nước to lớn cùng những mỏm đá với hình thù đa dạng tạo nên một điểm tham quan, chụp ảnh nổi tiếng đối với giới trẻ ngày nay.
credit: @cuongkhii
credit: @camanhlai
Credit: Vietnam Birding
III/ Cần chuẩn bị gì cho chuyến trekking
credit: Hà Mạnh
Quần áo đa năng, chống thấm nước, độ co giãn tốt
Thực phẩm và nước sạch
Dụng cụ y tế cần thiết
Đồ sinh hoạt cá nhân
Rèn luyện sức khỏe thường xuyên trước chuyến đi
Chuẩn bị tinh thần thoải mái nhất
Tìm hiểu các tour trekking trước chuyến đi. Điều này bạn có thể tìm hiểu ngay tại nền tảng du lịch trực tuyến Chúng mình của bọn mình, vô cùng đơn giản và ngập tràn ưu đãi hấp dẫn.
Đăng bởi: Quyên Đoàn Thị
Từ khoá: Chư Bluk: Mách nhỏ kinh nghiệm trekking hang động núi lửa
Cảm Nhận Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang ❤️️15 Bài Biểu Cảm Hay
Cảm Nhận Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang ❤️️ 15 Bài Biểu Cảm Hay ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Viết Về Một Thi Phẩm Đường Luật Bất Hủ Của Thời Trung Đại.
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Qua đèo Ngang sẽ là nội dung định hướng giúp các em học sinh định hướng bố cục và luận điểm cho bài viết. Tham khảo chi tiết dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang như sau:
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và tác phẩm Qua đèo Ngang.
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở Nghi Tàm, Thăng Long.
Bài thơ Qua đèo Ngang tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn, qua đó nhà thơ cũng thể hiện những tâm tư trong lòng mình.
Ví dụ: Bà Huyện Thanh Quan là một người phụ nữ tài năng và xinh đẹp, bà có một tác phẩm đặc sắc mà chúng ta đều biết tới đó là Qua đèo Ngang. Tác phẩm thể hiện cảnh đèo Ngang tuy đẹp nhưng lại rất heo hút, đồng thời thể hiện tâm trạng nhớ thương quê nhà của nhà thơ.
II. Thân bài: Cảm nhận chi tiết về bài thơ “Qua đèo Ngang”
a. Hai câu đề
Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.
b. Hai câu thực
Cuộc sống và con người nơi đèo Ngang, cảnh vật có sự đối nhau.
Sử dụng từ láy lom khom, lác đác làm tăng thêm sự hoang vắng, nghèo nàn của khung cảnh.
c. Hai câu luận
Tiếng kêu quốc quốc, gia gia càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà.
Sử dụng phép đối và đảo ngữ, vừa tạo hình, vừa tạo nhạc.
d. Hai câu kết
Tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi của nữ sĩ khi dừng chân đứng lại để nhìn ngắm cảnh đèo.
Nhận ra cái cô đơn, lẻ loi của mình giữa không gian bao la.
Nét tương phản càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.
III. Kết bài: Nêu cảm nhận chung đúc kết lại của bản thân về bài thơ Qua đèo Ngang.
Ví dụ: Qua bài thơ Qua đèo Ngang ta có thể thấy được cảnh núi non hùng vĩ và hoang sơ của đèo Ngang, một cảnh đẹp của đất nước. đồng thời ta còn thấy được tình yêu quê và nỗi nhớ quê của người phụ nữ xa quê rất cô đơn và rất buồn bã.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất
Đón đọc đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua đèo Ngang sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay.
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan không chỉ dựng lên một bức tranh thiên nhiên đầy sống động về địa danh Đèo Ngang của nước ta mà qua đó còn bộc lộ bức tranh tâm cảnh đầy khắc khoải, da diết của người lữ khách xa quê. Khung cảnh Đèo Ngang hiện lên hùng vĩ, rộng lớn nhưng hoang sơ, tịch mịch. Đồng thời trước cảnh tượng ấy, người thi sĩ là kẻ lữ khách xa quê đã bộc lộ niềm nhớ thương đất nước, quê nhà và những nỗi buồn sâu kín.
Trong chuyến đi vào Phú Xuân – Huế để nhận chức quan, Bà Huyện Thanh Quan đã dừng chân nghỉ tại Đèo Ngang, đây cũng là lần đầu tiên tác giả đặt chân tới Đèo Ngang, tức cảnh sinh tình bà đã sáng tác nên bài thơ.
Thời điểm nhà thơ dừng chân tại Đèo Ngang vào lúc chiều tà bóng xế, khi cuối ngày cảnh vật đang chuẩn bị chìm vào bóng đêm, thời điểm này gợi lên trong lòng người những nỗi buồn man mác, và đặc biệt trong hoàn cảnh xa quê, xa nhà một mình nơi đất khách quê người như tác giả tâm hồn lại càng nhạy cảm hơn với ngoại cảnh.
Khung cảnh nơi Đèo Ngang là rừng núi chỉ toàn cỏ cây hoa lá, cặp tiểu đối “cỏ cây chen đá” , “lá chen hoa” đã gợi tả khung cảnh hoang sơ, hiu quạnh, hoang vắng. Bên cạnh đó câu thơ cũng gợi nên sức sống mãnh liệt, um tùm, rậm rạp của cây cỏ. Trong bức tranh thiên nhiên ấy thấp thoáng bóng dáng cuộc sống con người:
Dưới núi vài chú tiều đang lom khom kiếm củi, bên sông chỉ lác đác mấy chợ, những câu thơ gợi ra bóng dáng của con người cùng những hoạt động sống thường nhật nhưng dường như sự xuất hiện chớp nhoáng, nhạt nhoà đó chỉ càng tô đậm thêm sự hoang vắng, tịch mịch nơi Đèo Ngang. Trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê lại bắt gặp khung cảnh thiên nhiên và con người nơi Đèo Ngang, nữ thi sĩ đã bộc lộ tâm trạng và trải lòng mình với những nỗi nhớ thương, nỗi niềm tâm sự thầm kín:
Nỗi nhớ nước thương nhà được nhà thơ gắn với những tiếng chim “con cuốc cuốc”, “cái gia gia”. Tiếng cuốc kêu nghe sao khắc khoải, vang vọng giữa rừng núi hoang vu, tiếng chim gia gia lại thêm phần da diết, réo rắt vào trong lòng người những nỗi nhớ thương. Nghệ thuật chơi chữ kết hợp với chuyển đổi cảm giác đã góp phần bộc lộ rõ tình yêu quê hương đất nước và nỗi nhớ thương quê nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết bài thơ đã gói trọn lại bức tranh tứ bình nơi Đèo Ngang, đồng thời tác giả đã gửi gắm vào đó nỗi niềm tâm sự thầm kín. Dừng chân tại nơi đất trời non nước hữu tình ấy, không gian bao la choáng ngợp lấy tâm hồn người thi sĩ, để rồi tác giả càng thấm thía hơn sự cô đơn, lạc lõng giữa chốn đất khách quê người. Chỉ có “ta với ta” những nỗi niềm tâm sự không thể giãi bày, chia sẻ với ai, “mảnh tình riêng” ấy đành cất lại nơi sâu thẳm tâm hồn, để rồi thay vào đó là tiếng thở dài đầy tiếc nuối, thở than.
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đã mang đến cho người đọc những cảm xúc khác nhau, đầu tiên là niềm tự hào, say mê trong cảnh sắc thiên nhiên đất trời Đèo Ngang, tiếp đến là khơi dậy nỗi nhớ quê hương, tình yêu đất nước và cuối cùng là sự cảm thông chia sẻ với nỗi lòng của nhà thơ.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thơ Bà Huyện Thanh Quan 💕 Tuyển Tập Trọn Bộ Đầy Đủ
Viết đoạn văn biểu cảm về Qua đèo Ngang ngắn hay sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt ý văn mạch lạc và giàu hình ảnh.
Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Và bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ đã diễn tả được tình cảnh cô đơn của tác giả cũng như nỗi nhớ quê hương của nhà thơ khi đứng trước không gian nơi đèo Ngang rộng lớn.
Bài thơ được mở đầu với hình ảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang – điểm nhìn từ trên cao nhìn xuống phù hợp để khắc họa thiên nhiên một cách bao quát. Vào thời điểm “bóng chiều đã xế tà” cũng là lúc nhà thơ bước chân đến đèo Ngang. Thiên nhiên ở đây có đá núi, cây rừng lại thấp thoáng có sự sống của con người nhưng vẫn thật hoang vu, vắng vẻ:
Cảnh vật như đang nhuốm màu tâm trạng của nhà thơ. Nguyễn Du cũng từng khẳng định:
Thiên nhiên dù tràn đầy sức sống. Có cả “cỏ” với “cây” điểm thêm “lá” và “hoa” cùng “chen” nhau mà vươn lên, tràn đầy sức sống. Nhưng cảnh vật thì vẫn cứ bao la khiến cho con người chỉ càng cảm thấy thêm đơn độc. Ngay cả khi con người xuất hiện thì cũng chỉ rất nhỏ bé giữa thiên nhiên. Con người trở thành “một chấm buồm nhỏ xíu” trong vũ trụ rộng lớn khôn cùng.
Để rồi nhà thơ đã phải bộc lộ nỗi nhớ nhung dành cho quê hương:
Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang. Cụm từ “con cuốc cuốc”, “cái gia gia” được sử dụng không chỉ là hình ảnh tả thực về loài chim cuốc, chim đa đa. Cách sử dụng biện pháp chơi chữ độc đáo nhằm diễn tả sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kỳ vàng son, hưng thịnh nay không còn nữa cũng như nỗi nhớ quê hương tha thiết của chính nhà thơ.
Hai câu thơ cuối cùng kết lại toàn bộ bài thơ với mạch cảm xúc được đẩy lên đến tột cùng. Nhà thơ một mình đứng ở nơi đèo Ngang, xung quanh chỉ có “trời, non, nước” – chỉ có thiên nhiên hoang vu, lạnh lẽo. Đó là sự cô đơn đến của người lữ khách trên hành trình đơn độc. Tâm trạng của nhà thơ cũng chẳng thể chia sẻ cùng với ai. “Một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ, “ta với ta” – đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.
Như vậy, khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang”, người đọc dường như cảm nhận được nỗi cô đơn của thi sĩ. Cũng càng thêm đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan.
Chia sẻ 🌹 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất
Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ sĩ tài năng bậc nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam. Giữa hằng hà sa số những bậc quân tử hảo hán băn khoăn, trăn trở về việc nước, thơ của bà mang một hồn thơ man mác buồn thương. “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học của nữ thi sĩ, viết về khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng tâm trạng nuối tiếc, cô đơn khi một mình đơn độc giữa đất trời rộng lớn.
Lựa chọn thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thịnh hành thời bấy giờ cùng hệ thống niêm luật, gieo vần điệu quy củ, nghiêm tắc, bài thơ vừa nói lên tiếng lòng của người lữ khách khi bước tới vãn cảnh đèo Ngang. Bài thơ đã để lại tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của bà Huyện Thanh Quan lên một tầm cao mới trong làng văn học đương thời
Mở đầu bài thơ, tác giả bao quát khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn:
Lựa chọn khung cảnh kì vĩ, lấy điểm nhìn từ trên cao, thời gian là khi “bóng xế tà”, buổi chiều buồn thường gợi cho con người cảm giác cô độc, buồn thương. Một buổi chiều hoàng hôn hiu hắt, bước chân lữ khách “bước tới đèo Ngang”, một sự tình cờ tự nhiên, hòa hợp giữa người và cảnh.
Đứng giữa sự rộng lớn của đất trời, một mình đứng trên đèo cao nhìn xuống, xung quanh chỉ có cỏ cây. Động từ “chen” cùng nghệ thuật liệt kê “cỏ”, “cây”, “đá”, “hoa” càng nhấn mạnh sự rậm rạp, hoang sơ của thiên nhiên. Người đọc hình dung ra bức tranh hoàng hôn bóng xế, một ngày sắp tàn lụi, trên đỉnh đèo thoai thoải, dưới chân là đá, là hoa, là cỏ cây, một bóng hình lẻ loi, đơn độc trầm ngâm suy tư, nghĩ ngợi. Cái nhỏ bé của con người khiến người ta cảm thấy rợn ngợp trước sự vĩ đại của thiên nhiên.
Nếu hai câu thơ đầu tác giả khắc họa khung cảnh sống động, hài hòa thì ở hai câu thơ sau, hình ảnh con người xuất hiện nhưng lại mang nét thưa thớt, ít ỏi:
Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm cái hiu hắt, cô quạnh của khung cảnh. Biện pháp đảo ngữ “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà” kết hợp cùng các tính từ ‘lom khom”, “lác đác”, so với sự hùng vị, choáng ngợp của đèo Ngang quả là sự đối lập rõ rệt. Cũng có bóng người đấy, nhưng chỉ là những hình bóng lưa thưa, heo hắt bên kia bờ sông. Sự u tịch của buổi chiều bao trùm lên vạn vật, không gian nhuốm màu buồn thương da diết đến lặng người.
Mượn cảnh tả tình, bà Huyện Thanh Quan mượn tiếng kêu của những loài chim để khéo léo lồng ghép nỗi u hoài, nhớ thương về giang sơn đất nước:
Nghệ thuật chơi chữ, con chim cuốc được biến thể thành từ đồng âm “quốc quốc”, chim đa đa trở thành “gia gia”. Quốc là đất nước, gia là gia đình, đứng trước cảnh tượng tiêu điều trong chiều hoàng hôn đang dần phai, nữ thi sĩ lại canh cánh nỗi nhớ thương đau lòng với tổ quốc, với quê hương.
Đứng trên chính mảnh đất quê cha đất tổ của mình nhưng lại một lòng hướng về đất nước, phải chăng, cái mà nhà thơ nhung nhớ là những tháng ngày trù phú, sầm uất, là khung cảnh người đi lại tấp nập, huyên náo. Nỗi buồn gieo cả vào lòng người, mà “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nỗi buồn héo hon chứa đựng cả con người, cả cảnh vật nơi đây.
Trước không gian bao la, bát ngát của “đệ nhất hùng quan”, lòng người thi sĩ dường như có sự vương vấn, lưu luyến không muốn rời:
Bước chân lữ khách tìm đến đèo Ngang, cảnh đèo Ngang, sắc đèo Ngang khiến lòng người thi sĩ say đắm, chẳng muốn bước đi. Trời, non, nước, cảnh tượng thiên nhiên hài hòa, tráng lệ, để tơ lòng của tâm hồn nhạy cảm chỉ còn là “một mảnh tình riêng”. Ba tiếng “ta với ta” vang lên đầy quạnh hiu, một nỗi cô đơn thầm kín, cô đơn giữa cảnh tượng quá đỗi ngút ngàn, cô đơn giữa chính quê hương, đất nước. Mảnh tình riêng đây chính là nỗi u sầu, hoài niệm, nỗi lòng yêu kính của một nhân tài, một người con hiến mình cho tổ quốc.
Viết bằng thể thơ Đường luật với những niêm luật chặt chẽ, bài bản, nhưng “Qua đèo ngang” lại không gò bó, ép buộc. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được sự công phu của tác giả khi lựa chọn những câu từ tả cảnh, tả tình đắt giá. Cảnh sắc tuyệt đẹp của đèo Ngang, nỗi buồn day dứt của một người có học thức và tấm chân tình, nghĩ tới nước nhà, giang sơn đã được bà Huyện Thanh Quan gói gọn trong vỏn vẹn tám câu thơ để đời.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số những nữ sĩ tài danh xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam, tuy nhiên những sáng tác của bà còn tồn tại đến ngày nay không còn nhiều. Có thể nói, bài thơ Qua đèo Ngang là một trong số những sáng tác xuất sắc nhất của bà. Ra đời khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa nhà, xa quê hương, vào kinh đô Huế nhận chức “cung trung giáo tập”, bài thơ mang những nét đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật.
Trước hết, bài thơ đã vẽ nên một cảnh tượng, một bức tranh Đèo Ngang vừa thoáng đãng, vừa heo hút, hoang sơ nhưng vẫn thấp thoáng ở đó bóng hình, sự sống của con người. Mở đầu bài thơ cảnh tượng Đèo Ngang thoáng hiện lên nỗi buồn hiu quạnh.
Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã gợi lên thời gian, không gian nghệ thuật cho bài thơ, để rồi, từ trong khoảng không gian, thời gian ấy cảnh tượng đèo Ngang cứ thế dần hiện ra. Thời gian trong bài thơ được gợi lên thông qua cụm từ “bóng xế tà”. Có thể thấy đó là một buổi chiều chạng vạng – khoảng thời gian thường gợi lên trong mỗi người nỗi buồn man mác với nỗi trống vắng, cô đơn.
Không chỉ là thời gian chiều tà, bài thơ còn gợi lên một không gian cảnh vật nơi đèo Ngang rộng lớn, mênh mông – sự rộng lớn của không gian càng làm tăng thêm nỗi buồn và sự trống vắng. Và để rồi, trong khoảng không gian rộng lớn ấy, từng cảnh vật cứ thế chen chúc nhau mọc lên.
Sự chật chội, chen chúc ấy của cảnh vật được thể hiện rõ nét qua động từ “chen”. Động từ này không chỉ gợi lên sự chen chúc, hoang sơ, không có trật tự của cảnh vật mà qua đó nó còn thể sức sống của vạn vật trước sự khắc nghiệt của khí hậu và sự mênh mông của không gian. Thêm vào đó, bức tranh thiên nhiên nơi đèo Ngang còn hiện lên thấp thoáng sự sống của con người.
Hai từ láy “lom khom”, “lác đác” để diễn tả dáng hình của chú tiều và những ngôi nhà cùng nghệ thuật đảo ngữ, chúng được đặt lên ở đầu câu đã nhấn mạnh sự thưa thớt, ít ỏi. Thêm vào đó, việc sử dụng các từ ngữ “vài”, “mấy” đã làm tăng thêm sự nhỏ bé của bóng hình con người và sự thưa thớt, hoang vắng của cảnh vật. Để rồi từ những hình ảnh và từ ngữ ấy, tác giả đã gợi nên một bức tranh cảnh vật thưa thớt, hoang vắng dẫu đã có ánh lên sự sống của con người.
Như vậy, bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ nên một bức tranh cảnh vật đèo Ngang lúc chiều tà rộng lớn, mênh mông, thấp thoáng hiện lên bóng hình của con người, của sự sống nhưng vẫn còn hoang vắng, đìu hiu, gợi lên cảm giác man mác buồn và sự vắng lặng, cô đơn.
Không dừng lại ở đó, bài thơ Qua đèo Ngang còn thể hiện tâm trạng và nỗi lòng của nhà thơ.
Hai câu thơ đã cho thấy nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện và tài tình của nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan – chữ quốc là nước là từ đồng âm với từ “cuốc” – chỉ một loài chim và “gia gia” là từ có âm gần giống với loài chim đa đa. Với nghệ thuật chơi chữ tài năng, hai câu thơ đã nói lên tâm trạng của bà vào thời điểm bước tới đèo Ngang.
Âm thanh văng vẳng của hai loài chim ấy phải chăng cũng chính là nỗi lòng của bà ngay lúc này – nỗi “nhớ nước”, “thương nhà”. Đồng thời, nỗi lòng ấy càng được tỏ rõ và nhấn mạnh khi tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đưa hai từ “nhớ nước”, “thương nhà” lên đầu hai câu thơ.
Thêm vào đó, bài thơ còn diễn tả một cách trực tiếp nỗi cô đơn của nữ thi sĩ qua hai câu thơ kết thúc bài thơ.
Giữa khoảng không gian rộng lớn của đất trời, dường như càng làm tô đậm thêm sự nhỏ bé, cô đơn của tác giả. Thêm vào đó, những sự vật tưởng như luôn song hành, đi cùng và quyện hòa vào nhau nên lại chia lìa, xa cách nhau – điều này thể hiện rõ nét qua việc sử dụng các dấu phẩy, tách các sự vật “trời”, “non”, “nước’.
Dường như, chính cái nhìn chia lìa, chính tâm trạng của tác giả đã có tác động sâu sắc tới cái nhìn đầy sự chia cách ở của cảnh vật. Và để rồi, câu thơ kết thúc bài thơ như một tiếng thở dài diễn tả trực tiếp nỗi niềm của nhà thơ. Không gian rộng lớn nhưng nơi đây chỉ có “mảnh tình riêng” – chỉ một mảnh tình riêng “ta với ta”.
Nếu như “ta” thường dùng để chỉ cái chung cho cả cộng đồng, tập thể thì giờ đây nó chỉ còn là cái cá nhân, cái riêng của tác giả. Để rồi, hai câu thơ cuối đã cho chúng ta thấy nỗi cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa cái mênh mông, bao la, rộng lớn của thiên nhiên. Như vậy, bài thơ đã cho chúng ta thấy nỗi niềm của tác giả khi bước tới đèo Ngang – nỗi nhớ nước, nhớ nhà và nỗi cô đơn, lạc lõng.
Không chỉ thành công về mặt nội dung, bài thơ Qua đèo Ngang còn hấp dẫn bạn đọc bởi những nét độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật. Trước hết, bài thơ đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật. Với thể thơ thất ngôn bát cú, mặc dù đã được Việt hóa, song bài thơ không những tuân thủ một cách nghiêm ngặt mà còn đạt đến độ chuẩn mực của thể thơ này về niêm, luật, vần với ngôn ngữ trau chuốt, giàu giá trị.
Thêm vào đó, thành công của bài thơ còn ở nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài năng và đem đến hiệu quả nghệ thuật to lớn. Ẩn sau bức tranh cảnh vật nơi đèo Ngang vào buổi xế chiều đã thể hiện một cách rõ nét nỗi niềm tâm trạng – nỗi buồn man mác của nhà thơ khi phải rời xa quê hương. Và cuối cùng, nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ cùng việc sử dụng các từ láy góp phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm.
Tóm lại, bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan với những nét đặc sắc về nghệ thuật đã vẽ nên bức tranh cảnh vật chiều tà nơi đèo Ngang rộng lớn, mênh mông, đâu đó hiện lên sự sống của con người nhưng vẫn còn hoang dại và để rồi từ đó thể hiện rõ nét nỗi niềm tâm trạng của nữ thi sĩ.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Cảm Nhận Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng 🌼 15 Bài Biểu Cảm Hay
Bài văn cảm nhận về bài thơ Qua đèo Ngang ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Bà Huyện Thanh Quan một trong những nữ văn sĩ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Thơ văn bà để lại cho hậu thế không còn nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là phải kể đến bài Qua đèo Ngang. Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình, bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của bà khi trên đường vào kinh đô Huế nhận chức.
Mở đầu bài thơ là bức tranh phong cảnh thấm đẫm nỗi buồn hiu quạnh:
Hai câu thơ mở ra không gian, thời gian nghệ thuật quen thuộc trong thơ trung đại, đây đồng thời cũng là nét đặc trưng phong cách của Bà Huyện Thanh Quan: chiều tà và bóng hoàng hôn. Thời gian là buổi chiều nhưng không phải là lúc đầu hôm mà là chiều tà, thời điểm chuyển giao giữa chiều và tối, ánh nắng chỉ còn nhạt nhòa và sắp lặn. Không gian mênh mông, rộng lớn, với cả trời, non, nước nhưng tất cả đều im ắng, vắng lặng đến rợn ngợp.
Trong không gian đó, hình ảnh cây cối, hoa cỏ hiện lên có phần hoang dại, chúng chen chúc nhau mọc lên. Từ “chen” gợi sức sống mãnh liệt của muôn loài trước cái cằn cỗi của đất đai, cái khắc nghiệt của thời tiết. Đồng thời từ này còn gợi lên thiên nhiên có phần hoang dã, vô trật tự. Không gian và thiên nhiên cây cỏ hòa quyện vào nhau càng làm sâu đậm thêm ấn tượng về mảnh đất hoang vu.
Bức tranh được điểm thêm hơi thở, sự sống của con người:
Những tưởng rằng với sự xuất hiện của sự sống con người quang cảnh sẽ bớt vắng lặng, cô đơn hơn nhưng thực tế lại không phải vậy. Sự xuất hiện của con người trái lại càng khiến cảnh vật thêm phần heo hút, hoang vắng hơn. Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào dáng “lom khom” của những chú tiều, cái “lác đác” của mấy ngôi nhà ven sông kết hợp các từ chỉ số lượng ít ỏi “vài”, “mấy” khiến cho hình bóng con người đã nhỏ lại càng nhỏ hơn, cuộc sống đã hiu quạnh lại càng hiu quạnh hơn.
Bức tranh về một thế giới cô liêu hiện lên rõ hơn bao giờ hết. Nhìn lại cả hai câu thơ ta thấy chúng có đầy đủ các yếu tố của một bức tranh sơn thủy, hữu tình: núi, sông, tiều phu, chợ. Thế nhưng những yếu tố ấy khi hợp lại với nhau và khúc xạ qua cảm nhận của nhà thơ lại gợi lên một miền sơn cước hiu quạnh, heo hút.
Bốn câu thơ cuối nói lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Những âm thanh của cuốc kêu cũng chính là nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan. Tài dùng chữ của bà đã đạt đến độ điêu luyện: chữ quốc là nước đồng âm với chữ cuốc tức con chim, chữ gia là nhà gần âm với từ chữ đa là chim đa đa.
Chữ vừa ghi âm thanh nhưng đồng thời còn bộc lộ tâm trạng, ý tứ của tác giả, qua đó làm nổi bật tâm trạng, nỗi niềm của nữ sĩ. Vì phải xa quê hương, vào miền đất mới nhận chức nên bà nhớ nhà, nhớ gia đình. Còn nhớ nước tức là bà đang nhớ về quá khứ huy hoàng của triều đại cũ. Hai chữ nhớ nước, thương nhà được tác giả đảo lên đầu câu càng nhấn mạnh và làm nổi bật nỗi niềm của bà.
Hai câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp nỗi niềm cô đơn khắc khoải của nhà thơ: “Dừng chân đứng lại trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta”. Không gian mênh mông khiến con người lại càng trở nên bé nhỏ, cô đơn hơn. Sự vật tưởng là hòa quyện, gắn kết với nhau mà thực chất lại đang chia lìa đôi ngả, trời, non, nước được tách biệt với nhau bằng những dấu phẩy, đó là cái nhìn mang tính tâm trạng của chính tác giả.
Câu thơ cuối như là một lời khẳng định trực tiếp nỗi cô đơn đó “một mảnh tình” “ta với ta”. Đại từ “ta” không còn mang ý nghĩa chỉ chung, cộng đồng mà là cá nhân, chỉ một mình tác giả. Trong hai câu kết, tất cả là một sự gián cách, là một thế giới riêng, cô đơn đến tuyệt đối.
Không chỉ đặc sắc về nội dung, tác phẩm còn là điển hình mẫu mực về nghệ thuật cổ điển Đường thi. Bà sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú, chuẩn mực về niêm, luật, đối, ngôn ngữ trau chuốt, mượt mà mặc dù đã được Việt hóa. Sử dụng thành công đảo ngữ, chơi chữ. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình xuất sắc, tả cảnh vật mà bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của tác giả.
Qua bài thơ Qua đèo Ngang ta không chỉ ấn tượng bởi nghệ thuật tài tình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển đường thi và chất dân dã của dân tộc, mà còn bị cuốn hút bởi nội dung. Bức tranh phong cảnh đèo Ngang hiu quanh, mênh mông đã thể hiện tâm trạng buồn bã, nỗi niềm nhớ nước, thương nhà của tác giả.
Xem nhiều hơn 🌹 Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất
Bài văn cảm nhận về bài thơ Qua đèo Ngang ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích với câu từ gãy gọn, giàu ý nghĩa biểu đạt.
Trong nền văn học Trung đại Việt Nam có lẽ sẽ chẳng ai quên được hai nữ nhà thơ tài năng: Hồ Xuân Hương và bà huyện Thanh Quan. Nếu ở bà chúa thơ Nôm ta thấy nét bứt phá, hơi nổi loạn thì ta lại tìm thấy những xúc cảm trầm buồn nhẹ nhàng ở bà huyện Thanh Quan. Tiêu biểu đó là bài “Qua đèo ngang”. Sáng tác trong một lần tác giả đi vào Huế để nhậm chức. Trên đường có đi qua địa danh này, nỗi lòng yêu nước nhớ quê hương, xót nước lạo trào dâng làm cảm hứng để tác giả ngẫu hứng bật ra những vần thơ.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với đầy đủ theo cấu trúc truyền thống của thể loại này, bao gồm: đề, thực, luận, kết. Qua đó đã diễn tả những nỗi niềm tâm tư của tác giả về đất nước. Đó là tuyệt thi thấm đượm nỗi buồn man mác, bâng khuâng, để lại trong lòng mỗi người không ít u sầu về lòng người cũng như thế sự đương thời bấy giờ.
Vừa đặt chân đến chốn đây cũng là lúc mặt trời đổ bóng. Thời gian lúc này là ” bóng xế tà “, là khoảnh thời gian kết thúc của một ngày. Xưa kia văn thơ trung đại người ta thường chỉ lấy buổi chiều làm hình ảnh trong thi phẩm chỉ khi lòng người mang đậm nỗi buồn. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, phải chăng là nỗi lòng bà huyện Thanh quan tài năng kia cũng mang một nỗi niềm về thế thời.
Từ “chen” được điệp đến hai lần trong một câu thơ như tăng thêm chất hiu quạnh hơn. Nghệ thuật tiểu đối trong cùng một câu tạo nên nhịp thơ đăng đối hài hoà. Thêm đó lại càng làm bức tranh chiều tăng thâm phần hiu quạnh.
Dấu hiệu sự sống, con người đến hai câu thực đã dần xuất hiện. Hình ảnh “tiều vài chú, chợ, mấy nhà” đó là tất cả hơi thở cuộc sống nơi đây. Một lần nữa nghệ thuật tiểu đối trong các câu, giữa các câu đã phần nào tô thêm vào bức tranh con người nơi đây. Biện pháp tu từ đảo ngữ được tác giả sử dụng triệt thành công ” Lom khom, lác đác”. Đồng thời cũng là những từ láy nhằm chỉ sự hoạt động nhỏ nhặt nhấn mạnh vào sự cô quạnh nơi đây. Đòng thời lột tả về nhịp sống mong manh, thưa thớt mà tẻ nhạt thiếu sức sống.
Dường như đến hai câu luận nỗi niền tâm sự càng thên trĩu nặng hơn. “Con quốc quốc” và “cái da da” tạo nên âm hưởng dìu dặt da diết cho âm điệu của câu thơ. Những cảm xúc, dòng suy nghĩ dần bộc lộ rõ hơn của tác giả. Là một nữ sĩ tài năng, tài tú không những thế bà còn là người mang nặng nòng với niềm mất nước trước bấy giờ. Thủ pháp lấy động tả tĩnh được khai thác đã khắc hoạ thêm cái u sầu của bài thơ.
Nghe tiếng kêu rỉ máu của “cuốc cuốc” và cái “da da” mà lòng người thêm thê lương đau đáu về nỗi niềm thế sự. Thương cho thảm cảnh đất nước phân li, nước mất nhà tan lú bầy giờ. Dường như để tránh, xoa dịu nỗi đau ấy tác giả đã sáng tạo thay vì “quốc quốc, gia gia” trong từ quốc gia thay bằng từ đồng âm. Nhưng nỗi niềm của bà huyện Thanh Quan vẫn khắc sâu ở đó, vẫn đau đáu trìn tâm khảm, vẫn nặng trĩu u sầu thậm chí thấm đượm trong cả cảnh vật.
Đến hai câu kết:
Non nước giờ đây hiện hữu trước mắt nhưng thay vì thấy sự hùng vĩ tráng lệ thì ta lại vẫn buồn vì những chữ ” dừng chân đứng lại”. Phải chăng cái dừng chân ấy có phải là cái dừng chân, cái dáng đứng bất lữ trước thế thời của tác giả. Mảnh đất bao la của “cuốc da” mà lòng người thấy cô đơn lạc lõng biết bao, đứng trước cái mênh mông ấy nên bà chỉ cảm thấy ” mảnh tình con con”. Bởi thế mà cụm từ đầy sáng tạo “ta với ta” thêm khắc sâu nỗi buồn man mác trĩu nặng lòng người hơn.
Bài thơ “Qua đèo ngang” với tài năng nghệ thuật tác giả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các từ láy, các phép đối đã làm nên một thi phẩm để đời. Qua đó ta thấy thêm hiểu nỗi lòng của một thi nữ tài năng mà cũng đầy trân trọn và cảm thông với bà.
Gợi ý cho bạn 🍀 Thuyết Minh Về Bài Thơ Ông Đồ 🍀 12 Bài Văn Hay Nhất
Để viết bài cảm nghĩ hay về bài thơ Qua đèo Ngang đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý làm bài sau đây:
Ai đã từng một lần đi trên con đường xuyên Việt, hẳn đều biết đến đèo Ngang. Đây là một đèo khá dài và khá cao, nằm vắt ngang sườn núi cheo leo, hiểm trở của khúc cuối dãy Hoành Sơn, trước khi đâm ra biển. Lên đến đỉnh đèo, du khách sẽ được thưởng thức cảnh đẹp tuyệt vời của thiên nhiên hùng vĩ: núi non trùng điệp, đại dương bao la, trời cao thăm thẳm.
Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Thuở xưa, bao người vào kinh đô Huế để thi cử hay làm việc cho triều đình phong kiến đã đi qua đèo này rồi lâng lâng xúc cảm trước vẻ đẹp của nó mà làm thơ ca ngợi. Bà Huyện Thanh Quan nhân dịp từ Thăng Long vào Huế nhậm chức Cung trung giáo tập (dạy dỗ các cung nữ trong cung) đã sáng tác bài Qua đèo Ngang.
Đằng sau bức tranh phong cảnh thiên nhiên là tâm trạng của nữ sĩ: cô đơn, nhớ nhà và hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã qua. Có thể coi đây là bài thơ hay nhất trong những bài thơ sáng tác về thắng cảnh này.
Câu đề đơn giản chỉ là lời giới thiệu về thời điểm tác giả đặt chân đến đèo Ngang:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Đó là lúc mặt trời đang lặn, phía tây chỉ còn chút nắng hắt những tia sáng yếu ớt lên nền trời đang sẫm dần. Thời điểm này rất dễ gợi buồn trong lòng người, nhất là đối với kẻ lữ thứ tha hương. Tuy vậy, trời vẫn còn đủ sáng để nhà thơ nhận ra thiên nhiên nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc:
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Cỏ cây, hoa lá chen nhau mọc bên đá núi. Có cái gì đó như linh hồn của tạo vật thấp thoáng sau từng chữ. Điệp từ chen, các vế đối: cây chen đá, lá chen hoa miêu tả sức sống mãnh liệt của một vùng rừng núi hoang vu. Cảnh đẹp thì có đẹp nhưng nhuốm màu buồn bã, quạnh hiu, thiếu hơi ấm con người. Những bông hoa rừng đây đó không đủ làm sáng, làm vui bức tranh núi non lúc ngày tàn, đêm xuống.
Trên bối cảnh thiên nhiên bao la ấy thấp thoáng bóng dáng con người và hơi hướng cuộc sống nhưng cũng chỉ ít ỏi, mờ nhạt, xa vời:
Con mắt tinh tế của nhà thơ phát hiện ra nét đặc trưng của người và cảnh trước tiên nên bà đã dùng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh đặc trưng ấy. Dáng vẻ lom khom của mấy chú tiều hái củi sườn non làm cho con người vốn đã nhỏ bé lại càng thêm nhỏ bé trước thiên nhiên cao rộng. Cái chợ là nơi biểu hiện sức sống của một cộng đồng làng xã, lẽ ra tấp nập đông vui, nhưng ở đây nó chỉ là mấy túp lều xơ xác bên sông…
Bao trùm lên cảnh vật là một nỗi buồn tê tái và nỗi buồn ấy thấm sâu vào lòng người:
Giữa không gian tĩnh lặng gần như tuyệt đôi ấy bỗng vẳng lên tiếng chim quốc khắc khoải, tiếng chim đa đa não nuột. Đó là những âm thanh có thật mà cũng có thể là tiếng vọng từ tâm trạng chất chứa nỗi buồn thời cuộc của nhà thơ. Mượn bút pháp ước lệ và nghệ thuật chơi chữ (từ đồng âm khác nghĩa) để nói lên lòng mình trước cảnh, đó là tài hoa của nữ sĩ.
Tiếng chim kêu không làm cho cảnh vui lên thêm chút nào mà lại làm tăng phần quạnh quẽ, cô liêu. Phải chăng tiếng chim chính là tiếng lòng của kẻ đang mang nặng tâm trạng u buồn, hoài vọng, nhớ nước thương nhà?!
Hồn cảnh, hồn người như có nét tương đồng, cho dù về hình thức hoàn toàn tương phản. Cái bao la, vô tận của non nước tô đậm cái cô đơn, chơ vơ của con người và ngược lại. Vì vậy nên nỗi buồn càng lắng đọng:
Quả là một nỗi buồn lớn lao, thấm thía, khó san sẻ, giãi bày. Nó như kết thành hình, thành khối, thành mảnh tình riêng khiến nhà thơ phải thốt lên chua xót: ta với ta. Chỉ có ta hiểu lòng ta mà thôi! Vì thế nên sự cô đơn càng tăng lên gấp bội.
Bài thơ Qua đèo Ngang tuy ra đời cách đây đã hơn một thế kỉ nhưng giá trị của nó vẫn nguyên vẹn trước thử thách của thời gian. Bao người yêu thơ thuộc lòng bài thơ này và ca ngợi tài năng của tác giả. Thể thơ Đường luật kiểu cách, sang trọng vào tay nữ sĩ đã trở thành gần gũi, dễ hiểu với người đọc bởi ngôn ngữ giản dị, trong sáng và những hình ảnh dân dã quen thuộc. Đọc bài thơ, chúng ta thêm yêu Tổ quốc với bao phong cảnh tuyệt vời và càng trân trọng những tâm lòng ưu ái non sông đất nước.
Tham khảo văn mẫu 🌳 Thuyết Minh Về Bài Thơ Đập Đá Ở Côn Lôn 🌳 11 Mẫu Hay
Bài văn trình bày cảm nhận về bài thơ Qua đèo Ngang nâng cao sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời.
Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.
Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?
Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng:
Câu thơ xuất hiện cụm từ “bóng xế tà” và sự hiện diện của điệp từ “chen” cùng cách gieo vần lưng “lá, đá” đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ “tà” như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:
Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn.
Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ “chen” ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:
Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn.
Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.
Từ ghép đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cảm giác tha thiết, ray rứt. Cụm từ “nhớ nước, thương nhà” là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ “quốc quốc gia gia” phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?
Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:
Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái.
Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc. Cụm từ “ta với ta” như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan.
Bởi vì cũng “ta với ta” nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:
Bác đến chơi đây ta với ta
Lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại:
Một mảnh tình riêng ta với ta.
đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương…
Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần “a” như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả.
Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu:
Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người, nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.
Giới thiệu tuyển tập 🌟 Nghị Luận Bài Nhàn 🌟 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Tài liệu văn nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo Ngang học sinh giỏi sẽ mang đến những phân tích và cảm nhận sâu sắc nhiều tầng nghĩa của tác phẩm.
Đèo Ngang là địa danh thuộc ngọn Hoành Sơn, một nhánh nhỏ của dãy núi Trường Sơn, cắt ngang, phân định ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, đây cũng là nơi khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều văn nhân thi sĩ. Trong đó phải kể đến Cao Bá Quát với Đăng Hoành Sơn, Nguyễn Khuyến với Quá Hoành Sơn, và nổi tiếng hơn cả phải kể đến Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, một trong hai nữ thi sĩ tài năng nhất của văn học học trung đại Việt Nam cùng với Hồ Xuân Hương.
Khác với giọng thơ cá tính, sắc nhọn, thâm sâu của bà chúa thơ Nôm thì Bà Huyện Thanh Quan lại gây ấn tượng với người đọc bằng một phong cách thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, chất chứa nhiều những cảm xúc suy tư. Đặc biệt là với thủ pháp tả cảnh ngụ tình trong bài Qua Đèo Ngang thì phong cách thơ của bà lại càng được bộc lộ rõ hơn cả.
Nếu đọc Qua Đèo Ngang một lần, ta sẽ nhận thấy rằng cả bài thơ hầu như chỉ tả cảnh, nếu như không nắm được hoàn cảnh sáng tác và tâm trạng của tác giả người xem có lẽ dễ dàng nhầm tưởng đây là một bài thơ với bức tranh phong cảnh thiên nhiên nhuốm màu trầm. Thế nhưng nếu đọc và phân tích từng ý người ta mới thấy thấm cái tình ưu tư của thi nhân trong từng câu chữ, trong từng cảnh vật, dừng như một câu tả vật cũng chính là một câu tả tình, vô cùng sâu sắc.
Mở đầu bài thơ hai câu đề gợi ra một khung cảnh lưng đèo rộng lớn, khoáng đạt và bao la thế nhưng lại có chút buồn bã vây quanh. Cái buồn ấy xuất phát từ khoảng thời gian mà tác giả đã gợi ra trong bài bằng cụm từ “bóng xế tà”, có thể thấy bóng xế tà không phải là một mốc thời gian nào đó cụ thể, mà nó là sự miêu tả có chút mơ hồ về cảnh hoàng hôn sắp tắt, khi mặt trời đã khuất dạng.
Cái còn lại chính là những tia sáng cuối cùng trong ngày, xen lẫn với màu đen của đêm tối tạo thành một màu xam xám bao phủ núi rừng, phủ lên cả người lữ khách đang dừng chân bên đèo tạo nên cảm giác nhạt nhòa, lặng lẽ và buồn man mác. Về âm điệu cụm từ “bóng xế tà” khi đó có cảm giác buông xuống nhẹ nhàng, và hơi day dứt, dường như là sự nuối tiếc về một cái gì đó sắp kết thúc.
Và trong thực tế cuộc sống cũng như trong thi ca thì khoảnh khắc hoàng hôn buông, chiều tàn, ngày tàn thì luôn gợi ra con người những nỗi buồn không tên, đặc biệt đối với những con người hữu tình như tác giả thì nỗi buồn ấy lại càng trở nên thấm thía, sâu sắc thậm chí lan tỏa sang cả khoảng không gian mênh mông, rộng lớn xung quanh mình.
“Cỏ cây chen đá lá chen hoa” gây ấn tượng với thủ pháp điệp từ “chen” và biện pháp nhân hóa thế nhưng nó lại không đem đến những hiệu quả như làm cho khung cảnh thiên nhiên thêm sinh động hấp dẫn mà trái lại nó lại mang đến cảm giác rậm rạp, um tùm, cây cối chen chúc nhau giành giật sự sống. Khiến con người đứng giữa khung cảnh ấy có chút ghê sợ, cô đơn và lạnh lẽo, điều này kết hợp với cái cảnh nhá nhem tối lại đem đến trong lòng tác giả thêm nhiều suy tư.
Đến hai câu thực khung cảnh thiên nhiên hoang vắng đã bắt đầu có sự sống của con người, thế nhưng việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đưa hai từ láy “lom khom” và “lác đác” lên đầu câu đã khiến cho ý của câu thơ có phần khác lạ. Thứ nhất xét từ “lom khom”, đó là dáng đứng cúi thấp mình, gánh củi của các tiều phu, sự xuất hiện của con người vốn đã ít ỏi chỉ có “tiều vài chú” mà dường như lại còn bị thiên nhiên lấn át.
Ở đây con người đã hoàn toàn trở nên nhỏ bé và phụ thuộc vào thiên nhiên, sự xuất hiện của những con người thưa thớt lại càng tô đậm thêm cái quang cảnh thiên nhiên quá đỗi hùng vĩ, quá đỗi lạnh lẽo, hoang vắng buổi chiều tàn. Khi tác giả phóng tầm mắt ra xa thì thấy xuất hiện những ngôi nhà, vốn dĩ luôn là cái mà người lữ khách thường hướng đến mỗi khi đi xa, để tìm cảm giác ấm áp, cảm giác thân thuộc, để xóa nhòa đi nỗi cô đơn vắng vẻ.
Thế nhưng trong câu thơ này cái sự ấm áp đã hoàn toàn bị hai từ “lác đác” lấy đi, mà thay vào đó cả câu thơ lại gợi sự chán nản, heo hút, mệt mỏi, thiếu sức sống trong khung cảnh dẫu rằng đã có sự xuất hiện của con người. Nhìn vào cách miêu tả, có thể nhìn ra tâm trạng của tác giả đó là nỗi cô đơn, trống vắng, sự lạc lõng giữa không gian rộng lớn, là sự chơi vơi bất định giữa thời cuộc.
Nếu xét kỹ hơn người ta có thể liên hệ với tình cảnh của tác giả để hình dung ra nỗi buồn đang chất chứa trong lòng nữ sĩ, ấy là nỗi lòng nhớ nhà tha thiết của một người con xa xứ, rời xa chốn phồn hoa đô hội, nay nhìn cảnh thưa thớt, lạnh lẽo lại càng thêm thương nhớ quê hương.
Ở hai câu luận, sự sống xuất hiện nổi bật hơn với tiếng chim rừng kêu vang, thế nhưng cũng tương tự với mạch cảm xúc ở những câu thơ đầu, sự sống xuất hiện không hề mang đến sự vui vẻ, sinh động, ấm áp mà trái lại mang đến những cảm xúc buồn bã, day dứt. Chim quốc và chim đa đa nổi tiếng là những loài chim có tiếng kêu thảm thiết, não nề vô cùng, nghe tiếng chim mà lòng người chùng xuống hẳn, cảm xúc buồn thương lập tức tràn về trong tâm can.
Đặc biệt giữa một không gian rộng lớn hoang vu như thế, tiếng chim nghẹn ngào, day dứt vang lên càng làm tăng sự hoang vắng tĩnh lặng của thiên nhiên rộng lớn, cô lập con người trong mối sầu tư. Mà với Bà Huyện Thanh Quan đó là nỗi nhớ thương quê nhà da diết, là buồn khổ xa xứ, lòng đau xót, bất lực trước thời cuộc rối ren, từ đó cũng nhận thấy được lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu nặng và thầm kín của tác giả được thể hiện thật tinh tế qua cảnh sắc thiên nhiên.
Hai câu kết đã khép lại bài thơ với những cảm xúc buồn thương sâu lắng, đồng thời cũng mở một chân trời cảm xúc mới bằng một giọng thơ chậm rãi, như tâm sự. Cái “dừng chân” của lữ khách không chỉ đơn thuần là sự nghỉ ngơi sau những ngày đường mệt mỏi, mà còn là sự lắng đọng cảm xúc trong tâm hồn của thi sĩ.
Trước khung cảnh rộng lớn, bao la “trời non nước”, tác giả dần mở lòng bộc lộ cái tôi cá nhân của mình, trước hết đó là cảm xúc cô đơn lẻ loi, lạc lõng trước thiên nhiên. Sau là ý thức về cái tôi cá nhân, về việc giữ riêng cho mình tâm hồn hồn thanh cao, lòng yêu nước sâu sắc, từ chối những sự nhiễu nhương của thời cuộc, bà đã dần buông bỏ những vướng bận cuộc đời, quyết để tâm hồn thanh tịnh với chỉ “một mảnh tình riêng ta với ta”.
Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú xuất sắc, với bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế và tài hoa, thông qua cảnh sắc thiên nhiên Bà Huyện Thanh Quan đã gửi gắm vào đó những nỗi niềm cảm xúc cá nhân, đó là nỗi nhớ nhà, tình yêu quê hương đất nước và sự đau xót, bất lực trước thời cuộc biến đổi. Để lại trong lòng độc giả những cảm xúc khó quên, thấm thía nỗi buồn man mác, sự cô đơn, lẻ loi của của tác giả giữa cuộc đời, giữa thiên nhiên rộng lớn.
Ngoài ra, tại chúng tôi còn có 🌺 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà 🌺 15 Mẫu Đặc Sắc
Gợi ý viết bài văn cảm nhận về bài thơ Qua đèo Ngang đặc sắc sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.
Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua.
Khi nhà thơ bước chân đến đèo ngang cũng là thời điểm chiều buông. Hình ảnh bóng xế tà không chỉ gợi ra không gian đất trời khi mặt trời bắt đầu lặn, màn đêm chuẩn bị buông, vừa gợi ra được nhịp vận động lờ lững, chậm chạp của những đám mây trên bầu trời. Không gian được gợi ra có chút hoang vắng, lại ẩn nhẫn sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. “Cỏ cây chen đá lá chen hoa”, tác giả đã điệp từ chen vừa gợi ra cái đông đúc, rậm rạp của cỏ cây nơi mình đặt chân đến, đồng thời lại gợi ra được vẻ hoang sơ, tự nhiên của chốn núi rừng.
Từ láy “lom khom’ gợi ra dáng vẻ của người tiều phu trở về nhà trong khung cảnh chiều buông, “lác đác” lại gợi ra sự thưa thớt, trống vắng của không gian sống, không gian sinh hoạt. Trong hai câu thơ này, bóng dáng con người thấp thoáng dưới núi có phần nhỏ bé, không gian sống chưa kịp gợi lên sự ấm áp thì bị sự thưa thớt về khoảng cách đẩy lùi. Do đó có nói về con người, về sự sống thì cũng không làm cho bức tranh thơ bớt đi vẻ u buồn, tịch mịch. Cuộc sống đã thưa thớt lại tiêu điều đến thê lương với sự lác đác của lều chợ.
Tầm nhìn được mở rộng nhưng lại gợi sâu thêm nỗi cô đơn, trống vắng của con người tha phương nơi đất khách:
Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:
Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. “Dừng chân” gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương.
Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình “Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Chiều Tối 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang – một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua.
Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”.
Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Đón đọc tuyển tập 💕 Nghị Luận Tràng Giang 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Cảm nhận về bài thơ Qua đèo Ngang luyện viết sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Tham khảo bài văn mẫu đặc sắc sau đây:
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. Thật đúng như vậy, mỗi nhà thơ đều chọn cho mình một lối đi riêng biệt để thể hiện phong cách nghệ thuật sáng tác của riêng mình.
Ta bắt gặp Hồ Xuân Hương với cái “tôi” sôi nổi cá tính muốn đấu tranh cho thân phận bèo trôi của người phụ nữ qua “Bánh trôi nước”. Đến với thơ Bà Huyện Thanh Quan ta lại thấy một cái “tôi” nhẹ nhàng với những nỗi nhớ nước thương nhà da diết qua bài thơ “Qua đèo Ngang”.
Bà Huyện Thanh Quan được biết đến với danh tiếng là một nữ sĩ tài ba hiếm có trong thời đại xưa. Thơ của bà luôn chất chứa những nỗi nhớ đầy vơi, những miền kí ức lạ. Bài thơ “Qua đèo Ngang” là một trong số những bài thơ Đường luật xuất sắc nhất của bà và luôn được các thế hệ bạn đọc đón nhận. Với tình yêu quê hương đất nước luôn cháy bỏng, “Qua đèo Ngang” chính là một tuyệt phẩm về tả cảnh ngụ tình của tác giả để giãi bày nỗi nhớ nước thương nhà đến đau lòng.
Không phải bất cứ nỗi nhớ nào cũng có thể diễn tả bằng lời hay có thể gọi tên nỗi nhớ ấy. Chính vì vậy mà nữ thi nhân đã mượn khung cảnh bức tranh thiên nhiên bóng xế tà để nói lên tâm trạng của mình:
Câu thơ mở đầu gợi lên cho chúng ta một khung cảnh thiên nhiên vào lúc “xế tà”, thời gian dần chuyển từ chiều sang tối. Phải chăng đây chính là khoảng thời gian nhạy cảm nhất trong ngày đưa tâm trạng con người trở về với những miền nỗi nhớ, những nỗi buồn man mác không tên. Thời gian “xế tà” kết hợp với không gian hoang vu hẻo lánh của đèo Ngang đã làm cho lòng người càng thêm trĩu nặng hơn.
Tâm trạng của thi nhân bỗng có chút thay đổi khi được chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của người dân ở dưới chân đèo. Nỗi nhớ nước thương nhà như được lan tỏa vào muôn vàn cảnh vật. Bức tranh đượm buồn ấy bỗng trở nên sinh động hơn khi “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” để tranh giành nhau sự sống. Phải chăng trong lòng nhà thơ cũng có chút liên tưởng về những thân phận người phụ nữ bị chèn ép trong xã hội cũ, thế nhưng họ vẫn rất mạnh mẽ đi tìm một lẽ sống cho riêng mình.
Đứng từ độ cao hàng trăm mét nhìn xuống, nhà thơ có cái nhìn bao quát lên vạn vật. Nơi đây hoang vu nhưng vẫn có sự xuất hiện của con người cho thấy sự sống vẫn còn tiếp diễn khi “Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”. Ở dưới chân đèo kia, vẫn có những con người đi kiếm củi vì cuộc sống mưu sinh vất vả, vì bữa cơm manh áo hằng ngày.
Điểm nhìn của nhà thơ có sự dịch chuyển từ cảnh vật sang con người nhưng lạ thay khung cảnh ấy vẫn rất hiu quạnh, nặng nề. Phải chăng vài chú tiều chuyên nghề đốn củi cũng không thể phá vỡ không gian yên tĩnh nơi đây? Nhà thơ sử dụng từ láy gợi hình “lom khom” cho thấy những bóng hình bé nhỏ dưới chân núi cũng đang rất vất vả và vội vã gánh củi về nhà trước khi trời đã xế chiều. Nhà thơ phóng tầm mắt ra xa hơn thì thấy “Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.
Khi nhắc đến chợ, ta thường liên tưởng ngay đến một khung cảnh nhộn nhịp, mua bán diễn ra tấp nập nhưng ở đây, chợ lại vô cùng vắng vẻ, tiêu điều cũng chẳng thấy một dáng người qua lại và cũng chỉ “lác đác bên sông” mấy cái nhà trơ trọi. Nhà thơ đang luôn mong ngóng được thấy những chân trời mới tốt đẹp hơn khi đặt chân đến vùng đất mới nhưng sự sống mỏng manh, thưa thớt lại càng làm cho cảnh vật trở nên u sầu hơn.
Nhà thơ đã đảo vị ngữ “lom khom”, “lác đác” lên đầu câu thơ cho ta thấy những sự sống hiếm hoi, lẻ bóng nơi đây cũng rất xa xôi để nhà thơ có thể cùng bầu bạn, trút bầu tâm sự. Việc sử dụng hai từ láy “lom khom”, “lác đác” vừa có tính gợi hình cao lại vừa có tính ước lệ rõ nét. Nhưng tất cả cũng không thể diễn tả được dòng cảm xúc của nhà thơ lúc này. Chắc hẳn, nhà thơ phải yêu và nhớ quê hương lắm mới có thể tạo nên bức tranh tinh tế đến vậy.
Nỗi nhớ ấy cứ trực trào và trỗi dậy mãnh liệt hơn khiến nhà thơ phải thốt lên rằng:
Trong không gian yên tĩnh, hiu quạnh của núi đèo bỗng chợt đâu đó vang lên tiếng kêu của con chim cuốc, chim da da trong bối cảnh chiều buồn càng gợi lên nỗi tan tác, bi thương hơn. Điệp âm “con quốc quốc” và “cái gia gia” đã tạo nên những âm điệu êm đềm, du dương nhưng cũng rất não nề, buồn thấu tâm can. Phải chăng dụng ý chơi chữ của nhà thơ viết rằng con “quốc quốc” và cái “gia gia” chính là sợi dây liên kết giữa tiếng kêu của loài chim rừng với nỗi nhớ về Tổ quốc, về gia đình của nhà thơ.
Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”, lấy tiếng kêu của loài chim rừng để làm nổi bật bối cảnh yên ắng, quạnh hiu của buổi chiều muộn khiến cho tiếng chim bỗng chốc càng trở nên não nề, thê lương hơn bao giờ hết. Nghe tiếng chim kêu nhà thơ càng đau lòng và càng nhớ về quê hương, gia đình nhiều hơn, thương cảnh nước nhà đang rối ren, loạn lạc, li tán, gia đình thì hợp tan mà phận nữ nhi không thể cầm giáo ra giết giặc trên chiến trường khiến nhà thơ càng cảm thấy đau lòng.
Giữa chốn đèo cao hẻo lánh, tiếng chim cuốc, chim đa vang lên chính là tiếng lòng nhớ nước, thương nhà của nữ thi nhân. Giữa cái bao la vô tận của núi rừng đối lập với bóng hình bé nhỏ bơ vơ một mình của nhà thơ đã khiến nhà thơ phải “Dừng chân đứng lại” để ngắm trời, non sông, đất nước của mình bỗng đẹp như “gấm hoa” bởi:
Nỗi niềm chất chứa trong tâm hồn nhà thơ khiến nhà thơ xúc động đến bồn chồn trước cảnh non nước hữu tình nên phải “dừng chân đứng lại” để tận hưởng, để ngắm nhìn tinh hoa đất trời. Thế nhưng nhà thơ vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi chỉ còn “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. Thủ pháp đối lập, nhà thơ đã lấy cái bao la, mênh mông của đất trời để làm nổi bật lên một thân phận bé nhỏ, “một mảnh tình riêng”.
Trong bức tranh thiên nhiên ấy tuy có sự xuất hiện của con người, nhưng họ ở rất xa xôi và thưa thớt, sự sống hiện lên rất yếu ớt bởi vậy mà nhà thơ cũng cảm thấy có chút xót xa cho thân phận của mình, bà thật mạnh mẽ và táo bạo khi chọn cho mình một hướng đi mới. Vũ trụ thì thật bao la và rộng lớn khiến cho con người càng cảm thấy mình cô đơn, bé nhỏ hơn.
Khi không gian tĩnh lặng, ở đây chỉ có một mình bà “ta với ta” hòa quyện cùng mảnh tình riêng cho đất nước đã làm ta gợi nhớ đến câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khuyến: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Thế nhưng sự kết hợp giữa “ta với ta” trong thơ của Nguyễn Khuyến có nghĩa rằng tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Cái “ta” đó không phải cái ta cô đơn, cái “ta” đó chính là cái “ta” được hòa quyện giữa hai tâm hồn vào chung một thể xác. Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cái “ta” chính là cái “ta” đơn độc, lẻ bóng với nỗi sầu nhớ nước, thương nhà khôn xiết. Qua đó, ta càng thấm thía hơn nỗi niềm giấu kín không thể giãi bày của nhà thơ.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” đã thể hiện thành công một phong cách nghệ thuật rất sáng tạo và đặc biệt của Bà Huyện Thanh Quan. Những tình cảm đặc biệt nhà thơ đều dành trọn cho quê hương đất nước, cho gia đình của mình bởi vậy bài thơ đã được giới trẻ đón nhận một cách nồng nhiệt.
Bài thơ chính là một tuyệt phẩm về nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”, mượn không gian yên tĩnh của núi rừng để bày tỏ tình cảm nhớ nước, thương nhà luôn thường trực của thi nhân. Tác giả đã để lại cho chúng ta những bài học đắt giá về tình yêu quê hương, đất nước bởi mỗi chúng ta sinh ra đều có một quê hương để trở về và tôi cũng vậy, quê hương của tôi chính là Việt Nam thân yêu!
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Đây Thôn Vĩ Dạ 🍀 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Tham khảo bài cảm nhận ngắn về bài thơ Qua đèo Ngang sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả với những ý văn ngắn gọn và luận điểm cơ bản nhất.
Trong nền văn học trung đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết. Chỉ 8 câu thơ nhưng nó đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời núi hiu quạnh và lòng người man mác như thế này.
Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:
Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ “bóng xế tà”. Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai.
Mặt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.
Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang.
Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn.
Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy
Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương.
Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.
Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm
Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chốn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.
Xem nhiều hơn 🌟 Nghị Luận Về Bài Thơ Nói Với Con 🌟 15 Bài Văn Ngắn Hay
Xã hội phong kiến luôn có sự chèn ép, ràng buộc tự do của những người phụ nữ bất hạnh, chỉ sống phụ thuộc, không làm chủ cho bản thân mình. Xã hội hiện đại bây giờ, phụ nữ luôn được tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt đối xử như ngày xưa nữa.
Tình cảm yêu mến, muốn được bảo vệ hạnh phúc tự do cho mình, cũng không hề kém cạnh các đại nam nhi. Đối với bà Huyện Thanh Quan tuy không đi ra chiến trường chiến đấu, nhưng bà đã gửi gắm tinh thần, sự cổ động mạnh mẽ vào thơ, để tiếp thêm một phần sức mạnh, công lao của mình cho đất nước.
“Qua đèo ngang” gợi lên sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của bà Huyện Thanh Quan làm tiêu biểu cho phong cách thơ. Bài thơ “Qua đèo ngang” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh vào Phú Xuân(Huế) nhận chức và đi ngang qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, quê hương, thương cho thân người con gái yếu đuối đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thấy ngôn bát cú. Với 8 câu thơ mà đã thấy được những thần thái, cái hồn trong cảnh vật và con người trước cảnh núi rừng hiu quạnh.
Hai câu đề hiện rõ khung cảnh rừng núi hoang sơ lúc “bóng xế tà”. Một cảnh chiều nặng nề làm cho lòng người trở nên u buồn, gợn sầu hơn. Tất cả như gợi lên nỗi nhớ muốn tỏ rõ nỗi lòng mà không ai bầu bạn, sẻ chia. Chỉ có “cây cỏ chen lá, đá chen hoa” hiu quạnh. Điệp từ “chen” khẳng định sức sống mạnh mẽ của cỏ, cây, bấu víu để sinh sôi nảy nở.
Đến hai câu thơ tiếp theo thì mới thấy bóng dáng của con người. “người tiều phu” đi lượm củi vẫn tạo cảm giác vô định, “lom khom” từ ngữ nhấn mạnh thể hiện sự vất vả của người tiều phu, phải đi kiếm từng khúc củi, ước tính số lượng cụ thể, sự sống hiếm hoi, xa vời, tìm một người bạn trở nên khó khăn hơn.
Tiếp đến hai câu thơ luận phần nào cảm xúc của tác giả như được thể hiện rõ nét hơn:
Giữa chốn rừng sâu vắng lặng, vang lên tiếng chim cuốc đau lòng não ruột. Đó cũng có thể là thanh âm thật là hay là tiếng lòng trong tâm trạng nhà thơ. Mượn bút pháp ước lệ và nghệ thuật chơi chữ để nói lên tiếng lòng mình trước cảnh. Tiếng chim kêu làm tăng phần cô quạnh, phải chăng đó là tâm trạng hoài vọng nhớ thương nước nhà?
Cái bao la, vô tận của non nước làm chơi vơi bóng hình một mình giữa thiên nhiên, hồn cảnh – hồn người như hòa lẫn vào nhau, làm nỗi buồn da diết bị lắng đọng cùng.
Tiếng lòng non nước thấm thía, không san sẻ buộc nhà thơ thốt lên giãi bày “ta với ta” nghe chua xót. Chỉ ta mới hiểu được lòng ta, sự cô đơn như tăng lên gấp bội. Dù sầu muội như bà Huyện Thanh Quan vẫn cảm nhận được vẻ đẹp non nước dù nơi dừng chân có vẻ hoang sơ, nhưng đã tô lên vẻ đẹp hùng vĩ, bao la của núi rừng.
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” vừa gợi lên một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, vừa gợi ra khung cảnh sống giản dị, đơn sơ mà ấm áp. Từ đó mang lại những cảm xúc, nỗi niềm, riêng tư của tác giả với tình yêu quê hương, đất nước da diết khi xa quê hương, lẻ loi một bóng hình nơi đất khách quê người.
Mời bạn tham khảo 💧 Bình Giảng Đất Nước 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Đón đọc bài biểu cảm về bài Qua đèo Ngang ngắn nhất chọn lọc giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý làm bài phong phú hơn.
Tác phẩm “Qua Đèo Ngang” là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi Qua Đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người “Qua Đèo Ngang” không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ.
Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề:
Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn “bóng xế tà”, nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều.
Bao giờ cũng vậy, trong thi ca trung đại, “bóng xế tà” luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ “chen” nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng.
Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện:
Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như “lom khom” , “lác đác” và các chỉ từ “vài” , “mấy” làm không gian trở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, và mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao trùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hiu quạnh và vắng vẻ.
Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn:
Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên dịu vợi. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”.
Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa ” đau lòng” “mỏi miệng” cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà.
Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân:
Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao trùm lên mọi cảnh vật”một mảnh tình riêng ta với ta”.
Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có “ta” và “ta” giữa mênh mông trời đất.
Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Bình Giảng Câu Cá Mùa Thu 🔥 Bình Giảng Thu Điếu
Cập nhật thông tin chi tiết về Bước Đi Chênh Vênh Trên Miệng Núi Lửa Bromo Ở Indonesia Cảm Nhận Sự Kì Diệu trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!