Bạn đang xem bài viết 10 Tác Nhân Phổ Biến Khiến Bạn Đau Hông Khi Tập Luyện được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đau hông là một tình trạng mà bạn rất dễ gặp khi tập luyện. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó chịu này.
1. Căng cứng hángĐau ở phía trước hông và đùi trong thường là kết quả của việc kéo hoặc căng cơ háng. Chấn thương cơ cấp tính này tương tự như các loại căng cơ khác, nhưng nó xảy ra khi cơ phía trước và bên trong đùi bị áp lực quá mức. Đau hông thường xuyên xảy ra khi bạn chạy nước rút, đá bóng và nâng tạ.
Đau hông do căng cứng háng
2. Chấn thương sụn khớp xoayViệc sử dụng lặp đi lặp lại hoặc chấn thương thể thao do ngã hoặc xoắn bất ngờ có thể dẫn đến mòn sụn ở hốc nối khớp hông. Các triệu chứng bao gồm đau háng, cảm nhận hông kêu răng rắc và giới hạn chuyển động hông. Triệu chứng này thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, thuốc chống viêm và vật lý trị liệu. Ngoài ra, nó cũng có thể điều trị bằng nội soi khớp.
Chấn thương sụn khớp xoay có thể dẫn đến đau hông
3. Chấn thương hôngBạn cũng có thể bị đau hông do chấn thương hông. Đây là một chấn thương cấp tính được gây ra do tác động trực tiếp lên đỉnh xương chậu. Chấn thương này có thể gây chảy máu vào cơ bụng hoặc cơ giạng hông – phần gắn liền với cơ mào chậu. Xương và cơ bị đè thường sẽ bị bầm tím và cơn đau có thể trở nên dữ dội. Thiết bị bảo vệ thích hợp có thể giúp ngăn chặn hông. Sự hỗ trợ kịp thời và nghỉ ngơi có thể tăng tốc độ phục hồi.
Sự hỗ trợ kịp thời và nghỉ ngơi có thể giúp hông bạn chóng phục hồi
4. Viêm bao hoạt dịch hôngĐau hông do viêm bao hoạt dịch hông
5. Viêm khớp xươngViêm xương khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau hông mãn tính cho cả vận động viên chuyên nghiệp và người tập thể dục bình thường. Viêm khớp xương là một loại viêm khớp được gây ra bởi sự hao mòn hoặc thoái hóa của các khớp hông. Theo thời gian, lớp sụn trơn và bảo vệ của hốc xương hông bị mòn và xương trần bị lộ ra, khiến việc cử động đau. Có nhiều phương pháp điều trị sẵn có như các bài tập tăng cường thích hợp. Tuy nhiên, khi những cách điều trị bảo vệ thất bại thì phẫu thuật thay khớp háng có thể là một lựa chọn.
6. Đau cơ hôngCác hoạt động lặp đi lặp lại có thể gây căng thẳng cho các cơ, gân và dây chằng hỗ trợ hông. Khi chúng bị viêm do sử dụng quá mức, chúng có thể gây ra cơn đau và khiến hông hoạt động không bình thường. Điều này có thể dẫn đến đau ở phía trước xương chậu, thường ở giữa và có thể dẫn đến yếu hoặc đi khập khiễng. Nghỉ ngơi là cách điều trị cần thiết nhất.
7. Hội chứng cơ hình lê 8. Gãy xươngChấn thương có thể khiến bạn đau hông bao gồm tình trạng gãy xương do chấn thương vi mô nhiều lần. Giống như gãy xương khác, cách điều trị tốt nhất là tránh tác động của việc chạy và để xương được chữa lành.
9. Chấn thương xương cụtChấn thương xương cụt thường do tác động trực tiếp lên xương cụt (phần xương cuối của xương sống). Mức độ nghiêm trọng của chấn thương này có thể từ bầm tím đến gãy xương. Hầu hết chấn thương xương cụt có thể tự chữa lành trong thời gian nhất định.
10. Hội chứng ITBHội chứng dải chậu – chày hay còn gọi là hội chứng ITB là nguyên nhân của tình trạng đau đầu gối và đau hông ở vận động viên. Một cơn đau dai dẳng hoặc cấp tính phía ngoài hông có thể mạnh hơn khi chạy bộ, khi leo xuống cầu thang hay khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng. Dải chậu – chày chủ yếu đóng vai trò như một bộ phận giữ cố định trong khi chạy bộ và có thể bị ảnh hưởng xấu do sử dụng quá mức.
Đăng bởi: Vịnh Nguyễn
Từ khoá: 10 tác nhân phổ biến khiến bạn đau hông khi tập luyện
Nguyên Nhân Đau Đầu Khi Tập Yoga Và Cách Khắc Phục
Yoga có tác dụng giảm đau là điều ai cũng được nghe nói, thế nhưng nhiều người lại chia sẻ rằng họ cảm thấy đau đầu khi tập yoga. Vậy nguyên nhân đau đầu là do đâu?
Yoga là bộ môn rèn luyện sức khỏe cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ. Bộ môn này có sự kết hợp giữa việc tập các tư thế thế, các bài tập thở và thiền. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng yoga có thể mang lại nhiều tác dụng to lớn đối với cả thể chất và tinh thần.
Tập yoga bị đau đầu có phải là vấn đề thường gặp?Yoga rất hữu ích trong việc điều trị chứng đau đầu và đau nửa đầu. Cụ thể, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng yoga có thể giúp bạn:
Giảm căng thẳng
Cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn sẽ ngủ ngon và sâu hơn.
Cải thiện dáng đứng
Giảm đau nhức về cơ xương khớp
Dù yoga có tác dụng giảm đau đầu nhưng bạn vẫn có thể bị đau đầu khi tập. Đã có rất người chia sẻ rằng họ gặp phải tình trạng này trong hoặc sau buổi tập.
Nguyên nhân đau đầu khi tập yoga Mất nướcMất nước là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn uống nước ít hơn nhu cầu của cơ thể. Đổ mồ hôi có thể làm tăng nguy cơ mất nước. Do đó, bạn sẽ có nguy cơ bị mất nước cao hơn nếu tập yoga trong thời tiết nóng bức hoặc thực hiện các động tác mạnh. Ngoài đau đầu, khi bị mất nước, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như:
Mệt mỏi
Khát nước thường xuyên
Chóng mặt, đặc biệt là khi đứng lên
Nước tiểu có màu vàng sẫm
Đi tiểu ít hơn bình thường
khô miệng
Cáu gắt.
Đói bụngMất nước là nguyên nhân gây đau đầu khi tập yoga phổ biến nhất.
Cơ thể bạn cần glucose để cung cấp năng lượng. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình tập luyện, kể cả yoga. Nếu bạn không ăn trước khi tập yoga, lượng đường trong máu có thể giảm xuống quá thấp. Đường huyết thấp có thể gây ra đau đầu và các triệu chứng như:
Khó tập trung
Tầm nhìn bị nhòe
Đổ mồ hôi
Buồn nôn
Tập sai kỹ thuậtCũng giống như các loại hình thể dục khác, tập yoga cũng đòi hỏi bạn phải hiểu rõ kỹ thuật tập luyện để ngăn ngừa đau nhức và chấn thương. Tập yoga sai kỹ thuật có thể làm căng các cơ gần cổ và đầu. Hậu quả là bạn có thể bị đau đầu và khó chịu ở những khu vực xung quanh.
Tư thế đảo ngượcNếu bạn hay bị đau đầu, việc thực hiện các tư thế đảo ngược có thể kích hoạt và làm các cơn đau đầu trở nên trầm trọng hơn.
Thở không đúng cáchTrong quá trình tập yoga, đôi lúc, bạn sẽ nín thở mà không hề nhận ra. Điều này có thể xảy ra khi bạn đang cố gắng tập trung vào một tư thế nào đó. Thở không đúng cách hoặc thở nông có thể khiến lượng oxy lưu thông đến cơ và não không đủ. Hậu quả là bạn có thể bị đau đầu và căng cơ.
Tập luyện quá sứcYoga là bộ môn rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu bạn chưa quen với việc tập luyện hoặc đột ngột chuyển sang tập các động tác nâng cao, cơ thể bạn đôi lúc sẽ rơi vào tình trạng làm việc quá sức và điều này có thể dẫn đến đau đầu.
Ánh sáng quá mạnhTrong quá trình tập, nếu để đèn quá sáng có thể bị đau đầu hoặc đau nửa đầu trong quá trình tập. Ngoài ra, nếu bạn tập dưới ánh nắng chói chang thì cũng rất dễ bị do thời tiết nóng bức.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau đầu khi tập yoga? Cung cấp đủ nước cho cơ thểUống đủ nước có thể giúp giảm nguy cơ bị đau đầu khi tập do mất nước nhẹ hoặc trung bình. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt, trước và sau khi tập yoga, bạn sẽ cần uống nhiều nước hơn. Nếu bạn tập các loại hình yoga sau, việc uống nước là cực kỳ quan trọng:
Yoga nóng
Yoga có nhịp độ nhanh như vinyasa
Tập yoga trong thời tiết nóng
Tập yoga dưới ánh nắng mặt trời
Ăn nhẹ trước khi tậpTrước khi đến lớp tập yoga, bạn hãy ăn một bữa ăn nhẹ để có đủ năng lượng trong suốt buổi tập
Sinh tố
bánh mì nguyên hạt với bơ hạnh nhân
Chuối
Sữa chua Hy Lạp và trái cây
Tập với giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp để được hướng dẫn kỹ thuật tập luyệnĐể tránh gặp phải cảm giác khó chịu, bạn tham gia một lớp học yoga để được hướng dẫn trực tiếp. Nếu không có thời gian tham gia các lớp học tại trung tâm, bạn có thể tải chúng mình về máy và kết nối với giáo viên dạy yoga của chúng tôi. Giáo viên của chúng mình sẽ hướng dẫn bạn tập luyện một cách chi tiết nhất nhưng bạn vẫn có thể linh động về mặt thời gian.
Tránh tập các tư thế đảo ngượcNếu hay bị đau đầu, bạn nên tránh tậ các tư thế đảo ngược như:
Tư thế chó cúi mặt
Tư thế cây cầu
Tư thế cá heo
Tư thế trồng chuối
Hít thở sâuHít thở sâu là một phần quan trọng của yoga. Trong quá trình tập, bạn hãy cố gắng hít vào và thở ra nhịp nhàng. Bạn càng thở nhiều và thở càng sâu, thì lượng oxy đến cơ và não sẽ càng nhiều.
Tập luyện từ từCố gắng đừng vội vàng hoặc ép bản thân làm những điều không thoải mái. Hãy lắng nghe cơ thể. Theo thời gian, bạn có thể tăng tần suất và độ khó trong các buổi tập yoga.
Cố gắng đừng vội vàng hoặc ép bản thân làm những điều không thoải mái
Tránh để đèn quá sángĐừng tập yoga trong phòng có ánh sáng quá mạnh hoặc chói. Nếu thích tập yoga ngoài trời, hãy tập vào sáng sớm hoặc chiều tối khi ánh nắng không quá mạnh. Hoặc tìm một nơi râm mát để tránh bị ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Khi nào bạn nên đi khám?Đa phần, các cơn đau đầu sẽ tự biến mất mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, đôi khi đau đầu có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó. Nếu có các dấu hiệu sau, bạn hãy đi khám ngay:
Đau đột ngột hoặc dữ dội
đau đầu kéo dài hơn 72 giờ
Đau đầu tái phát
Đau đầu sau chấn thương yoga
Nôn mửa
Cổ cứng
Sốt trên 39 độ C
Lú lẫn
Mất ý thức
Đăng bởi: Thuận Văn
Từ khoá: Nguyên nhân đau đầu khi tập yoga và cách khắc phục
5 Nguyên Nhân Nhiễm Trùng Máu Phổ Biến Bạn Nên Biết
Bệnh nhiễm trùng máu là gì?
Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi cơ thể bị nhiễm trùng. Sự xâm nhập của vi khuẩn kích thích hệ miễn dịch tiết ra các chất chống lại chúng nhưng nếu phản ứng này mất kiểm soát sẽ gây tổn thương các cơ quan bình thường, dẫn đến trình trạng viêm lan rộng khắp cơ thể.
Ngoài ra, các phản ứng dây chuyền của nhiễm trùng máu có thể hình thành cục máu đông trong mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận.
Nhiễm trùng máu có 3 giai đoạn:
Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây viêm.
Nhiễm trùng máu nặng: Tình trạng nhiễm trùng và viêm nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan.
Sốc nhiễm trùng: Biến chứng nghiêm trọng gây tụt huyết áp đáng kể, có thể dẫn đến các biến chứng khác như rối loạn chức năng đa cơ quan, suy hô hấp, suy tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Vì đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên nhiễm trùng máu cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hoá – gan mật gây ra một số tình trạng bệnh lý trước khi bệnh phát triển nhiễm trùng máu. Điểm chung của các bệnh lý này là nếu không được điều trị, các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) sẽ đi qua thành cơ quan vào đường máu, gây viêm lan rộng đến các vùng khác. Một số bệnh đường tiêu hoá có thể gây nhiễm trùng huyết như:
Viêm ruột thừa;
Các vấn đề đường ruột;
Viêm phúc mạc;
Nhiễm trùng túi mật, nhiễm trùng gan.
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá, mọi người nên sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, ăn uống hợp vệ sinh, bổ sung lợi khuẩn và các sản phẩm hỗ trợ tiêu hoá.
Các bệnh nhiễm trùng đường hệ tiêu hoá – gan mật có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết
Viêm màng não và viêm tuỷ có nguyên nhân xuất phát từ sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc nấm. Viêm màng não, viêm tuỷ do vi khuẩn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều di chứng nguy hiểm, trong đó có nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tổn thương, có nguy cơ cao mắc các vi khuẩn gây viêm màng não, đồng thời cũng dễ gặp phải nhiễm trùng máu do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.
Đây là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn, do đó cần tiêm vaccine đầy đủ cho trẻ em và người lớn để phòng ngừa bệnh và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng.
Viêm màng não, viêm tuỷ do vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng máu
Viêm phổi là tình trạng viêm và có dịch trong phổi do nhiễm vi khuẩn, vi rút, hoặc nấm gây ra. Viêm phổi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiễm trùng máu, đặc biệt là viêm phổi mắc tại cộng đồng (Community – acquired pneumonia – CAP). Viêm phổi cộng đồng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan sang người do tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi.
Viêm phổi có thể gây viêm cục bộ và toàn thân, dẫn đến rối loạn phản ứng miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí là nhiễm trùng máu nặng và sốc nhiễm trùng.
Vì viêm phổi là bệnh truyền nhiễm, có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu nên mọi người cần chú ý có biện pháp bảo vệ sức khoẻ như tiêm vaccine, vệ sinh vùng tai mũi họng, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, dùng các sản phẩm bổ phế, hô hấp,…
Viêm phổi là một nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng máu
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua các vết thương hở trên da hoặc tại các vị trí đặt ống thông y tế. Do đó, nhiễm trùng máu có khả năng xảy ra hậu phẫu thuật, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm gặp.
Ngoài ra, bệnh viêm mô tế bào cũng là nguyên nhân khởi phát của nhiễm trùng máu. Đây là một bệnh khá phổ biến, có biểu hiện là nhiễm khuẩn cấp tính dưới da. Như các bệnh khác, biến chứng của bệnh này do số lượng vi khuẩn di chuyển vào máu và gây viêm tại các cơ quan của cơ thể.
Các bệnh nhiễm trùng da có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có khả năng phát tán vi khuẩn vào máu
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩNhiễm trùng máu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng bạn có thể dựa vào một số biểu hiện sau đây:
Tăng nhịp tim hoặc giảm nhịp đập
Sốt, run rẩy, cảm thấy lạnh
Nhầm lẫn, mất phương hướng
Hụt hơi
Đau, khó chịu
Đổ mồ hôi nhiều
Nhiễm trùng máu là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn hoặc người thân mắc các bệnh viêm hoặc nhiễm trùng nhưng lâu ngày không cải thiện hoặc trở nặng hơn, hãy đến bệnh viện để kịp thời chẩn đoán và chữa trị.
Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng khẩn cấp y tế, không nên chủ quan
Chẩn đoán
Xét nghiệm cấy máu: kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn trong máu.
Xét nghiệm máu: để kiểm tra chức năng gan, thận, các vấn đề về đông máu và chất điện giải.
Xét nghiệm mức độ oxy trong máu
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm hình ảnh: XQuang hoặc chụp CT.
Xét nghiệm cấy máu giúp nhận biết vi khuẩn trong máu
Các địa điểm khám uy tínNếu bạn hoặc người thân muốn được chẩn đoán và tư vấn chuyên môn về nhiễm khuẩn huyết, bạn có thể đến Trung tâm Xét nghiệm máu
Advertisement
TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược chúng tôi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Cách chữa chảy máu cam (chảy máu mũi) tại nhà an toàn ai cũng nên biết
Biện pháp khắc phục bệnh chảy máu kéo dài
Nguồn: Healthline, MedlinePlus
Bật Mí 4 Nguyên Nhân Hạ Canxi Máu Phổ Biến Bạn Nên Biết
Nguyên nhân hạ canxi máu có thể rất đa dạng, bài viết này đề cập đến 4 nguyên nhân phổ biến là:
Suy tuyến cận giáp.
Bệnh giả suy tuyến cận giáp.
Thiếu vitamin D.
Bệnh thận.
Nguyên nhân hạ canxi máu – Suy tuyến cận giápSuy tuyến cận giáp đặc trưng bởi tình trạng giảm canxi và tăng phosphat máu. Tình trạng này thường là kết quả của việc thiếu hormone tuyến cận giáp (PTH).
Thiếu hormone PTH có thể xảy ra trong các rối loạn tự miễn dịch hoặc sau khi cắt bỏ hoặc tổn thương tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Biểu hiện của hạ canxi máu thường bắt đầu khoảng 24 – 48 giờ sau phẫu thuật tuyến giáp. Nhưng có thể xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Tình trạng thiếu hụt PTH phổ biến hơn sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp vì ung thư hoặc do phẫu thuật tuyến cận giáp.
Giảm năng tuyến cận giáp giả (Pseudohypoparathyroidism)Đây là một bệnh hiếm của nhóm bệnh rối loạn nội tiết. Tình trạng này đặc trưng bởi chức năng thận bình thường nhưng cơ thể lại đề kháng với PTH.
Các triệu chứng của bệnh là hạ canxi máu, tăng phospho máu và tăng nồng độ PTH trong huyết thanh.
Giảm năng tuyến cận giáp giả được chia thành những loại nhỏ hơn. Gồm 1A, 1B, 1C, 2 và giả giả suy cận giáp (pseudopseudohypoparathyroidism – PPHP). Trong đó, loại 1A là phổ biến nhất, chiếm 70% các trường hợp mắc bệnh này.
Thiếu vitamin D – nguyên nhân hạ canxi máuVitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của canxi.
Thiếu vitamin D có thể do chế độ ăn uống không đủ chất hoặc giảm hấp thu do bệnh gan mật hoặc kém hấp thu ở ruột.
Hoặc cũng có thể là kết quả của sự thay đổi trong chuyển hóa vitamin D khi dùng một số loại thuốc (ví dụ, phenytoin, phenobarbital, rifampin).
Thiếu vitamin thường gặp ở những người ở nhà nhiều, hoặc người sống ở vùng cao vì họ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – nguồn vitamin D tự nhiên dồi dào.
Tuy nhiên, không nên tăng cường phơi nắng vì nguy cơ ung thư da sẽ đáng lo ngại hơn. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách bổ sung các viên uống vitamin D.
Bệnh thậnBệnh thận là một trong nhiều nguyên nhân hạ canxi máu. Đặc biệt là các bệnh lý về ống thận có thể gây hạ canxi máu nghiêm trọng. Do thận mất canxi bất thường và giảm chuyển hóa vitamin D thành hoạt chất vitamin D3.
Suy thận có thể dẫn đến giảm sự hình thành vitamin D3 do:
Tổn thương tế bào thận trực tiếp.
Ức chế 1-alpha-hydroxylase (cần thiết cho việc chuyển đổi vitamin D) do tăng phosphat máu.
Một số nguyên nhân khác gây hạ canxi máu là:
Giảm magiê máuGiảm magie máu có thể gây ra sự thiếu hụt tương đối hormone PTH và sự đề kháng của cơ quan đích đối với tác động của PTH.
Nồng độ magiê trong huyết thanh <1,0 mg / dL (<0,5 mmol/L) được gọi là hạ magie máu.
Giảm protein huyết tươngHạ canxi máu do giảm liên kết với protein thường không có triệu chứng. Vì canxi ion hóa không thay đổi nên thực thể này được gọi là hạ canxi máu ngẫu nhiên.
Tăng phosphat máuTăng phosphat máu gây hạ canxi máu do các cơ chế chưa được hiểu rõ. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân suy thận.
Sử dụng tác nhân phóng xạSử dụng các tác nhân điều khiển phóng xạ có chứa chất ion chelat hóa trị hai là ethylenediaminetetraacetate (EDTA) có thể làm giảm nồng độ canxi ion hóa khi tổng nồng độ canxi trong huyết thanh không thay đổi.
Hạ canxi máu do thuốcMột số thuốc như: thuốc chống co giật, rifampin làm thay đổi chuyển hóa của vitamin D. Các loại thuốc trong điều trị tăng canxi máu cũng có thể làm hạ canxi quá mức.
Một số nguyên nhân hiếm gặp khác như:
Sốc nhiễm trùng. Do ức chế giải phóng PTH và giảm chuyển đổi 25(OH)D thành 1,25(OH)2D.
Sử dụng các chất điều khiển phóng xạ có chứa ion chelat hóa trị hai là ethylenediaminetetraacetate (EDTA) làm giảm nồng độ canxi ion hóa trong khi tổng nồng độ canxi trong huyết thanh không thay đổi.
Nếu hạ canxi máu mức độ nhẹ có thể không ghi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng trường hợp hạ canxi nặng có thể có một số triệu chứng:
Cảm giác tê bì, dị cảm, ngứa ran ở bàn tay, bàn chân.
Chuột rút, co thắt cơ.
Móng tay dễ bị gãy.
Khó thở, thở khò khè.
Co giật (triệu chứng nghiêm trọng).
Rối loạn nhịp tim, cơ tim.
Mệt mỏi, rối loạn tâm thần: lo lắng.
Không phải tất cả các trường hợp đều có những triệu chứng hạ canxi này. Có trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên cũng có trường hợp triệu chứng nặng có thể đe dọa tính mạng.
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân hạ canxi máu.
Hạ canxi máu không triệu chứng thường tự hồi phục mà không cần điều trị. Bác sĩ sẽ quyết định việc điều trị khi có chẩn đoán hạ canxi máu.
Các phương pháp điều trị hạ canxi máu là:
Truyền canxi đường tĩnh mạch: được chỉ định đối với hạ canxi máu cấp.
Bổ sung canxi đường uống.
Điều trị bệnh nền: đối với hạ canxi máu có bệnh nguyên trước đó.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được một số nguyên nhân hạ canxi máu. Nguyên nhân gây giảm canxi rất đa dạng. Do đó, khi nhận thấy bất cứ triệu chứng nào của cơn hạ canxi cấp, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời cũng như tìm nguyên nhân chính xác.
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Xóc Hông Khi Chạy Bộ
Xóc hông là tình trạng bị đau thắt tại vùng hông, bụng trong khi chúng ta đang vận động. Tuỳ theo từng đối tượng và cách thức luyện tập mà các cơn đau này có thể ngắn hay dài, xảy ra không giống nhau. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bị xóc hông và cần xử lý như thế nào khi gặp tình trạng này?
Do ăn hoặc uống nước quá nhiều trước khi chạy bộ, chạy ngay sau khi ăn
Khi bạn ăn hoặc uống, hệ tiêu hóa phải làm việc để tiêu hóa những loại thức ăn này, quá trình này diễn ra thuận lợi cần cơ thể cung cấp một lượng máu. Ngay trong lúc đó mà bạn tiến hành chạy bộ thì các cơ quan khác cũng đòi hỏi một lượng máu lớn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến hệ tiêu hóa bị thiếu máu, các cơ hoành co thắt không đều nên dễ bị xóc hông trong quá trình chạy bộ.
Không tiến hành khởi động kỹ trước khi vận động
Như chúng ta cũng đã biết thì các vận động viên trước khi thực hiện các bài tập đều tiến hành khởi động rất kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp cho các nhóm cơ của cơ thể được kích thích, co giãn trước khi vào bài tập. Nếu trước khi chạy, bạn không tiến hành khởi động mà thực hiện ngay sẽ dễ gây ra tình trạng xóc hông do các cơ hoành chưa quen với cường độ hoạt động mạnh ngay lập tức.
Thở không đúng cách
Việc hít thở tác động rất lớn đến tăng sức bền trong khi chạy bộ. Tuy nhiên, nếu hít thở không đúng sẽ gây những cơn đau xóc hông dữ dội. Nguyên nhân là khi mới bắt đầu chạy thì phổi chưa quen với việc tăng nhịp thở một cách đột ngột, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho quá trình vận động, trong tình huống này não bộ sẽ điều khiển cho cơ thể tăng cường hấp thụ oxy bằng cách tăng nhịp thở nhiều hơn bình thường. Và việc này cũng gây sức ép rất lớn lên cơ hoành, cơ này sẽ co thắt liên tục để đáp ứng đầy đủ số lượng nhịp thở. Đây cũng là nguyên nhân ngay ra những cơn xóc hông với đau dữ dội.
Chạy bộ không đúng thư thế
Trong khi chạy bộ thì phần hông của chúng ta phải chịu áp lực rất lớn. Và khi chạy không đúng tư thế thì áp lực này lại càng cao hơn bình thường. Khi áp lực quá cao ép vào cơ hoành sẽ gây ra tình trạng bị xóc hông, trường hợp thường gặp ở những người mới tập chạy hay những người tự tập luyện nhưng sai kỹ thuật.
Vận động quá sức khi chạy bộ
Trong quá trình chạy bộ thì não bộ của chúng ta sẽ thực hiện việc điều chỉnh để thở gấp hơn giúp cung cấp nhiều oxy cho cơ thể, các cơ hoành cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hít thở của cơ thể. Khi bạn vận động quá sức trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ hoành phải hoạt động với cường độ cao. Và khi hoạt động với cường độ cao sẽ khiến cho chúng ta bị co thắt ở vùng hông nên dẫn đến tình trạng bị xóc hông.
Cách xử trí khi bị xóc hôngHiện tại, chưa có một phương pháp hoặc thuốc nào đặc trị cho việc bị xóc hông. Tuy nhiên có một số lưu ý giúp giảm bớt những cơn đau này mà bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
– Trong trường hợp bị xóc hông do vận động với thời gian dài thì bạn nên vươn cánh tay ra sau gáy theo hướng cùng phía với phần hông bị đau, động tác này có tác dụng giúp cho cơ hoành và các nhóm cơ khác được kéo giãn và sẽ giảm được những cơn đau bị co thắt. Nếu sau khi làm cách trên mà tình trạng xóc hông không thuyên giảm thì bạn cần chạy chậm lại, sau đó chuyển dần sang đi bộ và hít thở nhẹ nhàng.
– Trong trường hợp cơn đau quá dữ dội thì bạn hãy dừng chạy và thực hiện ngay việc gập thân theo hướng ngược lại của phần bị đau, thực hiện như thế trong khoảng 30 giây đến 1 phút.
Cách phòng tránh bị xóc hông
– Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi chạy bộ đó chính là khởi động kỹ lưỡng trước khi chạy trong vòng 5-10 phút. Việc khởi động này sẽ giúp cho các nhóm cơ được làm nóng và quen dần với quá trình vận động từ nhẹ nhàng sang mạnh. Hãy thực hiện khởi động với những động tác lắc hông, ép dẻo sẽ giúp cơ hoành không bị co thắt đột ngột gây nên tình trạng xóc hông.
– Việc chạy bộ đúng tư thế cũng được xem là cần thiết để phòng tránh xóc hông. Một tư thế chuẩn khi chạy bộ đó là: phần đầu và thân mình cần được giữ thẳng tự nhiên; phần lưng và vai cũng cần cần phải giữ thẳng; thả lỏng tất cả các cơ khi chạy để quá trình chạy được thoải mái nhất. Về phần bàn chân thì trong quá trình chạy nên đặt toàn bộ bàn chân xuống đất rồi khi nâng lên bắt đầu từ gót cho đến mũi chân. Một điều lưu ý là sau khi kết thúc quá trình chạy bộ bạn nên đi bộ, vận động động nhẹ nhàng tuyệt đối không được dừng lại một cách đột ngột. Việc dừng lại đột ngột sẽ khiến cho tim gặp ảnh hưởng rất lớn.
Advertisement
– Một trong những nguyên nhân dẫn đến bị xóc hông đó chính là nhịp thở không đúng. Vì vậy bạn nên thay đổi kiểu hít thở để giảm bớt triệu chứng của những cơn đau này, nên hít sâu bằng mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng, cách hít thở này sẽ giúp cho phổi có thể tiếp nhận được nhiều không khí hơn. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực hoạt động cho cơ hoành nên tình trạng xóc hông cũng giảm đi đáng kể.
– Một điều đáng lưu ý nữa đó chính là bạn không nên chạy bộ ngay sau khi ăn hoặc uống nước quá nhiều. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế là bạn nên tiến hành tập luyện sau khi ăn khoảng 2 tiếng là tốt nhất. Vì lúc này quá trình tiêu hóa đã được thực hiện ổn định, nên quá trình vận động cũng thuận lợi hơn tránh được tình trạng bị xóc hông.
Acro Yoga Là Gì? 7 Điều Bạn Nên Biết Trước Khi Bắt Đầu Tập Luyện
Rất có thể bạn đã thấy một vài học viên thực hành Acro Yoga ở xung quanh sau giờ học hoặc xem Acro Yoga trong một vài video trực tuyến. Có lẽ bạn đã nhìn thấy một số bức ảnh hoành tráng trên một tạp chí yoga gồm hai thiền sinh đang cười và giữ thăng bằng trên bàn chân hoặc bàn tay của nhau trong một vị trí kỳ lạ.
Có lẽ, khi nhìn thấy điều này, bạn đã tự nghĩ: “Điều đó là không thể! Tôi không bao giờ có thể làm điều đó.”
Tôi sẽ cho bạn biết một bí mật nhỏ: Có, bạn có thể!
Giống như bất kỳ hoạt động thể chất nào khác, yoga hay nói cách cách khác, Acro Yoga là một loại hình tập luyện vừa đơn giản vừa phức tạp. Hành trình của tôi đã bắt đầu với thể dục dụng cụ hay nghệ thuật xiếc.
Khi thực sự chấp nhận thực hành Acro Yoga, tôi đã thực sự hiểu và đánh giá cao về yoga, qua đó, cuộc sống tôi đã được đào sâu với niềm đam mê và lòng biết ơn to lớn. Cho dù bạn đã thử hay chưa, hãy cứ vui vẻ tận hưởng những lời khuyên sau đây như một hướng dẫn cho con đường xây dựng niềm tin … trong cơ thể, cộng đồng và phước lành thực sự của mối quan hệ đối tác thiêng liêng.
Acro Yoga là gì ?Acro Yoga là sự kết hợp yoga, nghệ thuật chữa bệnh (xoa bóp của Thái Lan) và nhào lộn. Thật tốt khi để mọi thứ hòa hợp với nhau, ngay cả khi nó có vẻ như là một công thức kỳ lạ. Tất cả 3 cách thực sự cân bằng lẫn nhau. “Acro Yoga pha trộn trí tuệ của yoga, sức mạnh năng động của nhào lộn và lòng nhân ái của nghệ thuật chữa bệnh. Ba yếu tố này tạo thành nền tảng của một thực hành nuôi dưỡng niềm tin, sự vui tươi và cộng đồng.”. Ai có thể nói không với điều đó?
1. Bạn không cần một đối tác để tìm kiếm sự hợp tácBạn đang nghĩ làm sao để có thể bay một mình? Không phải lo lắng, bạn sẽ tìm thấy ai đó giúp bạn điều này khi bạn đến phòng! Mặc dù bạn được chào đón để được tập luyện với một đối tác tốt, nhưng thỉnh thoảng vẫn cần phải nhiều kiến thức để thực hiện được nó.
Thực hành dựa trên đối tác này phát triển các kỹ năng để bạn làm việc với nhiều người … bất kể tính cách, hình dáng, kích thước hoặc kỹ năng.
2. Acro Yoga dành cho mọi ngườiBạn không cần phải là một vận động viên thể dục bậc thầy, hoặc một vận động viên chuyên nghipeej. Nếu bạn không thể làm các tư thế handstand (chống chuối), hoặc thậm chí là không thể chạm vào ngón chân của bạn? Không thành vấn đề.
Acro Yoga là một thực hành của mang tính bền vững, không chớp nhoáng. Bạn sẽ học cách xây dựng các khối cơ cần thiết để thực hiện bất kỳ kỹ năng vật lý nào đưa bạn lên tầm cao mới.
3. Kích thước không phải là vấn đềBạn có thể nghĩ rằng những người lớn sẽ có nhiệm vụ nâng, và những người nhỏ bé làm nhiệm vụ flyer. Thực tế không hẳn vậy. Acro Yoga không thách thức trọng lực mà tôn vinh nó. Kỹ thuật quan trọng hơn sức mạnh.
Bạn sẽ nhanh chóng học được rằng cơ bắp mệt mỏi trong khi xương thì không – cho dù là nâng một người nào đó trên đầu của bạn đi nữa, đổ trọng lượng qua tay để chữa lành hoặc đối trọng với ai đó gấp đôi kích thước của bạn.
4. Người ta phải cho đi để nhận được và ngược lạiLần cuối bạn để người khác di chuyển bạn là khi nào? Một lớp Acro Yoga tốt tạo ra một khu vực an toàn trong đó người tham gia tìm hiểu nghệ thuật cho phép di chuyển.
Tùy thuộc vào tài liệu được dạy, điều này có thể có nghĩa là tham gia tổng thể, giải phóng hoàn toàn, hoặc tuỳ thuộc vào mức độ của cả hai.
Mọi người trong lớp đều trải qua cùng một trải nghiệm. Khi bạn học cách hỗ trợ người khác, cuối cùng bạn cho phép mình được hỗ trợ. Đây là một nền tảng của niềm tin: kiểm soát bằng cách cho đi.
5. Có được những gì bạn cần bằng cách nói ra những gì bạn muốnKhông giống như thực hành một mình, chúng ta dành nhiều thời gian tự nghĩ trong đầu, công việc của kết hợp bắt nguồn sâu sắc từ kinh nghiệm được chia sẻ. Ngoài việc mài giũa kỹ năng chia sẻ một bài tập thể chất, Acro Yoga giúp phát triển giao tiếp bằng lời nói cởi mở, trực tiếp và từ bi với bất kỳ ai chúng ta kết hợp.
Hãy thử cho ai đó chỉ dẫn trong khi trong tư thế handstand. Lên trở thành xuống. Trái trở thành phải. Mọi thứ có thể bị xáo trộn khi học đảo ngược đời sống asana trên ấm trà. Cùng nhau làm việc hoặc tan vỡ. Là do bạn quyết định.
6. Để hiểu được một người, bạn phải thực sự trải nghiệm người đóViệc thực hành Acro Yoga được chia thành hai phần, Acrobatic (Sonar – thuộc về mặt trời) và therapeutic (Lunar – thuộc về mặt trăng).
Mỗi bên khám phá mối quan hệ giữa người di chuyển và những người được di chuyển. Trong thực tế Sonar, người tham gia học 3 vai trò khác nhau: Base (người di chuyển), Flyer (người được di chuyển) và Spotter (kiến thức về cả hai).
Phương pháp trị liệu Lunar bao gồm sự kết nối giữa chữa lành sâu sắc với lòng tốt yêu thương. Ở đây, người cho là người di chuyển và người nhận là người được di chuyển.
Cân bằng là liên kết giữa hai thái cực, vì vậy tốt nhất bạn nên khám phá thực tiễn này từ mọi phía để biết niềm đam mê thực sự của bạn nằm ở đâu.
7. Nguồn thông tin tin cậy = Cộng đồngNhững điều tuyệt vời xảy ra khi một bước ra khỏi hộp, và không phải ngẫu nhiên mà một tấm thảm yoga có hình chữ nhật. Đừng giới hạn bản thân trong thói quen mềm mại của vùng thoải mái chống trượt này.
Acro Yoga tạo ra một cảm giác hữu hình của những người đồng môn và sự ca ngợi mà khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.
Hãy nhớ rằng, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn muốn bạn bay cao như thế nào hoặc bạn muốn tận hưởng quá trình đến vị trí đó chậm như thế nào. Có thể những lời khuyên này sẽ giúp bạn thực hành nhiều hơn hoặc truyền cảm hứng cho bạn để thử nó … với tình yêu, ánh sáng và sự đuổi theo nó.
Video về Acro Yoga
Đăng bởi: Tôi Là Tôi
Từ khoá: Acro Yoga là gì? 7 điều bạn nên biết trước khi bắt đầu tập luyện
Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Tác Nhân Phổ Biến Khiến Bạn Đau Hông Khi Tập Luyện trên website Yvju.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!